Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 2

.Mục tiêu cần đạt:

*KT: -Giúp học sinh hiểu thêm định nghĩa về truyền thuyết; Nội dung, ý nghĩa truyện.

*KN: -Hiểu thêm thành quả lao động trong việc xây dựng nền văn hoá dân tộc

*TĐ :- Biết xây dựng cho mình lòng yêu quí những con người lao động chân chính,tự hào về dân tộc.

B. Chuẩn bị

 - GV: Sỏch gv, sỏch gk, giỏo ỏn

 - HS: Sỏch gk, bài soạn

C.Tiến trỡnh dạy học

 1.Ổn định tổ chức.

 2. KTBC:

 + Kể diễn cảm truyện : Con Rồng cháu Tiên? Nêu ý nghĩa của truyện?

 + Chi tiết nào trong truyện làm em thích thú nhất ? Vì sao?

 3. Bài mới:

 Hoạt động 1. Giới thiệu bài:

 Hàng năm , mỗi khi tết đến xuân về, người Việt Nam chúng ta lại nhớ đến câu đối quen thuộc:

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1534 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn :
 Ngày dạy : 13/8
Tuần :1
Tiết 2:
 Bánh chưng , bánh giầy
 (HƯỚNG DẪN ĐỌC THấM )
 (Truyền thuyết)
 A.Mục tiêu cần đạt:
*KT: -Giúp học sinh hiểu thêm định nghĩa về truyền thuyết; Nội dung, ý nghĩa truyện.
*KN: -Hiểu thêm thành quả lao động trong việc xây dựng nền văn hoá dân tộc
*TĐ :- Biết xây dựng cho mình lòng yêu quí những con người lao động chân chính,tự hào về dân tộc..
B. Chuẩn bị
 - GV : Sỏch gv, sỏch gk, giỏo ỏn
 - HS : Sỏch gk, bài soạn
C.Tiến trỡnh dạy học
 1.Ổn định tổ chức.
 2. KTBC:
 + Kể diễn cảm truyện : Con Rồng cháu Tiên? Nêu ý nghĩa của truyện?
 + Chi tiết nào trong truyện làm em thích thú nhất ? Vì sao?
 3. Bài mới:
 Hoạt động 1. Giới thiệu bài:
 Hàng năm , mỗi khi tết đến xuân về, người Việt Nam chúng ta lại nhớ đến câu đối quen thuộc:
 Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
 Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh
 Bánh chưng , bánh giầy là hai thứ bánh không thể thiếu trong mâm cỗ tết của dân tộc Việt Nam.Văn bản "Bánh chưng , bánh giầy"sẽ giải thích nguồn gốc của hai thứ bánh này.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh -tìm hiểu chung.
Mục tiờu :
*KT : Truyện này thuộc nhúm TT về thời Vua Hựng dựng nước.
*KN : Nhận biết thể loại TT.
Hoạt động 3: H. dẫn HS tỡm hiểu văn bản
Mục tiờu :
*KT : Nhõn vật, sự kiện, cốt truyện trong TT. Cỏch giải thớch về 1 tập quỏn và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nụng.
*KN : Đọc- hiếu văn bản TT.Nhận ra cỏc sự việc chớnh trong truyện.
+ Đọc với giọng chậm rãi, tình cảm. Giọng vua Hùng: đĩnh đạc , chắc khoẻ; giọng nói của thần trong giấc mơ của Lang Liêu : âm vang ,xa vắng.
+ đọc diễn cảm văn bản?
 + Hãy kể lại truyện? (Yêu cầu đủ ý, mạch lạc)
+Hóy chia đoạn ( ghi chỳ vào sgk) 
+ Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào?Quan điểm và hình thức chọn người nối ngôi của nhà vua như thế nào?
+ Em hiểu "chí " ở đây có nghĩa là gì?
+ Em có nhận xét gì về quan điểm chọn người nối ngôi của vua Hùng?
Quan điểm sáng suốt, tiến bộ, coi trọng tài, trí hơn là trưởng, thứ. Thể hiện quyết tâm đời đời giữ nước và dựng nước. Chọn lễ tiên vương để các con trổ tài là việc làm có ý nghĩa bởi nó đề cao phong tục thờ cúng tổ tiên,trời đất.
+ Các lang đã làm gì để vui lòng vua cha?
+ Việc các quan đua nhau tìm lễ vật thật hậu chứng tỏ điều gì?
+ Lang Liêu khác các lang ở điểm nào?Vì sao Lang liêu là người buồn nhất?
* Như vậy,hoàn cảnh của Lang Liêu rất gần gũi với số phận các nhân vật mồ côi trong truyện cổ tích sau này.
+ Vì sao Thần chỉ mách bảo giúp riêng cho Lang Liêu?
+ Đây là chi tiết rất cổ tích,các nhân vật mồ côi,bất hạnh thường được thần , bụt hiện lên giúp đỡ mỗi khi gặp khó khăn.Thần mách bảo Lang Liêu điều gì?Có điều gì thú vị trong lời mách bảo đó?
+ Lang Liêu đã làm gì để thực hiện lời thần mách bảo? Qua đó em hiểu thêm gì về Lang Liêu?
+ Đọc doạn cuối truyện,cho biết tại sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua chọn tế trời đất, Tiên Vương?
