Giáo án Ngữ văn 11 - Người cầm quyền khôi phục uy quyền

A. MỤC TIÊU:

I. Chuẩn:

Giúp HS:

1. Kiến thức:

- Hiểu được sức mạnh và sự cảm hóa của lòng yêu thương. Nỗi căm giận của “những người khốn khổ”.

- Những biểu hiện của bút pháp lãng mạn chủ nghĩa trong đoạn trích

2. Kĩ năng:

 - Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

 - Phân tích tâm lí, tính cách nhân vật và tình huống xung đột trong đoạn trích.

3. Thái độ:

- Có thái độ phê phán và đấu tranh đối với lối sống ích kỷ, hèn nhát, bạc nhược.

II. Nâng cao, mở rộng:

 

docx8 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 17590 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Người cầm quyền khôi phục uy quyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyền khôi phục uy quyền” trích “Những người khốn khổ”.
2, Triển khai bài:	
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung.
Thao tác 1: Trình chiếu slide cho học sinh xem một số hình ảnh về tác giả và các tác phẩm tiêu biểu của ông.
Dựa vào tiểu dẫn SGK, thông tin cô vừa cung cấp và hiểu biết của mình, em hãy nêu những nét khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn V.Huy-gô?
- HS trả lời câu hỏi.
- GV giảng: 
V.Huy-gô là ngôi sao mọc sớm và lặn muộn nhất ở chân trời thế kỷ XIX. Thơ ấu chịu nhiều thiệt thòi về tình cảm gia đình. Từng bôn tẩu qua nhiều vùng đất với cha nhưng lại chịu nhiều ảnh hưởng từ mẹ. điều đó ghi dấu đậm nét trong các sáng tác của ông.
 Ông là người bạn lớn của những người cùng khổ, luôn hoạt động vì sự tiến bộ của loài người. là nhà văn đầu tiên được chôn cất tại điện Păng-tê-ông sau khi mất.
 Năm 1985, thế giới kỷ niệm 100 năm ngày mất của V.Huy-gô_danh nhân văn hóa thế giới.
Thao tác 2: 
Dựa vào tiểu dẫn SGK em hãy kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của V.Huy-gô? Em đã đọc được tác phảm nào trong số đó?
- HS trả lời.
- GV chốt ý, giới thiệu mở rộng tác phẩm Nhà thờ đức bà Paris để học sinh thấy được lòng thương yêu bao la đối với những số phận nhỏ bé trong những sáng tác của V.Huy-gô.
Thao tác 3: GV chuyển ý
Sau thành công vang dội của Nhà thờ đức bà Paris ông cũng đã hoàn thành thiên tiểu thuyết dài nhất và danh tiếng nhất: “Những người khốn khổ” (1862), cuốn truyện mô tả rõ ràng và kết án sự bất công của xã hội trong thế kỷ XIX. Là bức tranh hiện thực về cuộc sống của những người nghèo khổ Pháp thế kỷ XIX, ca ngợi tình yêu thương và khát vọng giải phóng những người khốn khổ. Bài ca tuyệt vời về lòng yêu thương con người.
Thao tác 4
Dựa vào tiểu dẫn SGK em hãy tóm tắt và giới thiệu ngắn gọn kết cấu của tiểu thuyết “Những người khốn khổ”?
- HS trả lời.
- GV tóm tắt lại
Vậy đoạn trích nằm ở vị trí nào trong tác phẩm này?
- HS trả lời
- GV bổ sung: Có một vụ án xảy ra ở Paris. Để cứu nạn nhân bị hàm oan, Giăng Van-giăng đã đến gặp Gia- ve để tự thú. Đoạn trích nói về cảnh Giăng Van-giăng đến từ giã Phăng-tin lúc này đang ốm rất nặng và đi theo Gia-ve. Nằm ở chương IV, quyển 8, phần thứ nhất tiểu thuyết những người khốn khổ.
GV dẫn: Đây là một đoạn trích quan trọng làm nổi bật chủ đề tư tưởng và tài năng nghệ thuật của Huy-gô. Bây giờ chúng ta qua phần II. Đọc hiểu khái quát để tìm hiểu rõ hơn về đoạn trích.
Hoạt động 2: Đọc hiểu khái quát tác phẩm
Thao tác 1: GV đọc, kể ngắn gọn nội dung đoạn trích.
Thao tác 2: 
Các em đã chuẩn bị bài ở nhà,bây giờ mời một bạn giúp cô tóm tắt nội dung của đoạn trích?
Theo em bố cục của đoạn trích có thể chia làm mấy phần?
- HS trả lời.
- GV tóm tắt lại và chọn cách phân chia bố cục phù hợp.
