Giáo án Ngữ văn 11 - Hạnh phúc của một tang gia (trích số đỏ) - Vũ Trọng Phụng

Lời dẫn vào bài mới:

Trong làng văn học Việt Nam có một cây bút từng được mệnh danh là “ông vua phóng sự đất Bắc”; “nhà tiểu thuyết lừng lẫy”. Tuổi đời tuy không dài nhưng ông đã để lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ. Đó chính là nhà văn Vũ Trọng Phụng . Mà nói đến ông người ta không khỏi không nhắc đến cuốn tiểu thuyết “Số đỏ” – “có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học” (Ng. Khải). Đọc cuốn tiểu thuyết này thì có lẽ chương thứ 15 – “Hạnh phúc của một tang gia”, để lại trong lòng độc giả nỗi ám ảnh nhất.

 

doc13 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 31909 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Hạnh phúc của một tang gia (trích số đỏ) - Vũ Trọng Phụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h vẫn trong nam khinh nữ , những ông cháu đích ton được xem như con giời con phật vì họ cho rằng những người này có thể giữ hương hỏa và báo hiếu cho ông bà cho cho cha mẹ.Nhưng ông cháu đích tôn ở đây sau bao năm trời ăn chơi ở trời tây thì chỉ chăm chăm nghĩ đến cái gia tài của người quá cố.Vì vậy ông có mong ước" vô cùng chính đáng "cụ Tổ nhanh chóng chết đi để ":Cái chúc thư kia sẻ trở thành hiện thực không chỉ là lý thuyết viễn vông nữa."Thật "có hiếu "thay cho ông cháu đích tôn 
- Đối với Văn Minh vợ và TYPN cái chết của cụ cố Tổ tạo điều kiện gì cho họ? 
- Văn minh vợ và TYPN
+ Họ đều đang sốt ruột chờ đợi để trình diễn tang phục, bộ đồ xô gai tân thời ở tiệm "âu hoá".Cái chết của cụ Cố Tổ trở thành dịp may hiếm có để "lăng xê" những mốt quần áo những thứ quần áo tang phục tối thượng tiết kiệm vải được may với quan niệm quần áo không phải để mặc để che mà để phô diễn da thịt, "Có thể ban cho những ai có tang đang đau đớn vì kẻ chết "cũng được hưởng chút ít hạnh phúc ở đời. 
- Vẽ lên những bộ mặt vụ lợi của đám con cháu này nhà văn cho ta thấy điều gì về bộ mặt xã hội tư sản nửa thực dân ở nước ta đầu thế kỷ? 
- Xã hội tư sản nửa thực dân vừa chào đời đã đầm đìa máu và bùn, con người sống vô tình, vụ lợi, cái chết của một người trở thành dịp kiếm ăn của bao kẻ. Người ta sẵn sàng kinh doanh trên xác người chết. Ngòi bút trào phúng hiện thực của Vũ Trọng Phụng đã không ngần ngại vạch ra chân dung dị dạng đó của nó. 
- GV nhấn mạnh:
Niềm hạnh phúc nảy sinh từ tang gia cứ thế chảy trong mạch huyết trong đám con cháu cụ Tổ từ già tới trẻ, từ lúc phát tang cho tới lúc hạ huyệt. 
- Tuyết được miêu tả như thế nào trong đám tang này?
- Tuyết: 
+ Mặc bộ đồ xô gai ngây thơ, chiếc áo dài voan mỏng, trong có coóc xê, nửa kín nửa hở ... lượn lờ đi lại mời khách, trên mặt điểm một nét buồn lãng mạn. Đi qua đi lại trước mặt các cụ ngực đầy huân chương làn da trắng và bộ ngực thập thò khiến ai nấy đều cảm động hơn là nghe thấy tiếng kèn xuân nữ ai oán. Tuyết đau khổ một cách chính đáng vì không thấy bạn giai đâu. 
- GV nhấn mạnh :
	Với Tuyết đám ma là cơ hội để phô diễn thân thể, thời trang, trình bày với thiên hạ về sự hư hỏng một cách có lí luận của mình, rằng mình mới chỉ đánh mất nửa chữ trinh. 
- Cậu Tú Tân sướng điên lên vì điều gì?
- Cậu Tú Tân: Đi du học mấy năm không đỗ bằng nào, chỉ đem về được mỗi cái máy ảnh. Cậu đang sướng điên lên vì lâu rồi mới có cơ hội để hiện thực hía vm máy ảnh. Cậu ta chạy lên chạy xuống hào hứng bấm máy tanh tách, thậm chí lúc hạ huyệt còn bắt bẻ điều chỉnh từng người mà dẫm bừa lên mồ mả người ta. 
- Như vậy em nhận xét gì bộ mặt con cháu nội ngoại gia đình cố Hồng?
- Gia đình có tang lại là tang cụ cố Tổ nhưng con cháu nội ngoại không một ai khóc thương, suy nghĩ tưởng nhớ. Trái lại họ đều vui vẻ, hả hê. 
