Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 1, 2

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Giúp HS hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm cũng như thái độ trước hiện thực và ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo của Lê Hữu Trác qua việc tác giả miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh.

2. Kĩ năng.

Rèn kĩ năng đọc - hiểu tác phẩm văn chương, thể kí.

3. Thái độ

Nhận thức sâu sắc hiện thực và có thái độ đúng đắn trước hiện thực.

4. Năng lực

- Thu thập thông tin liên quan đến văn bản

- Giải uyết những tinh huống đặt ra trogn các VB

- Năng lực đọc-hiểu kí trung đại theo đặc điểm thể loại

- năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩ của VB

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của VB.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1. Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, TL tham khảo, Thiết kế bài dạy

2. Chuẩn bị của HS: SGK, TL tham khảo, HD của GV, soạn bài

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Kiểm tra bài cũ (KT việc chuẩn bị bài và hướng dẫn cách soạn bài)

* Giới thiệu bài mới: Thượng kinh kí sự là tác phẩm xuất sắc phản ánh hiện thực nơi phủ chúa thông qua đó tác giả bộc lộ thái độ trước hiện thực ấy.Vậy hiện thực phủ chúa như thế nào và thái độ của tác giả ra sao ? Để thấy rõ điều đó chúng ta cùng nhau tìm hiểu đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” của Lê Hữu Trác.

 

2. Dạy nội dung bài mới

 

