Giáo án Ngữ văn 6 - Học Kỳ I - Tuần 1

A - Mục tiêu.

Giúp HS:

1. Về kiến thức:

- Hiểu được sơ lược định nghĩa truyền thuyết

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện" Con Rồng, cháu Tiên "

- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của truyện.

2. Về kỹ năng:

- Rèn kỹ năng tóm tắt và kể chuyện.

3. Về thái độ:

- Giáo dục HS lòng tự hào về nguồn gốc Tiên, Rồng của mình.

B - Chuẩn bị.

1. Giáo viên:

- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo.

- Bức tranh LLQ và Âu Cơ cùng 100 người con chia nhau lên rừng, xuống biển.

2. Học sinh

- Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk

 

doc16 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1321 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Học Kỳ I - Tuần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
D - Rút kinh nghiệm giờ dạy.
* Ưu điểm:..................................................................................................................
....................................................................................................................................
* Tồn tại:.....................................................................................................................
....................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 1. Phần văn học
Tiết 2: bánh chưng, bánh giày
(Hướng dẫn đọc thêm)
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Hiểu rõ định nghĩa truyền thuyết
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện" Bánh chưng, bánh giầy""
- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của truyện.
2. Về kỹ năng:
- Rèn kỹ năng tómtắt và kể chuyện; Kỹ năng phân tích nhân vật.
3. Về thái độ:
- Giáo dục HS lòng tự hào phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc.
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo.
2. Học sinh
- Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là truyện truyền thuyết ?
 - Kể các chi tiết tưởng tượng kỳ ảo trong truyện “Con Rồng cháu Tiên” Và cho biết em thích chi tiết nào nhất, vì sao ?
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )
 ở giờ trước chúng ta đã biết truyền thuyết thường gắn với những sự kiện có ý nghĩa lịch sử hay phong tục tập quán. Bánh chưng, bánh giày là lễ vật không thể thiếu trong mỗi dịp cúng tế, lễ tết vậy hai loại bánh này có nguốn gốc ntn. Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Đọc - Hiểu văn bản (30 phút) 
- GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc
- Gọi HS đọc một số chú thích từ khó
H: Em hãy tóm tắt nội dung câu chuyện ?
- Gọi 1 HS tóm tắt, cho các em khác nhận xét, GV nhận xét bổ sung.
- Thảo luận nhóm: GV chia lớp làm 4 nhóm thảo luận hệ thống câu hỏi cuối bài: Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào, với ý định ra sao và bằng hình thức gì ?
- Gọi đại diện một nhóm trình bày, Gv cùng các nhóm khác nhận xét, bổ sung:
a. Hoàn cảnh:
- Đất nước: giặc ngoài đã yếu, vua có thể tập trung chăm lo cho dân được no ấm.
- Sức khỏe: vua đã già yếu, muốn truyền ngôi
b. ý định:
- Về tài đức: phải nối được chí vua
- Về thứ bậc trong gia đình: không nhất thiết phải là con trưởng.
c. Cách thức: Điều vua đòi hỏi mang tính một câu đố đặt biệt để thử tài:
“Nhân lễ tiên vương…” truyền ngôi -> Đó là một ý định đúng đắn, vì nó coi trọng cái trí -> không bị ràng buộc vào luật lệ triều đình -> Cuộc thi trí
H: Vì sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ ?
H: Em hiểu thế nào về chi tiết “thần” ở đây ? (Trong thực tế có thần không ? Việc xuất hiện vị thần ở đây ta có thể hiểu là tình cảm của ai dành cho Lang Liêu ? Truyện dân gian do ai sáng tác ?)
- Gv giải thích để HS hiểu vì sao truyện lại được xếp vào thể loại truyền thuyết mặc dù mang đậm yếu tố hoang đường kỳ ảo.
H: Sau khi được thần báo mộng Lang Liêu đã làm gì và kết quả của việc làm đó ra sao
H: Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế trời đất, Tiên vương ?
H: Qua đó ta có thể thấy Lang liêu là người ntn ?
- Lang Liêu là con người có tài năng, đức độ thông minh, hiếu thảo, trân trọng những người sinh thành ra mình 
H: Việc Lang Liêu được truyền ngôi vua em thấy có xứng đáng không ?
- xứng đáng được nối ngôi vua.
*3 Hoạt động 3: Tổng kết (3 phút)
H: Em hãy nêu tóm tắt những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ?
I - Tìm hiểu chung.
1. Đọc, tóm tắt truyện:
II - Tìm hiểu văn bản
1. Hoàn cảnh, ý định, cách thức vua Hùng chọn người nối ngôi.
2. Lang Liêu được thần dạy “Lấy gạo làm bánh” lễ Tiên vương:
- Chàng là người thiệt thòi nhất
- Sống giản dị, gần gũi với nhân dân
- Chàng hiểu được ý thần và thực hiện được ý thần.
3. Lang Liêu được nối ngôi vua
- Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế quý trọng nghề nông, quý trọng hạt gạo nuôi sống con người và là sản phẩm do chính con người làm ra.
- Hai thứ bánh có ý tưởng sâu xa (Tưởng trời, tưởng đất, tưởng muôn loài).
- Hai thứ bánh làm vừa ý vua, hợp ý vua 
III - Tổng kết.
* Ghi nhớ.
 Sgk. T 12
*4 Hoạt động 4: (7 phút )
4. Củng cố.
H: Em học tập được những đức tính nào ở Lang Liêu ? 
5. Dặn: HS về học bài, chuẩn bị bài sau “Từ và cấu tạo từ tiếng Việt”
D - Rút kinh nghiệm giờ dạy.
* Ưu điểm:.................................................................................................................
