Giáo án Ngữ văn 11 - Tuần 20 đến tuần 37

I. Mục tiêu cần đạt

 Giúp hs nhận ra trong các kiến thức và kĩ năng cơ bản đã học có những gì bản thân đã nắm vững và những gì còn sai sót. Những điều cần rút kinh nghiệm trong việc làm bài kiểm tra tổng hợp. Những tiến bộ và hạn chế trong việc phát biểu những ý kiến riêng của mình về một đề tài nghị luận. Phương hướng phát huy ưu điểm, sữa chữa, khắc phục khuyết điểm, để tiến bộ hơn trong học kì sau.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,

- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,

III. Tổ chức hoạt động dạy và học

Kiểm tra: Tập ghi chép bài học, tập rèn luyện.

 

doc51 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1856 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Tuần 20 đến tuần 37, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghĩa tư tưởng- nghệ thuật của biểu tượng Cái bao; từ đó khái quát chủ đề tư tưởng của truyện? (SGV tr 88)
- Theo em, truyện có những đặc sắc gì về nghệ thuật? (SGV tr 88, 89)
- Thảo luận về ý nghĩa thời sự của truyện? (SGV tr 89)
- Hướng dẫn Hs làm các bài luyện tập SGK tr 70 (SGV tr 90, 91).
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Sê-khốp (1860-1904), nhà văn Nga kiệt xuất, xuất thân trong gia đình buôn bán nhỏ ở thị trấn, bên bờ biển A-dốp.
- Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp, Khoa Y, ông vừa làm bác sĩ nông thôn vừa viết báo, viết văn, đồng thời tham gia nhiều công việc xã hội, giáo dục, văn hóa.
- Ông sáng tác hơn 500 truyện ngắn và truyện vừa. Từ những cốt truyện rất giản dị, tác phẩm của ông thường đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, ý nghĩa nhân bản sâu xa.
- 1887 ông nhận Giải thưởng Pu-skin của Viện Hàn lâm khoa học Nga. Ông được xem là đại biểu lớn cuối cùng của văn học hiện thực Nga nửa cuối thế kỉ XIX, nhà cách tân thiên tài về thể loại truyện ngắn và kịch nói.
2. Tác phẩm
- Truyện được sáng tác năm 1898, khi nhà văn dưỡng bệnh ở thành phố I-an-ta, trên bán đảo Crưm, biển Đen.
- Bối cảnh rộng của truyện: bầu không khí chuyên chế u ám, nặng nề của nước Nga vào cuối thế kỉ XIX.
II. Đọc- hiểu văn bản
1. Nhân vật Bê-li-cốp
a) Con người và tính cách
- Hèn nhát, cô độc, máy móc, giáo điều, thu mình trong bao, trong vỏ ốc và cảm thấy yên tâm, sung sướng, hạnh phúc, mãn nguyện trong đó. Đó là kiểu người trong bao, lối sống trong bao, tính cách trong bao.
- Lối sống và con người Bê-li cốp đã ảnh hưởng mạnh mẽ và dai dẳng đến lối sống và tinh thần của anh chị em trong trường nơi y làm việc, trong cả thành phố nơi y sống. Mọi người ghét, sợ y, tránh xa y, không muốn dây với y.
b) Cái chết Tiết 102
- Thái độ, tình cảm của mọi người đối với Bê-li cốp, khi y còn sống: sợ hãi, căm ghét, bị ám ảnh sâu sắc; khi y chết: cảm thấy thoát khỏi gánh nặng, thấy nhẹ nhàng, thoải mái. Nhưng chưa được bao lâu, cuộc sống lại diễn ra như cũ, như khi Bê-li cốp còn sống: nặng nề, mệt nhọc, vô vị, tù túng, …
- Hiện tượng, lối sống, kiểu người Bê-li cốp còn sống lâu dài như một hiện tượng xã hội mang tính phổ biến rộng rãi, mang tính quy luật trong lịch sử phát triển của xã hội loài người.
c) Ý nghĩa tư tưởng- nghệ thuật của biểu tượng cái bao
- Hình ảnh cái bao là một trong những sáng tạo độc đáo của tác giả. 
- Đây là hình ảnh có ý nghĩa cụ thể: vật dùng để bao, gói, đựng đồ vật, hàng hóa, … hình túi, hình hộp,… Nhưng đây cũng là hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng: lối sống và tính cách của Bê-li-cốp; một kiểu người, một dạng lối sống thu mình, ích kỉ, bảo thủ trì trệ.
2. Nghệ thuật
- Xây dựng nhân vật điển hình, mang tính biểu tượng cho một giai tầng xã hội.
- Giọng điệu kể chuyện chậm rãi, u buồn, giễu cợt một cách sâu cay.
