Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 82

A. Mục đích yêu cầu:

Giúp HS

- Hiểu được tình yêu sâu nặng và bi kịch của Kiều qua đoạn trích. Đối với Kiều, tình và hiếu thống nhất chặt chẽ

- Nắm được nghệ thuật miêu tả nội tâm qua đoạn trích

B. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành bài dạy

1. Phương tiện thực hiện: - GV: SGV, SGK, STK, giáo án

 - HS: SGK, vở ghi, vở soạn

2. Cách thức tiến hành bài dạy - Phương pháp vấn đáp

 - Phương pháp quy nạp

 - Thảo luận trao đổi củng cố kiến thức

C.Tiến trình bài dạy

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: Nêu những đặc điểm của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật ?

3.Dạy bài mới

* Lời vào bài: Nhân vật chính của “Truyện Kiều” đã trải qua bao thăng trầm đau khổ. Hôm nay, chúng ta sẽ học đoạn trích “Trao duyên” để hiểu và đồng cảm hơn tâm trạng của Thúy Kiều trước khi bước vào cuộc sống “Thanh y hai lượt thanh lâu hai lần”

 

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2448 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 82, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân môn: Đọc văn
Tiết : 82 TRAO DUYÊN (TRUYỆN KIỀU-Nguyễn Du)
Ngày soạn: 12/03/2010 
Mục đích yêu cầu: 
Giúp HS 
- Hiểu được tình yêu sâu nặng và bi kịch của Kiều qua đoạn trích. Đối với Kiều, tình và hiếu thống nhất chặt chẽ
- Nắm được nghệ thuật miêu tả nội tâm qua đoạn trích
B. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành bài dạy
Phương tiện thực hiện: - GV: SGV, SGK, STK, giáo án
 - HS: SGK, vở ghi, vở soạn
Cách thức tiến hành bài dạy - Phương pháp vấn đáp
 - Phương pháp quy nạp
 - Thảo luận trao đổi củng cố kiến thức
C.Tiến trình bài dạy
Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu những đặc điểm của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật ?
3.Dạy bài mới
* Lời vào bài: Nhân vật chính của “Truyện Kiều” đã trải qua bao thăng trầm đau khổ. Hôm nay, chúng ta sẽ học đoạn trích “Trao duyên” để hiểu và đồng cảm hơn tâm trạng của Thúy Kiều trước khi bước vào cuộc sống “Thanh y hai lượt thanh lâu hai lần”
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
 NỘI DUNG BÀI DẠY 
Hoạt động 1: tìm hiểu chung về đoạn trích
TT 1: Đọc tiểu dẫn sgk/ 103, từ đó nêu vị trí đoạn trích? 
TT2: Phân chia bố cục đoạn trích và khái quát nội dung từng đoạn?
 Hoạt động 2: Đọc hiểu
TT1: Đọc diễn cảm đoạn trích
TT2: Vì sao Kiều lại nói với em rất nhún nhường trong hai câu đầu? Cách dùng các từ : cậy, chịu, lạy , thưa có ý nghĩa như thế nào?
TT3: Nhận xét nghệ thuật dùng từ của Ng Du?
TT4: Kiều thưa với Vân điều gì?
TT5: Nhận xét về cách cậy nhờ của Kiều?
TT6: Kiều đã kể lại mối tình của mình ntn?
TT7: Hoàn cảnh đã đặt Kiều ở tình huống nào?
TT 8: Kiều đã đưa ra những cơ sở nào để thuyết phục em?Em nhận xét gì về cách sử dụng ngôn ngữ của Kiều?
TT9: Kiều trao cho Vân những kỉ vật gì? Những kỉ vật đó có ý nghĩa như thế nào?
TT10: Kiều trao kỉ vật cho em nhưng thực chất nàng đang mang tâm trạng gì?Những từ ngữ nào thể hiện tâm trạng của nàng?
TT11: Sau khi trao duyên, Kiều căn dặn Vân điều gì?
(Mô tip chiêu hồn, gọi hồn: nhà thơ quan tâm đến sự oan ức trong cái chết của những người bất hạnh- một phương diện độc đáo của CN nhân đạo của Ng Du)
TT12: Trong những câu cuối Kiều đang nói với ai? Nói những gì?
TT13: Nhận xét cách xưng hô của Kiều với Kim
TT14: Tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên, trao kỉ vật cho T Vân?
 Hoạt động 3: tổng kết
TT1: Nêu những giá trị nghệ thuật của đoạn trích?
TT2: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm?
HĐộng 4: Củng cố, luyện tập
TT 1: Gọi HS đọc ghi nhớ
TT 2: GV gợi ý HS làm bài tập 4 sgk/ 106( về nhà)
Tìm hiểu chung
Vị trí đoạn trích