- Họ tổ chức đám tang không phải vì là một nghi lễ thiêng liên vĩnh biệt một con người, dứt đi một phần máu mủ mà vì tiền tài, vì danh vọng, vì một mối tình nhem nhuốc, vì một cuộc buôn bán lén lút xấu xa. 
- Mỗi người trong họ đều có một động cơ riêng, một niềm hạnh phúc riêng tây trong đám tang này nhưng họ đều giống nhau ở chỗ bất hiếu, bất nhân, vô đạo đức, mất hết nhân tâm, nhân phẩm. 
- GV thuyết giảng:
	Đúng như cụ cố Tổ khi ốm cũng nói với họ: "Để tao chết. Sống cũng nhục! Cố chạy chữa thì chạy chữa cho cái thanh danh nhà tao mà bọn chúng mày đang bôi nhọ". Và quả thực chúng đã để cụ cố chết nhưng cũng không chạy chữa thanh danh. Họ đang sống một cách nhốn nháo nhưng đang nêu gương cho cả xã hội. 
 -Tuy nhiên cái chết của cố Tổ có phải chỉ mang lại niềm sung sướng cho gia đình cụ? 
 Cái chết của cụ cố Tổ mang lại niềm hạnh phúc sung sướng cho bao kẻ ngoài gia đình. Vậy họ sung sướng vì điều gì, tại sao lại sung sướng? Đó là nội dung chúng ta sẽ tìm hiểu ở tiết sau
- Hai viên cảnh sát Min Đơ và Min Toa đang lúc thất nghiệp thì được thuê giữ trật tự cho đám tang, đã "sung sướng cực điểm".
Ž Đáng cười: cảnh sát mà lại thích thú được thuê giữ trật tự cho đám ma.
- Xã hội trưởng giả bè bạn cụ cố Hồng được dịp khoe các thứ huy chương, phẩm hàm nào là Bắc Đẩu bội tinh, Long bội tinh, nào là Cao Mến bội tinh, Vạn Tượng bội tinh và các thứ râu ria trên mép, dưới cằm, "hoặc dài hoặc ngắn, hoặc đen hoặc hung hung, hoặc lún phún hay rầm rậm, loăn quăn".
Ž Đáng cười: sự phô trương không đúng lúc, đúng chỗ. Hóa ra cái vẻ uy nghi, trưởng giả chỉ là cái vỏ để giấu bên trong bản chất "dê cụ".
- Sư cụ Tăng Phú thì "sung sướng mà vênh váo" vì tin chắc rằng trong số thiên hạ đứng xem ở các phố thế nào cũng có người nhận ra rằng "sư cụ đã đánh đổ được Hội Phật giáo".
Ž Chi tiết hài hước: Ông sư này không đến làm lễ mà để thiên hạ nhận ra mình với thành tích: đánh đổ Hội Phật giáo.
- Sự xuất hiện của Xuân Tóc Đỏ đã làm cho đám tang thêm nhố nhăng hơn với những vật phúng của hắn.Bên cạnh đó Xuân còn bộc lộ thêm một năng lực mới : sự tinh quái láu lỉnh.Hắn biết quảng cáo chính mình và lấy lòng những người mà hắn cần lấy lòng nên cụ bà mới hơt hải chạy lên khen hắn , Tuyết đã liếc mắt cười tình với hắn 
- Hội thoại đám đông tưởng như không ăn nhập gì nhưng đó cũng là tài năng của tác giả khi thể hiện sự vô văn hóa , vô giáo dục cảu bọn thượng lưu giả hiệu này .Phản ánh điều này VTP đã cho thấy sự băng hoại về đạo đức về truyền thống văn hóa.Hà Nội là thủ đô nghìn năm văn hiến , con người Hà Thành nổi tiếng thanh lịch nhưng trong cái xã hội nhố nhăng đó nó bị biến dạng đến đau lòng. 
Gv: Cảnh đám ma gương mẫu được miêu tả như thế nào từ lúc "cất đám" tới lúc "hạ huyệt"? Theo em, đâu là tiếng cười trào phúng, châm biếm sâu cay của nhà văn?
Hs: thảo luận theo nhóm, bình luận đánh giá.
GV bình : Điệp khúc “Đám cứ đi” nhưng không ai nghĩ đến việc đưa đám.Họ đến đây là để chim nhau , cười tình nhau, để khoe những bộ ngực đầy huân chương .....Tác giả cứ như một nhà quay phim đại tài, khi thì lùi ra xa để quay toàn cảnh thì rõ ràng đây là một đám tang vô cùng nghiêm chỉnh đi theo quan tài .Nhưng khi quay cận cảnh thì té ra không phải là một đám tang mà là một đám rước, một đám hội hết sức vui vẻ . Với giọng văn mỉa mai châm biếm , VTP đã lên án đả kích xã hội thượng lưu đã chà đạp lên thuần phong mỹ tục của dân tộc , biến việc đau thương thành một màn hài kịch .Đám tang ở đây gì cũng có nhưng có một cái thiếu đó là tình người 
3. Cảnh "đám ma gương mẫu".
 v Một "đám ma to" được tổ chức "theo cả lối Ta, Tàu, Tây, có kiệu bát bát cống, lợn quay đi lọng, cho đến lốc bốc xoảng và bú dích".
