Giáo án ngữ văn 10 -- Tiết 88
Giúp học sinh:
- Hiểu được lý tưởng anh hùng của Nguyễn Du qua nhân vật Từ Hải
- Thấy được nghệ thuật tả người anh hùng trong đoạn trích
- Kết hợp các phương pháp dạy học văn theo đặc trưng thể loại.
- Đặt đoạn trích trong ngữ cảnh chung để thấy được cảm hứng ngợi ca, khẳng định của Nguyễn Du về người anh hùng Từ Hải.
- Tổ chức trao đổi, thảo luận nhóm.
Du) Người soạn: Trần Thị Hải Vân I. Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh: - Hiểu được lý tưởng anh hùng của Nguyễn Du qua nhân vật Từ Hải - Thấy được nghệ thuật tả người anh hùng trong đoạn trích II. Cách thức tiến hành - Kết hợp các phương pháp dạy học văn theo đặc trưng thể loại. - Đặt đoạn trích trong ngữ cảnh chung để thấy được cảm hứng ngợi ca, khẳng định của Nguyễn Du về người anh hùng Từ Hải. - Tổ chức trao đổi, thảo luận nhóm. III. Phương tiện dạy học - SGK ngữ văn 10, SGV ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo - Máy chiếu minh hoạ IV. Tiến trình lên lớp * Ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ * Giới thiệu bài mới. Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt I. Đọc – tìm hiểu chung II. Đọc hiểu 1. Vị trí Gọi HS đọc phần tiểu dẫn: cho biết vị trí đoạn trích? 2. Văn bản a. Đọc văn bản Hướng dẫn đọc b. Bố cục: II. Đọc hiểu văn bản GV dẫn dắt 1. Chí khí của Từ Hải - Bốn câu đầu: Câu hỏi thảo luận: đọc đoạn trích (chú ý ngôn ngữ của tác giả), chỉ ra những từ ngữ Nguyễn Du dùng miêu tả Từ Hải? Từ ngữ chỉ hành động của nhân vật? Nhận xét về tính chất, đặc điểm của từ ngữ đó? Tác dụng trong việc thể hiện chí khí của Từ Hải. Qua tìm hiểu về ngôn ngữ của tác giả, hãy hình dung về Từ Hải? - 12 câu tiếp theo Trước cảnh chia biệt, Kiều đã nói gì với Từ Hải? Đọc những lời thoại Từ Hải nói với Kiều. Dựa vào chú thích, yêu cầu HS cắt nghĩa từ khó? Thuyết minh lại nội dung câu trả lời của Từ Hải với Thuý Kiều? Rút ra chí khí của Từ Hải được bộc lộ từ đó? So sánh với khát vọng của những trang nam nhi thời phong kiến qua thơ văn, đánh giá khát vọng của Từ Hải? Khát vọng lập một sự nghiệp phi thường như thế, Từ Hải có niềm tin ở sự thành công hay không? Từ những điều đã biết, hãy phát biểu cảm nghĩ của em về người anh hùng Từ Hải? - Hai câu cuối 2. Giá trị nội dung - nghệ thuật đoạn trích III. Tổng kết HS đọc ghi nhớ SGK IV. Luyện tập Yêu cầu HS làm bài tập trong phiếu học tập. V. Bài tập về nhà Làm các bài tập trong sách bài tập Chuẩn bị tiếp bài tiết 2. - Đoạn trước: - Trích đoạn từ câu 2.213 – 2.230 nói về cuộc chia biệt giữa Từ Hải và Thuý Kiều, trong đó tập trung miêu tả hình ảnh người ra đi: Từ Hải. - Trích đoạn là sự sáng tạo riêng của Nguyễn Du so với cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân 4 câu đầu: lời kể của Nguyễn Du 3 phần: 12 câu tiếp: lời đối thoại của Từ Hải và Thuý Kiều 2 câu cuối: lời đánh giá của Nguyễn Du (Xuất phát từ mục đích “ thi dĩ ngôn chí”, văn học trung đại nói rất nhiều đến chí khí của những trang nam tử. Chí là mục đích cao hướng tới Khí là quyết tâm, nghị lực để đạt tới mục đích. Hơn nữa, Từ Hải lại là nhân vật lí tưởng, giấc mộng anh hùng của Nguyễn Du. Vì vậy, ở đoạn trích, Nguyễn Du đã tập trung khắc hoạ Từ Hải ở vẻ đẹp của chí khí anh hùng ở tầm vóc và quyết tâm đạt đến ước mơ, khát vọng đó. * Ngôn ngữ miêu tả