- Tai họa xảy ra cho gia đình, Kiều quyết định bán mình chuộc cha. Trong đêm cuối cùng ở lại nhà, sóng gió nổi lên trong tâm hồn nàng. Kiều quyết định trao duyên cho Vân, nhờ Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng
Bố cục
Đoạn 1: “ Cậy em…thơm lây”: Kiều thuyết phục để trao duyên cho Thúy Vân
Đoạn 2: “Chiếc vành…thác oan”:Kiều trao kỉ vật và dặn dò Thúy Vân
Đoạn 3: còn lại:Tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên
 Đọc hiểu
Kiều thuyết phục để trao duyêncho Thúy Vân
Câu 1,2:
+ cậy em: nương tựa, gửi gắm, tin tưởng, nài ép
 + chịu lời: nhận lời với sự thông cảm 
 + lạy , thưa: tỏ lòng biết ơn trước sự hi sinh & tạo không khí trang nghiêm cho buổi trao duyên
®Từ ngữ chọn lọc: thuyết phục
Câu 3,4
 + đứt gánh tương tư: mối tình giữa Kiều-Kim đã đứt đoạn nửa chừng-> sự bất lực của Thúy Kiều, phó thác cho em
 + mối tơ thừa: Kiều thấu hiểu nỗi thiệt thòi của em
 + mặc em: phó mặc cho em, ràng buộc em phải gánh vác thay chị
ủy thác, nài ép, không cho Vân có cơ hội từ chối
Câu 5,6,7,8 :Kiều kể về chuyện tình
 +Ngày quạt ước, đêm chén thề®Hình ảnh ước lệ: tình yêu gắn bó
 +Hiếu, tình: nàng phải chọn giữa 2 giá trị tinh thần : chữ tình, chữ hiếu→hiếu
 -Câu 9,10: thuyết phục em
 + Lý: ngày xuân em còn dài: Vân vẫn còn thời gian yên ấm cùng gia đình
 + Tình: xót tình máu mủ mà thay chị thực hiện lời nước non với chàng Kim
-Thành ngữ: thịt nát xương mòn, ngậm cười chín suối®lòng biết ơn của Kiều
ÞLời lẽ khôn ngoan , tế nhị, lí lẽ sẵc bén.
 Ngôn ngữ của lí trí: khôn ngoan, đầy sức thuyết phục khiến Vân không thể từ chối.
 Ngôn ngữ bác học kết hợp ngôn ngữ bình dân
 2. Kiều trao kỉ vật và dặn dò Thúy Vân
- Trao những kỉ vật : chiếc vành, bức tờ mây, phím đàn, mảnh hương nguyền®kỉ niệm tình yêu mặn nồng
 + của chung: trao duyên chứ không trao tình
 + dù em…chẳng quên: trao duyên mà vẫn không muốn mất Kim, mất tình yêu
-> Sự mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm
-Dặn dò em: Mai sau… hồn, nát thân, dạ đài, thác oan®Cảm thấy cuộc đời vô nghĩa khi không còn tình yêu, nghĩ đến cái chết oan nghiệt.Nàng đau xót, thương thân.
 ÞTâm trạng giằng xé, đau đớn, luyến tiếc : Kiều trao duyên chứ không trao tình
3.Tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên
-Kiều nghĩ đến thực tại:
 + Trâm gãy gương tan, tơ duyên ngắn ngủi
 ®tình duyên dang dở -> lời kêu than, tiếc nuối
 + phận bạc như vôi, nước chảy hoa trôi
®than than trách phận
ÞThành ngữ : sự tan vỡ trong tình yêu®tột cùng đau đớn, mất mát
-Cách xưng hô: tình quân, Kim lang, chàng-> mối tình sâu nặng : tăng nỗi đau đớn khi bị chia lìa
-Câu cảm thán, điệp từ, hô ngữ, thành ngữ-> tạ lỗi cùng Kim vì đã lỗi hẹn : nỗi đau đớn, tuyệt vọng.
ÞNhững lời độc thoại nội tâm : Kiều quên hết thực tại, chìm đắm trong nỗi tuyệt vọng, đau đớn
*Nhân cách cao thượng: hi sinh tình yêu để làm tròn chữ hiếu
III. Tổng kết
 1.Giá trị nghệ thuật
Xen lẫn lời đối thoại và độc thoại nội tâm
Nắm bắt tinh tế quy luật diễn biến tâm lí của nhân vật
Điêu luyện trong cách dùng từ ngữ, thành ngữ
Kết hợp nhuần nhuyễn ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân
2.Giá trị nội dung
Qua đoạn trích, Nguyễn Du ca ngợi lòng vị tha, đức hi sinh của Thúy Kiều.Bên cạnh đó, ông bộc lộ sự đồng cảm đối với thân phận của một người con gái tài hoa, bất hạnh trong một xã hội bất công, tàn bạo.
IV.Củng cố , luyện tập: 
 1.Củng cố:
ghi nhớ/ sgk/ 106
 2.Luyện tập: 
Làm bài tập 4/106 sgk
 D Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài mới:
- Học bài cũ: học thuộc đoạn thơ, nắm quá trình thay đổi tâm trạng của Thúy Kiều, nghệ thuật miêu tả nội tâm của Nguyễn Du
- Soạn bài mới: đoạn trích “Nỗi thương mình”
 + các câu hỏi hướng dẫn học bài
 + điều gì tốt đẹp ở Kiều qua đoạn trích?

File đính kèm:

  • doc82 Trao duyen-Dao.doc
Giáo án liên quan