GV dẫn: Bằng những thủ pháp nghệ thuật bậc thầy, Huy-gô đã xây dựng song song chân dung hai nhân vật Gia-ve và Giăng Van-giăng tương phản, đối lập rõ nét, từ đó khái quát nên sự đối lập giữa cường quyền và bạo lực với tấm lòng yêu thương mênh mông đối với những người khốn khổ. Chúng ta đi vào phần III. Đọc hiểu văn bản để tìm hiểu cụ thể điều đó.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh phân tích chi tiết tác phẩm.
Thao tác 1:
- GV dẫn: nhân vật Gia-ve được xây dựng bên cạnh nhân vật Giăng Van-giăng như một sự tương phản giữa bóng tối và ánh sáng, ác và thiện. Ngay từ đầu ta đã có thể cảm nhận được con người của hắn qua sự sợ hãi của Phăng-tin. GV đọc đoạn từ đầu đến “ông Ma-đơ-len cứu tôi với” và “hắn cứ đứng lì một chỗ…chị rung mình”.
Thao tác 2:
Vậy em hãy cho biết vị thế của Gia- ve trong tác phẩm này là gì? 
- HS trả lời
- GV nhận xét, chốt lại.
Thao tác 3: GV mời một học sinh đọc đoạn từ “rồi ông quay lại nói với Gia-ve” đến “chỉ có thế thôi”.
Ở Gia-ve tác giả đã sử dụng một loạt chi tiết nhằm quy chiếu về một ẩn dụ.Ẩn dụ mà Huy-gô nhằm gợi lên từ hình ảnh Gia-ve là gì?
- HS trả lời
- GV nhận xét, chốt ý: Bằng các thủ pháp nghệ thuật với các lời bình ngoại đề, Huy-gô đã xây dựng thành công bức chân dung Gia-ve với sự tàn bạo và bản tính ác thú. Là đại diện quyền lực của chế độ tư bản chủ nghĩa. Đồng thời thể hiện thái độ kinh tởm, căm ghét của tác giả.
- GV chuyển ý: Hình ảnh con ác thú Gia-ve không chỉ thể hiện qua chân dung bên ngoài mà còn tiếp tục được thể hiện qua cách ứng xử của hắn với những người xung quanh. Ta cùng lần lượt tìm hiểu các nội dung tiếp theo để thấy được điều đó.
Thao tác 4: Tổ chức hoạt động nhóm
- Hình thức:
+ Chia lớp thành 4 nhóm. (4 tổ). Hoạt động theo những nội dung đã được giao chuẩn bị sẵn ở nhà.
+ Đại diện nhóm trình bày vấn đề. Các nhóm khác theo dõi, phản biện, bổ sung.
- Nội dung:
+ Nhóm 1, 2 : Tìm những chi tiết miêu tả ngôn ngữ, hành động, thái độ của Gia-ve đối với Giăng Van-giăng? Qua đó chân dung Gia-ve hiện lên như thế nào?
+ Nhóm 3,4: Tìm những chi tiết miêu tả ngôn ngữ, hành động, thái độ của Gia-ve đối với Phăng-tin ? Qua đó chân dung Gia-ve hiện lên như thế nào?
- Thời gian: 3 phút
- Yêu cầu: HS tìm ra những chi tiết, hình ảnh thể hiện ngôn ngữ, hành động của Gia-ve đối với giăng Van-giăng và Phăng-tin.
- Kết quả cần đạt: khái quát lên được nhân vật Gia-ve để thấy được chân dung đại diện của cái ác.
- Đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét, chốt ý: 
Thao tác 4:
Qua những chi tiết vừa tìm hiểu,em hãy khái quát lên những nét cơ bản về con người Gia-ve?
- HS trả lời
- GV bình luận: Phần con trong Gia-ve quá lớn, lấn át cả phần người, biến Gia-ve thành một con thú thô bạo. Hành động của Gia-ve là sự trút bỏ sự tức giận của một thanh tra máy móc, chỉ biết phục vụ cho nhà cầm quyền một cách mù quáng, không đủ tỉnh táo đề nhìn nhận giữa kẻ xấu, người tốt, giữa hiện tượng và bản chất của vấn đề.
Ngược lại với Gia-ve cả về thái độ và hành động là Giăng Văn-giăng. Bên cạnh chân dung Gia-ve là hiện thân của một con ác thú công cụ tay sai cho chính quyền tư sản, V.Huy-gô đã xây dựng chân dung Giăng Van-giăng là hiện thân của cái đẹp, cái thiện, có tâm hồn thánh thiện, cùng chia sẻ, nếm trải mọi nỗi khổ đau, bất hạnh của con người. Giăng Van-giăng là hiện thân của con người lí tưởng ấy, dưới ngòi bút lãng mạn của Huy-gô.Chân dung giăng Van giăng sẽ được cô trò chúng ta tìm hiểu trong buổi học ngày hôm sau. Bây giờ ta sẽ tới với phần củng cố kiến thức của ngày hôm nay.
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả
- Cuộc đời:
+ V.Huy-gô(1802-1885), tại Tu-lu-zơ
+ Thơ ấu: chịu nhiều thiệt thòi về tình cảm gia đình.
+ Là người thông minh, tài năng nảy nở sớm