Từ Hải: + Trượng phu: trang nam nhi có chí khí Anh hùng với sắc thái tôn xưng. + Động lòng bốn phương: thấy trong lòng náo nức chí khí tung hoành trong thiên hạ. Hình ảnh chỉ không gian khoáng đạt, nâng tầm vóc con người sánh ngang vũ trụ “ Từ Hải không phải là người của một nhà, một họ, một xóm, một làng, Từ Hải là người của trời đất, của bốn phương” (Hoài Thanh). + Trông vời (chú thích): trông ra xa, hướng đến không gian trời bể mênh mang, không gian rộng lớn của vũ trụ. + Thanh gươm yên ngựa: tư thế sẵn sàng như che đầy cả trời đất. * Hành động của Từ Hải + Thoắt (chú thích): nhanh chóng trong khoảnh khắc bất ngờ. + Thẳng rong: đi liền một mạch, chỉ có một hướng, dứt khoát, không bị chi phối bởi bất cứ điều gì. + Quyết lời, dứt áo (hai câu cuối): hành động hiên ngang, kiên quyết, hùng dũng. * Nhận xét - Ngôn ngữ miêu tả mang tính ước lệ, tượng trưng, sắc thái tôn xưng, thể hiện sự trân trọng ngợi ca của Nguyễn Du với nhân vật của mình. - Ngôn ngữ chỉ hành động nhân vật dứt khoát → đặc điểm chung của thi pháp văn học trung đại khi khắc hoạ nhân vật anh hùng. * Hình dung về Từ Hải Từ Hải là người anh hùng có lí tưởng, khao khát sống tự do, vẫy vùng giữa trời cao đất rộng, không chịu sự trói buộc nào…Lí tưởng ấy được đặt giữa không gian rộng lớn của vũ trụ mênh mang (cảm hứng chung khi miêu tả người anh hùng trung đại). Không gian đó chẳng những nâng tầm vóc của con người sánh ngang tầm vũ trụ mà còn chắp cánh cho những ước mơ, khát vọng lớn lao phi thường của tráng sĩ ấy. - Lời của Thuý Kiều Nàng rằng: “phận gái chữ tòng Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi” → thể hiện ước nguyện ra đi để cùng chia sẻ, cùng tiếp sức gánh vác công việc với chồng. - Lời của Từ Hải: + Tâm phúc tương tri: hiểu nhau sâu sắc, tri âm tri kỉ của nhau. + Nữ nhi thường tình: cái tình thông thường của đàn bà con gái. + Tinh binh: binh lính tinh nhuệ. + Mặt phi thường: xuất chúng hơn người. + Nghi gia: chỉ việc về nhà chồng. Từ chối ước muốn của Kiều Thuyết phục - bộc lộ chí khí, khát vọng “ Bao giờ mười vạn tinh binh Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường Làm cho rõ mặt phi thường Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia” Phạm Ngũ Lão: Công danh nam tử còn vương nợ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu Nguyễn Công Trứ: Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông → Khát vọng lập công danh: giúp vua trị quốc bình thiên hạ Khát vọng của Từ Hải: khát vọng một sự nghiệp anh hùng, một cơ đồ lớn → đó là một khát vọng phi thường Niềm tin: Đành lòng chờ đó ít lâu Chày chăng là một năm sau vội gì Một năm cho một sự nghiệp long trời lở đất → chí khí, bản lĩnh phi thường. Khái quát: Từ Hải là người anh hùng có chí khí, hoài bão, khát vọng phi thường, không chịu trói mình trong cuộc sống tù túng, chật hẹp. Con người ấy đã nói là làm, đã nói là đi: đi để vẫy vùng cho phỉ sức, phỉ chí cũng vì bất bình trước những oan khổ của nàng Kiều; lớn lao hơn Từ Hải ra đi để thực hiện công lý trong một xã hội không có công lý. Quyết lời dứt áo ra đi Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi Với một khát vọng và một chí khí phi thường như thế, tư thế ra đi của người anh hùng ấy cũng là một tư thế kiêu hùng: như chim bằng cưỡi gió, bay cao, bay xa ngoài biển lớn bát ngát, sánh ngang tầm vũ trụ. * Nội dung: Từ Hải là nhân vật lí tưởng của Nguyễn Du, giấc mộng lớn trong đời Nguyễn Du - giấc mộng anh hùng, nơi Nguyễn Du gửi gắm khát vọng tự do, vẫy vùng chống áp bức bất công của xã hội. * Nghệ thuật: Nguyễn Du đã thành công trong việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp miêu tả theo khuynh hướng lí tưởng hoá (ngôn ngữ ước lệ tượng trưng với sắc thái trang trọng; cảm hứng vũ trụ…) khi xây dựng nhân vật Từ Hải. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI 1- 4 câu thơ đầu: đọc và chỉ ra những ngôn ngữ Nguyễn Du dùng miêu tả Từ Hải? Ngôn ngữ miêu tả hành động của Từ Hải? Giải nghĩa những ngôn ngữ đó, nhận xét tính chất, đặc điểm của ngôn ngữ đó? Tác dụng của ngôn ngữ đó trong việc thể hiện chí khí của Từ Hải? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… 2- 12 câu tiếp: đối thoại giữa Từ Hải – Thuý Kiều trước lúc chia biệt. Tìm hiểu và cho biết: Kiều đã nói gì với Từ Hải? Từ Hải đã nói gì với Kiều? (cắt nghĩa những từ khó: tâm phúc tương tri; nữ nhi thường tình; tinh binh; mặt phi thường; nghi gia) . Thuyết minh lại nội dung câu trả lời của Từ Hải với Kiều, chí khí Từ Hải bộc lộ như thế nào qua đó? Tìm những câu thơ trong văn học trung đại thể hiện chi khí, khát vọng của người anh hùng (thơ Phạm Ngũ Lão; thơ Nguyễn Công Trứ…). So sánh với chí khí, khát vọng của Từ Hải và đánh giá? ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… 3- 2 câu cuối: hình dung tư thế ra đi của Từ Hải? ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 4- Từ tất cả những điều đã biết, hãy phát biểu cảm nhận của em về người anh hùng Từ Hải? …………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… PHIẾU HỌC TẬP Khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu hỏi sau: Câu 1: Lời Từ Hải nói trong lúc chia tay Thuý Kiều cho thấy nhân vật này là: A. Người có chí khí phi thường và rất tự tin trong cuộc sống B. Yêu thường Thuý Kiều nên mong mỏi ở nàng những phẩm chất khác với “nữ nhi thường tình”. C. Muốn lập công danh để xứng đáng hơn nữa với sự trân trọng mà Thuý Kiều dành cho mình. D. Cả ba ý trên đều đúng. Câu 2: Đoạn “Chí khí anh hùng” (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) có gì giống và khác so với “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân? A. Giống hoàn toàn C. Có phần giống, có phần khác B. Khác hoàn toàn D. Đoạn này không có trong “Kim Vân Kiều truyện” Câu 3: Dưới đây là một số thông tin về nhân vật Từ Hải trong “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân. Hãy so sánh nhân vật Từ Hải của Nguyễn Du với nhân vật Từ Hải của Thanh Tâm Tài Nhân? “…lúc ấy có một tên hảo hán tên Hải họ Từ , tự là Minh Sơn, có tính khoáng đạt rộng rãi, giàu sang coi nhẹ, tì thiếp coi thường; lại còn tinh cả lục thao tam lược, nổi danh cái thế anh hùng. Trước cũng theo nghề nghiên bút, thi hỏng mấy khoa, sai mới quay ra thương mại, tiền của có thừa, lại thích kết giao với giang hồ hiệp khách…” (hồi 17 “Kim Vân Kiều truyện”). “…khi Từ Hải thành sự nghiệp, Kiều trở thành phu nhân, phu nhân khuyên chàng nên cấm binh sĩ không được đốt nhà cướp của, giết hại trẻ già, Minh Sơn nghe theo hết thảy…” …………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………
File đính kèm:
- giang van chi khi anh hung.doc