+ Chi tiết vua nếm bánh và ngẫm nghĩ rất lâu có ý nghĩa gì?
+ Lời nói của vua gợi cho em suy nghĩ gì?
+ Theo em,Lang Liêu được nối ngôi có xứng đáng không? Vì sao?
Hoạt động4: Hướng dẫn HS thực hiện phần tổng kết.
Mục tiờu :
*KT :Nắm được nghệ thuật và nội dung của truyện.
*KN :Nhớ được cỏc sự việc chớnh mang búng dỏng ụng cha.
+ Truyền thuyết "Bánh chưng, bánh giầy" có ý nghĩa gì?
+ Tại sao nói "Bánh chưng , bánh giầy"là truyền thuyết tiêu biểu?
+ Đọc phần ghi nhớ SGK.
Hoạt động 5: H/d luyện tập .
+ Em hãy cho biết ý nghĩa của phong tục ngày tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy?
+ Đọc truyện này em thích nhất chi tiết nào?Vì sao?
- Đọc chỳ thớch ( * ) bài Con Rống…
- Nghe hướng dẫn
- Đọc diễn cảm văn bản.
-Vua đã già, giặc ngoài đã dẹp yên,thiên hạ đã thái bình,nhà vua có tới 20 người con
-Tiêu chuẩn: Nối được chí vua (không nhất thiết là con trưởng)
-Hình thức: thử tài (ai làm vừa ý vua sẽ được nối ngôi)
- ý chí, tài , đức.
- Quan điểm tiến bộ so với đương thời. Không theo thông lệ- người nối ngôi phải nối chí vua, có tài,đức để kế tục sự nghiệp vua cha.
-> Nghe
- Các lang đua nhau làm cỗ thật hậu để dâng vua.
- Các lang đã suy nghĩ theo kiểu thông thường, không thấu đáo, cho rằng ai chẳng vừa lòng với lễ vật quí hiếm. Đây là cuộc đua tài tìm người giỏi,cũng biểu hiện cuộc đua tranh giành quyền lực.
+Lang Liêu mồ côi mẹ,nghèo, nhưng thật thà,chăm việc đồng áng,không được vua cha ưu ái gì hơn người dân thường.
+Chàng buồn vì thấy mình kém cỏi,không làm tròn chữ hiếu với vua cha.
- Vì Lang Liêu nghèo khổ, bất hạnh nhưng yêu lao động,gần gũi với nhân dân.
- Thần không làm hộ mà chỉ mách bảo , gợi ý cho Lang Liêu "Trong trời đất không gì quí bằng hạt gạo"->Thần vẫn giành chỗ cho tài năng và sáng tạo của Lang Liêu.
- Lang Liêu lấy gạo gói hai thứ bánh rất ngon, độc đáo-.>Lang Liêu thông minh ,sáng tạo và có những suy nghĩ rất sâu sắc.
- Bánh tuy bình dị nhưng lại có ý nghĩa sâu sắc: Nó là hạt gạo nuôi sống con người, nó tượng trưng cho Trời Đất và ngụ ý đùm bọc.
- Ngẫm nghĩ và thưởng thức vẻ ngon của lễ vật, tình cảm của Lang Liêu đồng thời có thể đưa ra lời phân định công bằng , sáng suốt.
- Lời nói của vua phản ánh quan niệm của người xưa về Trời Đất đồng thời phản ánh thành tựu của nền văn minh nông nghiệp trong quá khứ.
- Xứng đáng vì Lang Liêu tài giỏi,biết yêu lao động, yêu quí hạt gạo. Chàng đại diện cho thành quả lao động của nhân dân.
- Dựa vào phần ghi nhớ để trả lời.
- Đọc
- Gắn với thời Hùng Vương, n.vật là chàng trai mồ côi, trải qua cuộc thi tài, được thần mách bảo , giúp đỡ,thể hiện sự thông minh sáng tạo và thành công trong cuộc đời.
- Thảo luận.
- Tự bộc lộ.
I.Giới thiệu chung
- Truyền thuyết là loại truyện kể….
II. Đọc - hiểu văn bản.
1/ Đọc
2/ Chia đoạn
3/ Phõn tớch
3.1. Vua Hùng chọn người nối ngôi.
a. Hoàn cảnh:
-Vua đã già, thiên hạ đã thái bình.
b. Tiêu chuẩn
- Người nối ngôi phải nối chí vua không nhất thiết phải là con trưởng.
c. Hình thức:
Thử tài(câu đố)
->Quan điểm sáng suốt , tiến bộ.
3.2.Cuộc đua tài của các Lang.
- Các lang đua nhau làm cỗ thật hậu.
- Lang Liêu là người buồn nhất 
+Chàng nghèo ,chỉ có khoai ,lúa.
+Lang Liêu được thần mách bảo.
+Chàng lấy gạo gói bánh.
->Lang Liêu là người yêu lao động, thông minh ,khéo tay.
3.3.Kết quả cuộc thi tài.
-Vua chọn hai thứ bánh của Lang Liêu , đặt tên là bánh chưng , bánh giầy, đem lễ Tiên Vương.
-Lang Liêu được nối ngôi.
->Hai thứ bánh là sản phẩm từ hạt gạo, phản ánh thành tựu của nền văn minh nông nghiệp, sự thờ kính tổ tiên.
III. Tổng kết
NT: ( túm tắt phần ghi nhớ sgk)
ND:( túm tắt phần ghi nhớ sgk) 
VI.Luyện tập.
 C - Hướng dẫn học sinh về nhà:
 -Kể diễn cảm truyện.
 -Đọc phần đọc thêm.
 D- Rỳt kinh nghiệm
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docBANH CHUNG BANH GIAY.doc
Giáo án liên quan