+ Suốt đời hoạt động xã hội và chính trị vì sự tiến bộ của thời đại.
- Năm 1985, thế giới kỷ niệm 100 năm ngày mất của V.Huy-gô_ Danh nhân văn hóa thế giới.
- Sự nghiệp:
+ Sáng tác và cuộc đời gắn với thế kỉ XIX thế kỉ đầy bão tố cách mạng.
+ Nghệ sĩ toàn diện, sáng tác 3 thể loại:
 Tiểu thuyết: Những người khốn khổ (1862), Nhà thờ đức bà Pari (1831)
 Thơ: Tia sáng và bóng tối (1840), Trừng phạt (1853)
 Kịch: Héc-na-ni (1830)
=> Tác phẩm thể hiện lòng thương yêu bao la đối với những người dân lao động nghèo khổ. Là cây đại thụ, nhà văn lớn của nước Pháp và nhân loại thế kỉ XIX
=> Được công nhận danh nhân văn hóa thế giới 1985.
2. Tác phẩm
a, Tiểu thuyết những người khốn khổ.
- Tóm tắt: SGK
- Bố cục: 
5 phần: 1.Phăng-tin; 2. Cô-dét. 3. Ma-ri-uýt; 4. Tình ca phố Pơ-luy-mê và anh hùng ca xứ Xanh-đơ-ni; 5. Giăng Van-giăng.
b, Đoạn trích.
- Vị trí: Chương IV, quyển 8, phần thứ nhất tiểu thuyết những người khốn khổ
II. Đọc hiểu khái quát
1. Đọc
2. Tóm tắt
3. Bố cục: Ba phần
+Phần một: từ đầu đến...chị rùng mình
=> Giăng Van-giăng chưa mất hết uy quyền
+ Phần hai: Tiếp đó đến Phăng-tin đã tắt thở
=> Giăng Van-giăng đã mất hết uy quyền
+ Phần ba: còn lại
=> Giăng Van-giăng khôi phục uy quyền
III. Đọc- hiểu.
1. Nhân vật Gia-ve.
a. Vị thế
- Trước đây: chánh thanh tra, đại diện cho quyền lực
- Nay: Dưới quyền của Ma-đơ-len.
=> Phát hiện thân phận thật của Ma-đơ-len => Khôi phục uy quyền
b. Ngoại hình:
+ Giọng nói: không phải tiếng người nói, mà là tiếng thú gầm.=> so sánh, phóng đại.
+ Cặp mắt “như cái móc sắt, với cái nhìn ấy hắn đã quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ”=> so sánh => cặp mắt đầy thú tính
+ Cái cười “Phô ra tất cả hai hàm răng, xung quanh cái mũi là vết nhăn nhúm man rợ, trông như mõm ác thú, Gia-ve mà nghiêm nét mặt lại thì là một con chó dữ, khi cười lại là một con cọp”=> phóng đại
+ Gia-ve chỉ còn mỗi cử chỉ gần giống nhân loại ở chỗ: “khi nào đắc ý, hắn tự thưởng cho mình một mồi thuốc lá
=> Ẩn dụ cho chân dung của Gia-ve là hiện thân của một con ác thú
c. Về hành động, ngôn ngữ:
* Đối với Giăng Van-giăng
- Ngôn ngữ:
+ Xưng hô: mày- tao
+ lời nói: thô lỗ, điên cuồng.
- Hành động: quát, hét, nắm lấy cổ áo, phá lên cười...
=> Ngôn ngữ và hình ảnh được tác giả miêu tả trực tiếp. Thể hiện sự hung dữ, hống hách, thô lỗ và tàn nhẫn như một con thú của Gia-ve.
* Đối với Phăng-tin
- Ngôn ngữ: Con đĩ, gái điếm...=> Đầy khinh miệt: 
- Hành động: 
+ Quát tháo, sĩ nhục.
+ Dập tắt niềm hi vọng cuối cùng của người đang hấp hối
=> Hình ảnh tương phản giữa người đàn bà đau yếu bệnh tật cả về thể lực lẫn tinh thần với một kẻ độc ác, cộc cằn, thô lỗ, vô cảm, mất hết nhân tính
=> Chánh thanh tra cảnh sát, “người cầm quyền khôi phục uy quyền”, con ác thú giữ nhà cho chính quyền tư sản.
 Miêu tả Gia-ve, V.Huy- gô đã sử dụng lối so sánh ngầm và bút pháp phóng đại, để ẩn dụ hình ảnh tên cầm quyền Gia-ve như một ác thú.
E. CỦNG CỐ, RÚT KINH NGHIỆM
I. Củng cố KTKN
Hoạt đống 4: Liên hệ thực tế
Đứng trước một “người cầm quyền” mất hết nhân tính như Gia-ve em có thực sự bị khuất phục? Quan niệm của em về một “người cầm quyền” phải hội tụ đủ những đức tính nào?
- HS trả lời
- GV tổng hợp ý kiến.
- Giáo dục sống đẹp: Sau khi được giám mục Myriel đưa ra khỏi bóng tối của tội ác  đến với ánh sáng của lòng lương thiện, Giăng Van-giăng  đã luôn phấn đấu để trở  thành một người lương thiện đúng nghĩa và chỉ nghe theo mệnh lệnh của trái tim yêu thương. Là kẻ tự nguyện chịu ràng buộc trong những đòi hỏi của bác ái, Giăng Va

File đính kèm:

  • docxNguoi cam quyen khoi phuc uy quyen.docx
Giáo án liên quan