Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 1, 2
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Có hiểu biết bước đầu về thể loại truyền thuyết
- Hiểu được quan niệm của người Việt cổ về truyền thống dân tộc.
- Hiểu được những nét chính về nghệ thuật của truyện
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức :
- Khái niệm thể loại truyền thuyết
- Nhân vật, sự kiện cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu.
- Bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kì dựng nước
2. Kĩ năng :
- Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết
- Nhận ra những sự việc chính của truyện
- Cảm nhận được những nét đẹp về các chi tiết tưởng tượng kỳ ảo của truyện
3. Thái độ : Giáo dục học sinh lòng tự hào dân tộc, biết tôn vinh nòi giống Rồng Tiên.
ích, vấn đáp, thảo luận D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1)Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số lớp 6A4................................................ 2)Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3)Bài mới: GTB:Hằng ngày, chúng ta nói với nhau, mỗi lời nói khiến ta hiểu được một điều gì, những lời nói đó ít nhất cũng là một câu. Vậy đơn vị cấu tạo nên câu là gì ? Có bao nhiêu kiểu đơn vị như thế ?. Bài học hôm nay nói về các đơn vị ấy. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY Hoạt động 1: Tìm hiểu chung - Giáo viên gọi học sinh đọc ví dụ. ? Trong ví dụ trên có tất cả mấy tiếng? - Học sinh trả lời câu hỏi - Gv nhận xét ? Ở ví dụ trên có mấy từ? (Từ 1 tiếng -Từ 2 tiếng trở lên.) ?Vậy tiếng dùng để làm gì? Từ dùng để làm gì? Hs tră lời. Gv nhận xét. ? Em hãy cho một vài ví dụ về từ 1 tiếng , từ 2 tiếng? - Giáo viên cho học sinh quan sát ví dụ và điền vào bảng cách làm. + Bước 1: Học sinh chọn lọc các từ 1 tiếng à Từ đơn. +Bước 2: Học sinh chọn từ có 2 tiếng à Từ phức: Trong các từ phức đó từ nào có quan hệ với nhau về nghĩa, từ nào có quan hệ(với nhau) láy âm giữa các tiếng. ? Từ đơn, từ phức là những từ như thế nào? Học sinh đọc ghi nhớ SGK/14 Hoạt động 2: Luyện tập Bài 1: Học sinh làm tại lớp. a/ Gọi học sinh yếu trả lời vì sao em biết. b/Gọi học sinh khá trả lời. c/Gọi học sinh trung bình trả lời. Bài 2: Học sinh làm bài tại lớp Bài 3: Giáo viên giảng từng cách kết hợp của từ bánh Bài 4: học sinh tự làm Hoạt động 3 : Hướng dẫn tự học Gv hướng dẫn Hs thực hiện I/ TÌM HIỂU CHUNG. 1. Khái niệm từ a.Ví dụ: : SGK/13 Tiếng Thần, dạy, dân, cách, trồng, trọt, chăn, nuôi, và, cách, ăn, ở Từ Thần, dạy, dân, cách, trồng trọt, chăn nuôi, và, cách, ăn ở. -> Kết luận : Tiếng là đơn vị cấu tạo từ. Từ là đơn vị nhỏ nhất dùng để đặt câu. Ví dụ: Từ 1 tiếng: ăn, ngủ Từ 2 tiếng: chăm sóc. b.Ghi nhớ :SGK/13 2.Cấu tạo từ a. Ví dụ Từ đơn Từ, đấy, nước, ta Từ phức Từ ghép Từ láy Chăn nuôi Trồng trọt Bánh chưng Bánh giầy -> Kết luận : Từ đơn là từ chỉ gồm 1 tiếng. Từ phức là từ gồm 2 hay nhiều tiếng. Từ ghép được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. Từ láy tạo ra bằng các tiếng láy âm với nhau b.Ghi nhớ: SGK/14 II. LUYỆN TẬP Bài 1/14: Bài 2/14 :Nêu quy tắc sắp xếp các tiếng trong từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc -Theo giới tính: anh em, cha mẹ.. -Theo bậc: anh em, bác cháu… Bài 3/ 14 -Cách chế biến biến: bánh rán, bánh ướt, bánh hấp. -Chất liệu làm bánh: bánh dẻo, bánh nướng, -Hình dáng của bánh: bánh tai heo, bánh cuốn thừng Bài 4/ 14 -Thút thít: tiếng khóc của người thường là trẻ em, âm thanh nhỏ thể hiện sự nghẹn ngào tủi thân và sắp ngừng khóc. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC * Bài cũ: - Tìm những từ láy miêu tả tiếng nói, dáng điệu của con người. - Tìm từ ghép miêu tả mức độ, kích thước của sự vật. * Bài mới: Xem trước bài : Từ mượn E. RÚT KINH NGHIỆM ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Tuần 1 Ngày soạn : 15/08/2014 Tiết 4 Ngày dạy: 22/08/2014 GIAO TIẾP, VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Bước đầu hiểu biết về giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt. - Nắm được mục đích giao tiếp, kiểu văn bản và phương thức biểu đạt B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ 1.Kiến thức: - Sơ giản về hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng tình cảm bằng phương diện ngôn từ: Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt, kiểu văn bản. - Sự chi phối của mục đích giao tiếp trong việc lựa chọn phương thức biểu đạt để tạo lập văn bản. - Các kiểu văn bản tự sự, miêu tả biểu cảm, lập luận, thuyết minh và hành chính công vụ. 2.Kĩ năng: - Bước đầu nhận biết về việc lựa chọn phương thức biểu đạt phù hợp với mục đích giao tiếp. - Nhận ra kiểu văn bản ở một văn bản cho trước căn cứ vào phương thức biểu đạt, - Nhận ra tác dụng cuả việc lựa chọn phương thức biểu đạt ở một đoạn văn cụ thể. 3.Thái độ: Biết ứng dụng phù hợp trong quá trình học. C. PHƯƠNG PHÁP. - Thuyết giảng, vấn đáp, thảo luận D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1)Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp 6A4 vắng:……………………. 2)Bài cũ: Ở cấp I trong phân môn TLV em đã học những kiểu bài nào? 3)Bài mới: Giới thiệu bài : Ở lớp 5, các em đã học các kiểu văn bản như : miêu tả, viết thư, kể chuyện… Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về các lọai văn bản và phương thức diễn đạt văn bản. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GHI BẢNG * Hoạt động 1: HD tìm hiểu về giao tiếp ? Khi được điểm 10, về nhà em sẽ khoe với ba mẹ như thế nào? ?Bạn của em chuyển trường vì nhớ bạn nhưng em không có điều kiện để đến thăm, em sẽ làm gì? Hs trả lời. ?Vậy khi nói chuyện với mẹ hoặc viết thư cho bạn, ta gọi đó là hoạt động giao tiếp. Vậy giao tiếp nhằm mục đích gì? Hs thực hiện trả lời. Gv nhận xét. ? Phương tiện quan trọng nhất trong giao tiếp là gì? (ngôn từ) ?Vậy em hiểu giao tiếp là gì? Cho ví dụ. *HD tìm hiểu về văn bản Cho học sinh đọc ví dụ trong SGK ? Trong ví dụ 1 phương tiện giao tiếp ngôn từ là chuỗi lời nói, chuỗi lời nói ấy đã làm cho người nghe hiểu đầy đủ trọn vẹn chưa? - Hs trả lời - Gv nhận xét, kết luận ? Câu ca dao sáng tác nhằm mục đích gì? Trong ví dụ 1, 2, đảm bảo yêu cầu của một văn bản. Vậy văn bản là gì? - Hs trả lời - Gv nhận xét, kết luận * Tìm hiểu các kiểu văn bản ? Có bao nhiêu kiểu văn bản? Mục đích giao tiếp của chúng như thế nào? *Cho học sinh làm bài tập *Hoạt động 2: Luyện tập Bài 1:Xác định phương thức biểu đạt. Bài 2: Học sinh về nhà làm Bài 3 : Học sinh làm ở nhà *Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà : - Tìm ví dụ cho mỗi phương thức biểu đạt, kiểu văn bản. - Xá định phương thức biểu đạt của các văn bản tự sự đã học. Bài mới: Xem trước “ Tìm hiểu chung về văn tự sự” I/ TÌM HIỂU CHUNG 1) Giao tiếp: a. Khái niệm: Là hoạt động truyền đạt tư tưởng, tình cảm và tiếp nhận thông tin bằng phương tiện ngôn từ. Ví dụ: -Quân: cho Lan mượn vở toán của bạn nhé! -Hiền: Ừ, cậu lấy đi. à Giao tiếp. b. Ghi nhớ / SGK 17 2) Văn bản: VD : Ai ơi giữ chí cho bền Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai. Chủ đề : Con người cần bền chì mặc cho người thay đổi . Liên kết : Theo trình tự hợp lý có vần điệu ( bền – nền ). Mục đích giao tiếp : khuyên người ta nên bền chí. -> Có chủ đề, có liên kết mạch lạc văn bản. Là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất có liên kết mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp 3 ) Các kiểu văn bản: -Tự sự: truyện Con Rồng, cháu Tiên. -Miêu tả: tả con đường làng em. -Biểu cảm. -Nghị luận -Thuyết minh. -Hành chính *Ghi nhớ: SGK/ 17 II.LUYỆN TẬP: Bài 1/17,18. a… Tự sự b…Miêu tả c…Nghị luận d…Biểu cảm e…Thuyết minh Bài 2/18: Học sinh về nhà làm. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC * Bài cũ: - Tìm ví dụ cho mỗi phương thức biểu đạt, kiểu văn bản. - Xá định phương thức biểu đạt của các văn bản tự sự đã học. * Bài mới: Xem trước “ Tìm hiểu chung về văn tự sự” E. RÚT KINH NGHIỆM ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tuần 2 Ngày soạn :22/08/2014 Tiết 5, 6 Ngày dạy: 26/08/2014 Văn bản: THÁNH GIÓNG (Truyền thuyết) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nắm được nội dung chính và đặc điểm nổi bật về nghệ thuật của truyền thuyết “ Thánh Gióng” B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức: - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước. - Những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha ta được kể trong một tác phẩm truyền thuyết. 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại - Thực hiện thao tác phân tích một vài chi tiết nghệ thuật kì ảo trong văn bản. - Nắm bắt tác phẩm thông qua hệ thống các sự việc được kể theo trình tự thời gian. 3.Thái độ: Biết tự hào về truyền thống đấu tranh bảo vệ đất nước ngoan cường của dân tộc. Biết nhớ đến công ơn của những người anh hùng có công với tổ quốc. C. PHƯƠNG PHÁP. - Thuyết giảng, vấn đáp, thảo luận , tranh ảnh minh hoạ D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1)Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số Lớp: 6A1……………………………………… 2)Bài cũ: - Kể lại truyện Bánh chưng bánh giầy - Nêu ý nghĩa của truyện. 3)Bài mới:GTB: Lịch sử hàng ngàn năm qua, dân tộc VN không biết bao lần đã phải đứng lên đánh giặc ngọai xâm, bảo vệ tổ quốc. Điều rất kỳ diệu là trong cuộc chiến đấu hào hùng của dân tộc, cùng với cha anh có sự tham gia dũng cảm của nhiều thế hệ thiếu niên. Người anh hùng đầu tiên cũng là người trẻ nhất trong các anh hùng: Thánh Gióng HOẠT CỦA CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * Hoạt động 1: Giới thiệu chung ? Tác phẩm viết về đề tài gì? - Hs suy nghĩ, nêu. - Gv giảng *Hoạt động 2: HD Đọc - hiểu văn bản - Giáo viên đọc mẫu, học sinh đọc tiếp - Giáo viên lưu ý học sinh cách đọc. - Học sinh tìm hiểu chú thích và giải thích một số từ khó. ? Theo em bài văn có mấy phần ? ? Nội dung chính của từng phần ? - Hs nêu - Gv kết luận ? Hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của T.G? Hs thảo luận. ? Em có nhận xét gì về hoàn cảnh ra đời của T.G? Chứng tỏ T.G là người như thế nào? - Hs trả lời. Gv bình chuyển tiết ? Em hãy cho biết cậu bé đã cất tiếng nói trong hoàn cảnh nào? Hs thảo luận và trả lời ? Gióng đòi hỏi những gì, việc Gióng đòi 3 vũ khí bằng sắt nà thể hiện ước mơ gì của nhân dân? ? Sau khi gặp sứ giả, có điều gì kỳ lạ về T.G - Hs trả lời- gv nhận xét. ? Gióng lớn nhanh như thổi là nhờ đâu? Tại sao tác giả dân gian lại chọn chi tiết cả làng nuôi Gióng? Điều đó có ý nghĩa gì? - Hs suy nghĩ
File đính kèm:
- Giao an van 6 tuan 12.doc