doc8 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2598 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 1, 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a?
II. Đọc – hiểu 
1. Tìm hiểu quang cảnh và cung cách sinh hoạt của phủ chúa Trịnh (22’)
* Quang cảnh
- HS tìm cho tiết khắc hoạ quang cảnh phủ chúa, liệt kê.
- Rất nhiều cửa: "mấy lần cửa" rồi lại "mấy lần cửa", rồi lại "cửa lớn", "năm sáu lần trướng gấm" (cũng là cửa)…
- Rất quanh co: "đi dọc theo tay trái", "hành lang phía Tây", rồi "mấy trăm bước"…
- Rất nhiều người: người giữ cửa, vệ sĩ, thị vệ, quân sĩ, các lương y tụ tập ở phòng trà; rất giàu sang và xa hoa: mâm vàng, chén bạc,…
- Vườn hoa trong phủ "cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương", có "những cái cây lùng và những hòn đá kì lạ","cột bao lơn lượn vòng".
- Tuỳ vào sự cảm nhận của HS nhưng phải lí giải một cách thuyết phục.
- GV dẫn dắt: Lần đầu tiên vào phủ chúa, Hải Thượng Lãn Ông nhận xét cảnh sống ở đây "thực khác hẳn người thường". Em có thấy điều được thể hiện như thế nào qua cách sinh hoạt trong phủ chúa?
- GV: Theo em, chi tiết nào là ấn tượng nhất? Vì sao?
- HS lựa chọn chi tiết mà mình cho là ấn tượng. Giải thích một cách thuyết phục.
* Cung cách sinh hoạt 
- HS liệt kê chi tiết về cách sinh hoạt, nhận xét
- Từ cửa lớn sau điếm "Hậu mã" là nhà "Đại đường", "Quyển bồng", "Gác tía" “thật cao và rộng", chỉ nghe tên đã thấy lộng lẫy, xa hoa.
- Kiệu của vua chúa, đồ nghi trượng, sập, võng, cột,… hết thảy đều là những thứ "nhân gian chưa từng thấy", toả ra vẻ hào nhoáng "sơn son thiếp vàng". 
- Đồ dùng tiếp khách ăn uống mà tác giả được nhìn thấy trong bữa cơm sáng ở "Hậu mã" toàn là mâm vàng, chén bạc.
+ Nội cung của thế tử đúng là một chốn thâm cung: "Đột nhiên, thấy ông ta mở một chỗ trong màn gấm rồi bước vào","ở trong tối om, không thấy có cửa ngõ gì cả". Phải năm, sáu lần trướng gấm như vậy mới đến nơi. Quang cảnh ở đây cũng là "nệm gấm", "màn là","đèn sáp chiếu sáng", "ghế rồng sơn son thiếp vàng", "hương hoa ngào ngạt","màu mặt phấn và màu áo đỏ".
-GV: Em có nhận xét gì về quang cảnh và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa?
- HS đưa ra ý kiến cá nhân (nhận xét )
à Phủ chúa là chốn thâm nghiêm, kín cổng cao tường, vô cùng xa hoa tráng lệ. 
- GV thuyết trình:
 Cuộc sống nơi đây là cuộc sống hưởng lạc của vua chúa với cung tần mĩ nữ. Nhiều của ngon vật lạ. Không khí trong phủ chúa dường như là một thứ không khí ngột ngạt tù đọng, chỉ thấy hơi người, hơi phấn sáp đèn, nến, hương hoa ngào ngạt mà thiếu hẳn sự thanh thoát của khí trời. Đó phải chăng là nguồn gốc của mầm bệnh trong thế tử?
	Màu sắc chủ đạo trong bức tranh phủ chúa là màu đỏ, vàng rực rỡ đua nhau lấp lánh gợi sự xa hoa, quyền quý, hưởng lạc…
- LHT đã viết cảnh nơi đây “thực khác hẳn người thường”, điều gì ở đây theo em là khác biệt nhất?
- HS so sánh, liên tưởng với những cảnh đã biết, đã đọc để chỉ ra sự khác biệt.
- Đến phủ chúa phải có thánh chỉ, có thẻ mới đươc vào. Có người chạy đằng trước hét đường", lính đem cáng đón người thì "chạy như ngựa lồng”…
- Phủ chúa có cả một "guồng máy" phục vụ đông đúc, tấp nập.
- Phủ chúa là nơi quyền uy tối thượng, bởi vậy tất cả những lời xưng hô, bẩm tấu đều phải rất kính cẩn, lễ phép ("Thánh thượng đang ngự" "chưa thể yết kiến", "hầu mạch Đông cung thế tử", "hầu trà"…). Trong phủ còn có lệ "kỵ huý" rất đặc biệt, kiêng nhắc đến từ thuốc cho nên phòng thuốc được gọi là "phòng trà", dâng thuốc cho thế tử uống được nói là "hầu trà".
- Việc khám bệnh cho thế tử phải tuân theo một loạt phép tắc, quy định.
- GV: Qua những chi tiết trên, em có nhận xét gì?
- HS xem lại các chi tiết tiêu biể đã đánh dấu, nhận xét.
à Phủ chúa quả thực không chỉ đẹp lộng lẫy, thâm nghiêm mà còn là chốn uy quyền tối thượng. Chỉ qua đoạn trích, chúng ta đã thấy được cái uy thế nghiêng trời lấn lướt cả cung vua của phủ chúa Trịnh Sâm .
- GV: Tác giả có bộc lộ thái độ gì qua những chi tiết rất ấn tượng nơi phủ chúa?
+ Chi tiết về nội cung của thế tử: Tác giả miêu tả đường đi "tối om", nhiều phòng, nhiều cửa, màn là, nến để thắp sáng, rất nhiều cung nhân mặt phấn, áo đỏ đứng xúm xít bên trong màn, hương hoa ngào ngạt,…Xem ra con bệnh "chết" vì hương son phấn, hương hoa ngào ngạt, vì cái ngột ngạt tù hãm của phủ chúa " nguồn gốc căn nguyên của con bệnh.
+ Chi tiết thầy thuốc "già yếu" trước khi khám bệnh được truyền lệnh lạy thế tử để nhận lại một lời ban tặng từ đứa trẻ: "Ông này lạy khéo!". Chi tiết này cho ta thấy thế tử đúng là một đứa trẻ, nó chẳng quan tâm đến điều gì ngoài “lạy khéo”" thấp thoáng chút hài hước: Người ta khoác cho một đứa trẻ con những danh vị, uy quyền của chốn phủ chúa. Thế là cả phủ chúa, các quan hầu cận kính cẩn,… dường như đều trở thành trò hề cả!
+ Chi tiết "Thánh thượng đang ngự" có mấy người cung nhân đứng xúm xít. Đèn sáp chiếu sáng, làm nổi bật màu mặt phấn và áo đỏ. Xung quanh lấp lánh hương hoa ngào ngạt" tự nó phơi bày hiện thực hưởng lạc nơi phủ chúa mà không cần phải có một lời bình luận nào. 
- GV thuyết trình:
→ Sơ kết (1’)
 Những dòng viết kí của Lê Hữu Trác chân thực như một nhà sử gia: "Đấng bề trên sống thác loạn, bệnh hoạn, sủng ái Tuyên phi, ăn chơi sa đoạ nên cuối đời mắc bệnh sợ ánh sáng mặt trời, bỏ bê chính sự, giam mình trong mật thất ở cung Thưởng Trì hoặc sau những lần trướng gấm" (Đại Việt sử kí tục biên)