...................................................................................................................................
* Tồn tại: ....................................................................................................................
....................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 1. Phần tiếng việt
Tiết 3: từ và cấu tạo của từ tiếng việt
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo từ tiếng Việt gồm từ đơn, từ phức.
2. Về kỹ năng:
- Rèn kỹ năng nhận diện từ đơn, từ phức
3. Về thái độ:
- Giáo dục HS ý thức giữ gìn và phát huy vốn tiếng Việt. 
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo.
- Bảng phụ ghi VD mẫu.
2. Học sinh
- Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )
Trong tiếng Việt từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. Vậy từ tiếng Việt có cấu tạo và những đặc điểm ntn ? Chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay.
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Phân tích mẫu, hình thành khái niệm ( 20 phút )
- Gọi HS đọc bài trong sgk, GV treo bảng phụ có ghi VD.
H: Câu trên có bao nhiêu tiếng và bao nhiêu từ ?
- Có 12 tiếng
- 9 từ (được phân cách = dấu gạch chéo)
H: Tiếng là gì ?
- Tiếng là âm thanh phát ra. Mỗi tiếng là một âm tiết.
H: Tiếng được dùng để làm gì ?
H: Từ là gì ?
- Từ là tiếng, là những tiếng kết hợp lại nhưng mang ý nghĩa
H: Từ được dùng để làm gì ?
H: Khi nào 1 tiếng được coi là 1 từ ?
- Khi 1 tiếng dùng để tạo câu, tiếng ấy trở thành từ.
H: Cho biết nhận xét của em về cấu tạo của từ trong tiếng Việt ?
- Giáo viên treo bảng phụ ghi bảng phân loại từ 
- Gọi HS đọc vd trong sgk
- Gv chia lớp làm 4 nhóm phân loại các từ trong vd điền vào bảng phân loại.
- Gọi đại diện 3 nhóm lên điền, các nhóm nhận xét chéo
- GV nhận xét, bổ sung
- Từ đơn : từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, tục, có, ngày, tết, làm
- Từ láy : trồng trọt
- Từ ghép : chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy.
H: Qua trên em thấy từ đơn khác từ phức như thế nào ?
H: Cấu tạo của từ láy và từ ghép có gì giống và khác nhau ?
- VD : nhà cửa, quần áo
- VD : nhễ nhại, lênh khênh, vất va vất vưởng.
H: Đơn vị cấu tạo nên từ là gì ?
H: Nêu nhận xét của em về từ đơn và từ phức ?
*3 Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập ( 20 phút )
- GV chhia lớp làm 3 nhóm thảo luận bt, gọi đại diện các nhóm lên bảng làm, các nhóm nhận xét chéo, GV nhận xét bổ sung.
- HS đọc yêu cầu của bài tập và trao đổi theo bàn
- GV gọi HS trả lời
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
- GV gọi các em trả lời nhanh
- GV nhận xét, sửa chữa
- GV hướng dẫn HS viết đoạn văn
I – Từ là gì ?
1. Ví dụ:
- Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ
- Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ dùng để đặt câu
* Ghi nhớ 1:
 Sgk. T 13
II – Từ đơn và từ phức.
1. Ví dụ:
Từ/đấy/nước/ta/chăm/nghề/trồngtrọt/chăn
 nuôi/và/có/tục/ngày/Tết/làm/bánh/chưng/
bánh giầy.
- Từ chỉ gồm 1 tiếng là từ đơn
- Từ gồm 2 hoặc nhiều tiếng là từ phức
* Từ ghép và từ láy giống nhau về cách cấu tạo : đều là từ phức gồm 2 hoặc nhiều tiếng tạo thành.
* Khác nhau:
- Từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau được gọi là từ ghép
- Từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là từ láy.
- Đơn vị cấu tạo từ của tiếng Việt là tiếng
* Ghi nhớ 2:
 Sgk. T 14
III – Luyện tập.
1. Bài tập 1. 
 Đáp án:
a. Các từ nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu từ ghép.
b. Từ đồng nghĩa với nguồn gốc: cội nguồn, gốc gác
c. Từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc cậu mợ, cô dì, chú cháu, anh em.
2. Bài tập 4.
 Đáp án:
- Miêu tả tiếng khóc của người
- Những từ láy cũng có tác dụng mô tả đó : nức nở, sụt sùi, rưng rức
3. Bài tập 5.
 Đáp án:
- Tả tiếng cười : khúc khích, sằng sặc
- Tả tiếng nói : khàn khàn, lè nhè, thỏ thẻ, léo nhéo...
- Tả dáng điệu: thong thả, tất bật...
4. Bài tập: Viết một đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng các từ ghép và từ láy. Gạch chân các từ ghép và từ láy đã sử dụng.
*4 Hoạt động 4: ( 3 phút )
4. Củng cố: Gọi HS đọc lại các phần ghi nhớ
5. Dặn: HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
D - Rút kinh nghiệm giờ dạy.
* Ưu điểm:................................................................................................................
...................................................................................................................................
* Tồn tại:...................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 1. Phần tập làm văn
Tiết 4: giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Sơ giản về hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, t/cảm bằng phương tiện ngôn từ: giao tiếp, văn bản, phương thức biểu đạt, kiểu văn bản.
- Sự chi phối của m/ đích g/ tiếp trong việc lựa chọn p/thức b/đạt để tạo lập văn bản.
- Các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, thuyết minh và hành chính công vụ.
2. Về kỹ năng:
- Bước đầu nhận biết về việc lựa chọn p/thức biểu đạt phù hợp với mục đích giao tiếp.
- Nhận ra kiểu văn bản ở một văn bản cho trước căn cứ vào p/ thức biểu đạt.
- Nhận ra t/dụng của việc lựa chọn p/ thức biểu đạt ở một đoạn văn bản c

File đính kèm:

  • docTuan 1.doc
Giáo án liên quan