III. Tổng kết
Thể hiện cuộc đấu tranh giữa con người với cái bao chuyên chế và khát vọng được sống là mình, loại bỏ lối sống trong bao, thức tỉnh con người không thể sống mãi như thế được.
LUYỆN TẬP
Bài tập 3
Bài tập 4 SGK tr 70
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
 1. Củng cố
Bi kịch người trong bao Bê-li-cốp; tính khái quát và ý nghĩa xã hội của hình tượng này. Tính cách nhân vật điển hình trong truyện? Chủ đề tư tưởng của truyện? (Lên án, phê phán mạnh mẽ kiểu người trong bao, lối sống trong bao và tác hại của nó đối với hiện tại và tương lai của nước Nga. Bức thiết cảnh báo và kêu gọi mọi người cần phải thay đổi cuộc sống, cách sông, không thể sống tầm thường, hèn nhát, ích kỉ, vô vị và hủ lậu mãi như thế!)
 2. Hướng dẫn
- Trong cộng đồng gần gũi với mình, em có nhận thấy hiện tượng Bê-li-cốp không?
- Đọc thêm	
BÀI THƠ SỐ 28- Ta-go
(Trong tập Người làm vườn)
I. Mục tiêu cần đạt
	Cảm nhận được quan niệm của nhân vật trữ tình về tình yêu: tình yêu là sự hiểu biết, hòa điệu giữa hai con người, là sự hiến dâng và tự nguyện. Thấy được kiểu cấu trúc của câu thơ sóng đôi. 
	Rèn kĩ năng đọc- hiểu bài thơ theo đặc trưng thể loại.
II. Hướng dẫn đọc thêm
1. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Ta- go? (SGK tr 61)
2. Nội dung của bài thơ? (CKT tr 81)
3. Nghệ thuật của bài thơ? (CKT tr 81)
4. Ý nghĩa của bài thơ? (CKT tr 81)
5. Cảm nhận của em về tình yêu trong bài thơ?
*Chuẩn bị: Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt. 
Tuần 28
Tiết 103
LUYỆN TẬP VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT
I. Mục tiêu cần đạt
	Nắm vững hơn cách viết tiểu sử tóm tắt. Biết viết được bản tiểu sử tóm tắt để phục vụ nhu cầu học tập trong nhà trường, và sau này là để đáp ứng các yêu cầu về công việc trong đời sống.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra: Phân tích ý nghĩa tư tưởng- nghệ thuật của biểu tượng Cái bao; từ đó khái quát chủ đề tư tưởng của truyện?
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Hs đọc văn bản đọc thêm SGK tr 63, 64. Vì sao có thể coi đây là mọt bản tiểu sử tóm tắt? Qua bản tiểu sử tóm tắt này, em có thể rút ra kết luận gì về cách viết tiểu sử tóm tắt? (PTL tr 119, 120)
- Hướng dẫn Hs luyện tập viết tiểu sử tóm tắt theo yêu cầu SGK.
1. Viết tiểu sử tóm tắt
Viết tiểu sử tóm tắt của ứng viên Ban Chấp hành Hội liên hiệp Thanh niên của tỉnh (thành phố).
- Mục đích: giới thiệu sơ yếu lí lịch, trình độ, khả năng và những thành tích đã đạt được của ứng viên.
- Nội dung: họ tên, ngày sinh, nơi công tác và chức vụ đảm nhận, các khả năng và những thành tích đã đạt được,…
- Viết tiểu sử tóm tắt theo kết cấu đã học:
+ Giới thiệu khái quát ứng viên: họ tên, ngày sinh, học vấn, trình độ chính trị, nơi sinh sống và công tác.
+ Các năng lực và kết quả học tập, công tác của ứng viên.
+ Đanh giá, nhận xét chung về năng lực, uy tín của ứng viên.
2. Trình bày bản tiểu sử tóm tắt trước lớp
(SGK tr 63)
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Viết một bản tiểu sử tóm tắt dài khoảng 30 dòng về một người mà em hiểu rõ và yêu quý.
- Chuẩn bị: Những tình cảm đẹp, những hành vi dũng cảm và cao thượng của Giăng- Van- giăng trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền?
KIỂM TRA 15’ (BÀI SỐ 5)
Nội dung đề
Ý nghĩa tư tưởng- nghệ thuật của biểu tượng cái bao trong truyện Người trong bao ? (4 điểm)
Chép lại bản dịch thơ bài Chiều tối. Trong bài thơ, hình ảnh nào thể hiện tập trung vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh? (6 điểm)
Đáp án
Câu 1 (4 điểm)