3. Củng cố, luyện tập (2’): Chọn một chi tiết mà em cho là đặc sắt nhất và lí giải sao cho thuyết phục.
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà. (1’)
Bài cũ: - Đọc lại đoạn trích
- Tóm tắt (nét đặc sắc về khung cảnh + cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa)
- Nói lên suy nghĩ của bản thân về hiện thực nơi phủ chúa…
Bài mới: - Giờ sau tìm hiểu thái độ và tâm trạng của tác giả khi vào phủ chúa Trịnh
Ngày soạn: 19/8
 Ngày 25/8/2014 dạy lớp 11B
Tiết: 02- Đọc văn
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
(Trích: "Thượng kinh kí sự")
 Lê Hữu Trác 
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
Giúp HS hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm cũng như thái độ trước hiện thực và ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo của Lê Hữu Trác qua việc tác giả miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc - hiểu tác phẩm văn chương, thể kí.
3. Thái độ: Nhận thức sâu sắc hiện thực và có thái độ đúng đắn trước hiện thực.
4. Năng lực
- Thu thập thông tin liên quan đến văn bản
- Giải uyết những tinh huống đặt ra trong các VB
- Năng lực đọc-hiểu kí trung đại theo đặc điểm thể loại
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩ của VB
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của VB.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 
1. Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, TL tham khảo, Thiết kế bài dạy
2. Chuẩn bị của HS: SGK, TL tham khảo, HD của GV, soạn bài
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
 * Câu hỏi: Nhận xét về quang cảnh và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa. Đưa ra một vài dẫn chứng để làm sáng tỏ nhận xét.
* Đáp án:
Phủ chúa quả thực không chỉ đẹp lộng lẫy, thâm nghiêm mà còn là chốn uy quyền tối thượng. Chỉ qua đoạn trích, chúng ta đã thấy được cái uy thế nghiêng trời lấn lướt cả cung vua của phủ chúa Trịnh Sâm. 
Dẫn chứng (SGK) 
* Giới thiệu bài mới: Ở tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu xong những nét cơ bản về tác giả Lê Hữu Trác, quang cảnh và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa…Ghi lại hiện thực ấy, Lê Hữu Trác có bộc lộ thái độ của mình không và nếu có thì thái độ ấy được bộc lộ như thế nào?...
2. Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
 - Ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu những nội dung gì?
- GV chuyển: Trước quang cảnh và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa, thái độ của t/g ntn? Trước khi trả lời câu hỏi này chta cần biết: Người kể lại sự việc ở đây là ai? Danh tính của người đó thế nào?
- HS khái quát nội dung cơ bản đã học ở tiết trước.
I. Tìm hiểu chung
II. Đọc - hiểu
1.Tìm hiểu quang cảnh và cung cách sinh hoạt của phủ chúa Trịnh
2. Thái độ, tâm trạng của tác giả (30’)
- Nhân vật "tôi" - Lê Hữu Trác "con ông Liêu Xá ở Đường Hào vào ngụ cư trong Hương Sơn, làm thuốc hay có tiếng"…
- GV: Thái độ của người đó trước quang cảnh nơi phủ chúa?
- HS tìm chi tiết bộc lộ thái độ trước quang cảnh phủ chúa, liệt kê, nhận xét.
- “Tôi ngẩng đầu lên", "tôi nghĩ bụng", "tôi chỉ dám ngước mắt nhìn rồi lại cúi đầu đi","tôi bây giờ mới biết phong vị của nhà đại gia", "tôi nín thở đứng chờ ở xa", "tôi khúm núm đến trước sập xem mạch"…" kính cẩn, khúm núm như bị choáng ngợp trước vẻ quyền thế nơi phủ chúa.
- GV: Người đó lập luận ntn về căn bệnh của thế tử và cách điều trị?
- HS: tìm chi tiết, trả lời.
- Lê Hữu Trác lập luận về căn bệnh của thế tử là do "ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi (...) nguyên khí đã hao mòn, thương tổn quá mức".→ Đó là căn bệnh có nguồn gốc từ cái xa hoa no đủ, hưởng lạc trong phủ chúa. Bệnh từ trong mà phát ra, do nguyên khí bên trong không vững mà "âm hoả đi càn". Cho nên cách chữa không phải là "công phạt" mà là "bổ tì thổ thì yên". 
- GV: T/g có thái độ, tâm trạng ra sao trước con bệnh và việc "đi", "ở" của mình?
- HS: Suy nghĩ, tìm các chi tiết trong đoạn trích chứng minh.
- Bắt được bệnh rồi nhưng chữa thế nào đây lại là một cuộc đấu tranh giằng co bên trong con người Hải Thượng Lãn Ông. Người thầy thuốc hiểu rõ bệnh của thế tử và có cách chữa từ cội nguồn gốc rễ. Nhưng nếu chữa khỏi sẽ bị lợi danh ràng buộc, không thể "về núi". Ông nghĩ đến phương thuốc hoà hoãn, chữa bệnh cầm chừng, vô thưởng vô phạt. Song y đức, trách nhiêm nghề nghiệp, lương tâm, tấm lòng đối với ông cha và phẩm chất trung thực của người thày thuốc đã lên tiếng. Ông dám nói thẳng và chữa thật căn bệnh của thế tử. Ông kiên quyết bảo vệ quan điểm của mình mặc dù không thuận với số đông ý kiến của các lương y và của chính quan Chánh đường, người đã tiến cử ông.
- GV: Ngoài những chi tiết trên thái độ của LHT còn được thể hiện ở những đâu?
- HS: Tìm chi tiết, khái quát, trả lời.
- Thể hiện gián tiếp qua việc miêu tả, ghi chép tỉ mỉ, đầy đủ con đường vào phủ từ khi được lệnh truyền cho tới khi y lệnh về chờ thánh chỉ. Sự xa hoa trong bức tranh hiện thực được miêu tả tự nó phơi bày trước mắt người đọc.
- Thể hiện trực tiếp thông qua cách quan sát, lời 

File đính kèm:

  • docNGU VAN 11 TRON BO CHUAN KIEN THUC KI NANG.doc
Giáo án liên quan