Ž Cái đáng cười: đám ma hổ lốn, tạp pí lù, đám ma mà như đám rước.
 v Người đi đưa: đông đúc, sang trọng, nam nữ "chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau, bằng những vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma"
Ž Cái cười toát lên từ những hành vi, dáng điệu, ngôn ngữ hài hước của 2 đám người: đám bạn cụ cố Hồng và đám "giai thanh gái lịch". Đám tang thành đám diễn trò bịp bợm, lố lăng, đồi bại về văn hóa.
 - Hàng phố "nhốn nháo cả lên khen đám ma to", họ chú ý kiểu quần áo tang của tiệm may Âu hóa Ž Đám người không phân biệt được phải trái, đúng sai chủ yếu là thỏa mãn sự hiếu kì, thích cái lạ đời, dị thường
v Giọng điệu, thái độ của nhà văn đối với xã hội thượng lưu.
- Bằng một giọng văn mỉa mai và thủ pháp cường điệu hóa, Vũ Trọng Phụng đang giễu cợt những kẻ đang tổ chức và tham gia đám tang.
- Điệp khúc "Đám cứ đi" có ý nghĩa hài hước đặc biệt. Miêu tả cái "đám cứ đi", nhà văn muốn phơi bày tất cả sự giả dối, bịp bợm, vô đạo đức của cái xã hội thượng lưu đang hãnh tiến, đắc chí.
- Bên cạnh giọng văn mỉa mai, Vũ Trọng Phụng đã dựng lên 1 loạt các chân dung biếm họa bao gồm các cá nhân, tập thể. Kết hợp với sự tương phản tạo nên cái nghịch dị, làm bật lên tiếng cười trào phúng.
GV bình : Màn kịch kết thúc bằng tiếng khóc đặc biệt của ông Phán mọc sừng.Tiếng khóc của ông cứ như là gào lên nhanh nhanh lấp người đã khuất. Ai cũng chú ý đến ông cháu rể quý hóa này với mọt thái độ vô cùng xúc động và thông cảm.Nhưng ông là một diễn viên đại tài .Bên cạnh hành động khóc muốn ngất đi đó ông rất tỉnh táo dúi vào tay Xuân 5 đồng bạc để giữ chữ tín để ông còn tính những chuyện làm ăn tiếp theo.Giọng văn của VTP sao mà mỉa mai chua xót 
III. TỔNG KẾT. 
- Giá trị nội dung: Vạch trần sự thật xấu xa của xã hội thượng lưu, được gọi là "Âu hóa", "văn minh". Qua đoạn trích cũng gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về sự tha hóa đạo đức của một bộ phận người dân trong xã hội Việt Nam trước đây.
- Giá trị nghệ thuật: 
 + Bút pháp châm biếm mãnh liệt.
 + Có nhiều tình huống khác nhau, tạo nên một màn hài kịch phong phú.
 + Thủ pháp tương phản, đối lập với phóng đại tạo nên những bức chân dung biếm họa độc đáo.
 Luyeän ñeà HAÏNH PHUÙC CUÛA MOÄT TANG GIA - VUÕ TROÏNG PHUÏNG
Đề 1: Trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” (trích Số đỏ- Vũ Trọng Phụng) có câu “Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm”, anh chị hãy nêu ngắn gọn niềm hạnh phúc của các thành viên trong gia đình cụ cố Hồng sau cái chết của cụ tổ. Từ đó, nhận xét về ý nghĩa trào phúng của đoạn trích.
1.Niềm hạnh phúc của các thành viên trong gia đình cụ cố Hồng sau cái chết của cụ tổ:
- Niềm vui chung: được chia gia tài ///// - Niềm vui riêng:
2. Ý nghĩa trào phúng của đoạn trích:
- Vạch trần bộ mặt đạo đức giả,lạnh lùng,tàn nhẫn,hám tiền hám lợi,đại bất hiếu của gia đình cụ cố Hồng.
- Qua đó, phê phán mạnh mẽ bản chất giả dối và sự lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” ở thành thị ViệtNamnhững năm trước cách mạng tháng Tám
Đề 2: Phân tích nghệ thuật trào phúng độc đáo của VTP qua đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”- Số đỏ”.
I. Mở bài
II. Thân bài
A). Nhận xét chung về tiếng cười trào phúng
- Tiếng cười trào phúng là tiếng cười tư tưởng. Tư tưởng chi phối tác phẩm của VTP chính là niềm căm thù xã hội đương thời. Và phong cách nghệ thuật của một cuốn tiểu thuyết phụ thuộc vào tài năng của nhà văn khi dàn dựng những tình huống oái oăm, vô lí, khi xây dựng được những bức chân dung quái thai, kì quặc bằng một biện pháp phóng đại để tạo được tiếng cười hả hê. Và đ

File đính kèm:

  • docTuan 12 Hanh phuc cua mot tang gia.doc
Giáo án liên quan