Hình ảnh cái bao là một trong những sáng tạo độc đáo của tác giả. Đây là hình ảnh có ý nghĩa cụ thể: vật dùng để bao, gói, đựng đồ vật, hàng hóa, … hình túi, hình hộp,… Nhưng đây cũng là hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng: lối sống và tính cách của Bê-li-cốp; một kiểu người, một dạng lối sống thu mình, ích kỉ, bảo thủ trì trệ.
Câu 2 (6 điểm)
Chép lại chính xác bản dịch thơ của bài Chiều tối. (4 điểm)
Học sinh có thể tự chọn theo ý của mình hình ảnh nào thể hiện tập trung vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh, miễn là hợp lí và thuyết phục. (2 điểm)
Tuần 29
Tiết 104, 105
NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN – V. Huy-gô
(Trích Những người khốn khổ)
I. Mục tiêu cần đạt
Hiểu được sức mạnh và sự cảm hóa của lòng yêu thương và căm giận của những con người khốn khổ. Nắm được đặc trưng cơ bản của bút pháp lãng mạn chủ nghĩa của Huy-gô.
Rèn luyện kĩ năng đọc –hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. Phân tích tâm lí, tính cách và xung đột nhân vật.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 62, 63).
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra: Tập rèn luyện của Hs.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Giới thiệu vài nét về tác giả Huy- gô?
- Giới thiệu về tiểu thuyết Những người khốn khổ (xuất xứ, bố cục, tóm tắt nội dung, …)?
- Vị trí và nội dung tóm tắt văn bản trích? (PTL tr 141)
- Hs đọc văn bản (vai Giăng Van-giăng, Gia-ve, Phăng-tin, người kể chuyện).
- Cảm nhận chung của em về Gia-ve là gì? (Một kẻ nham hiểm,độc ác/ con ác thú ghê tởm/ tên lưu manh tàn bạo/ tên mật thám cáo già?)
- Phân tích giọng nói; bộ dạng, hành động; ngôn ngữ, thái độ, cách xử sự của Gia-ve? (PTL tr 142)
- Để khắc họa chân dung Gia-ve, tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào? Hiệu quả đạt được là gì?
- Đối lập với Gia-ve, thái độ, ngôn ngữ và hành động của Giăng Van-giăng là thế nào? (PTL tr 144)
- Tại sao Giăng Van-giăng lại thể hiện một thái độ nhún nhường, nhũn nhặn trước tên Gia-ve?(Lo ngại của ông đối với bệnh tình của Phăng-tin. Tình thương mà ông dành cho Phăng-tin, ông muốn cứu giúp Phăng-tin trong lúc cô bệnh tình nguy kịch.) 
- Do đâu mà Giăng Van-giăng đã thay đổi thái độ và nhờ đâu mà ông có thể hành động một cách đầy bản lĩnh, kiên cường trước Gia-ve? (Sức mạnh của tình cảm yêu thương đối với con người, nhất là những người nghèo khổ đang dâng lên mạnh mẽ trong Giăng Van-giăng. Lòng nhân ái luôn giúp con người có thêm can đảm để vượt qua các ranh giới của nỗi sợ hãi, quên đi hoàn cảnh của bản thân để hành động vì người khác.)
- Suy nghĩ về các câu nói của Giăng Van-giăng: Chết tức là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại và Giờ thì tôi thuộc về anh? (- Thể hiện rõ nét đặc điểm của chủ nghĩa lãng mạn, luôn vượt lên hiện thực, vươn tới cái đẹp, cái thánh thiện, thanh khiết. Câu văn thể hiện một niềm tin bất diệt vào tình thương yêu giữa con người với con người và sức mạnh của tình đồng loại. – Trở về với thực tế đời sống khắc nghiệt. Nhưng ngay cả khi bước vào hiện thực phũ phàng thì trong câu nói của Giăng vẫn toát lên một sự thanh thản, thoải mái và tự do đến lạ thường. Tương quan giữa hai câu văn và phần kết của đoạn hé mở một khía cạnh khác: mối quan hệ giữa lí tưởng và hiện thực- liệu có thể cứu rỗi tâm hồn con người và cứu vãn được tình cảnh đau khổ của con người chỉ bằng tình thương?)
- Đánh giá về nghệ thuật của đoạn trích? 
- Qua hình tượng Giăng, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì? Suy nghĩ của em về thông điệp ấy? (PTL tr 147)
- Hướng dẫn Hs làm các bài luyện tập trong SGK.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
Huy-gô (1802-1885), nhà văn thiên tài nước

File đính kèm:

  • docGIAO AN HKII KHOI 11 Chuan kien thuc.doc
Giáo án liên quan