Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 90

A. Mục tiêu: Giúp HS

- Củng cố và nâng cao kiến thức về phép điệp và phép đối trong việc sử dụng tiếng Việt

- Có kĩ năng nhận biết, phân tích cấu tạo và tác dụng của hai phép tu từ trên và có khả năng sử dụng được các phép tu từ đó khi cần thiết

- Thấy được vẻ đẹp của tiếng Việt để yêu quý, tôn trọng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

B. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành bài dạy

1. Phương tiện thực hiện: - GV: SGV, SGK, STK, giáo án

 - HS: SGK, vở ghi, vở soạn

2. Cách thức tiến hành bài dạy - Phương pháp vấn đáp

 - Phương pháp quy nạp

 - Thảo luận trao đổi củng cố kiến thức

C.Tiến trình bài dạy

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: 1. Văn bản văn học là gì?

 2. Trình bày cấu trúc của một văn bản văn học

3.Dạy bài mới

 

doc2 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2116 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 90, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 90 THỰC HÀNH CÁC PHÉP TU TỪ PHÉP ĐIỆP VÀ PHÉP ĐỐI
Ngày soạn: 08/04/2010
Mục tiêu: Giúp HS 
- Củng cố và nâng cao kiến thức về phép điệp và phép đối trong việc sử dụng tiếng Việt
- Có kĩ năng nhận biết, phân tích cấu tạo và tác dụng của hai phép tu từ trên và có khả năng sử dụng được các phép tu từ đó khi cần thiết
- Thấy được vẻ đẹp của tiếng Việt để yêu quý, tôn trọng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
B. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành bài dạy
Phương tiện thực hiện: - GV: SGV, SGK, STK, giáo án
 - HS: SGK, vở ghi, vở soạn
Cách thức tiến hành bài dạy - Phương pháp vấn đáp
 - Phương pháp quy nạp
 - Thảo luận trao đổi củng cố kiến thức
C.Tiến trình bài dạy
Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: 1. Văn bản văn học là gì?
 2. Trình bày cấu trúc của một văn bản văn học
3.Dạy bài mới
3.1 Lời vào bài: 
3.2 Bài dạy
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI DẠY 
Hoạt động 1: tìm hiểu về phép điệp
TT1: GV phân tích phép điệp trong VD 
TT2: Phép điệp là gì?Cho ví dụ?
 TT3: phép điệp có tác dụng ntn?
 TT4: làm các bài tập sgk
Các nhóm thảo luận đưa ra kết quả 
Hoạt động 2: Tìm hiểu về phép đối
TT1: GV cho VD và phân tích
TT2 : Phép đối là gì ? Cho ví dụ?
TT3: phép đối có tác dụng ntn?
TT4: làm các bài tập sgk
Các nhóm thảo luận đưa ra kết quả 
 Hoạt động 3: Củng cố và luyện tập
TT1: Nhắc lại kiến thức “phép đối là gì”, “phép điệp là gì”
TT2: làm bài tập
Phép điệp
1.Ví dụ:
 Gió đập cành tre, gió đánh cành tre
 Chiếc thuyền anh vẫn le te đợi nàng
 2Phép điệp là gì?
-Là cách lặp lại từ ngữ trong câu hoặc trong cụm từ
- Tác dụng: làm tăng sức diễn đạt, tạo sự biểu cảm
 3.Thực hành
a, Nếu thay “nụ tầm xuân” bằng những hình ảnh khác sẽ không nhấn mạnh được hình ảnh của người con gái và bài ca dao thiếu sự liên kết ý, tính logic
b, Việc lặp lại các hình ảnh “chim vào lồng” “cá cắn câu” thể hiện ró hơn thân phận bị ràng buộc của người con gái, ngầm ý trách móc chàng trai và tấm chân tình mà cô gái vẫn dành cho chàng
c, Các câu ở ngữ liệu 2, không phải là phép điệp tu từ. Việc lặp từ trong các câu đó có tác dụng tạo âm điệu cho câu văn, tạo sự dễ nhớ
Phép đối
1. Ví dụ: 
- Làn thu thủy/nét xuân sơn
- Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
 Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
2. Phép đối là gì?
- Là cách đặt các đơn vị ngôn ngữ cân xứng nhau
- Tác dụng: tạo sự cân đối, bổ sung ý nghĩa cho nhau, tạo ra cảm giác hoàn chỉnh.
 3.Thực hành
a, Cách sắp xếp từ ngữ:
- Chim có tổ / người có tông: đối về loại từ
- Đói cho sạch / rách cho thơm: đối về loại từ
- Người có chí ắt phải nên, nhà có nền ắt phải vững: đối về cấu trúc, đối về ý nghĩa
b, Câu 3 đối trong mỗi câu 
Khuôn trăng đầy đặn/nét ngài nở nang
Mây thua nước tóc/tuyết nhường màu da
 Câu 4 đối giữa hai câu với nhau
Rắp mượn/Trót đem
Điền viên/thân thế
Vui tuế nguyệt/hẹn tang bồng
III. Củng cố, luyện tập
Củng cố
nâng cao kiến thức về phép điệp và phép đối
Luyện kĩ năng phân tích và sử dụng phép điệp, phép đối
Luyện tập
Tìm trong các văn bản đã học có sử dụng phép điệp và phép đối
 + Phép điệp: Khi sao phong gấm rủ là
 Giờ sao tan tác như hoa giữa đường
 + Phép đối: Biết bao bướm lả ong lơi
 Dập dìu lá gió cành chim
 Khi tỉnh rượu lúc tàn canh
D. Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài mới
- Xem lại các bài tập, làm bài tập 3/126
- Soạn bài : Nội dung và hình thức của văn bản văn học
Tìm hiểu khái niệm nội dung và hình thức
Tầm quan trong của nội dung và hình thức đối với văn bản văn học

File đính kèm:

  • doc90 PHEP DIEP VA PHEP DOI.doc
Giáo án liên quan