Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 81

A.Mục tiêu bài học: Giúp HS

 - Nắm rõ môt số nét chính về hoàn cảnh xã hội và tiểu sử Nguyễn Du có ảnh hưởng đến các sáng tác của ông

- Nắm được một số đặc điểm chính trong sự nghiệp sang tác và những đặc trưng cơ bản về nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm của Nguyễn Du

- Nắm được một số đặc điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều qua các đoạn trích

B.Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành dạy học

 1.Phương tiện thực hiện :

 -SGK, SGV, TLTK

 -Thiết kế bài học

 2.Cách thức tiến hành dạy học:

 -Tổ chức giờ dạy theo hình thức trao đổi, thảo luận, sử dụng phương pháp quy nạp

 -Tổ chức cho hs luyện tập củng cố, khắc sâu kiến thức.

C.Tiến trình tổ chức dạy học:

 1.Ổn định lớp :

 2. Kiểm tra bài cũ:

 3.Giới thiệu bài mới:

 4.Tìm hiểu bài:

 

doc2 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2368 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 81, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên phân môn 	: Đọc văn
Tiết 	 	: 81 
 Ngày soạn 	: 12/03/2010 
 Tên bài mới : TRUYỆN KIỀU- Nguyễn Du-
A.Mục tiêu bài học: Giúp HS
 - Nắm rõ môt số nét chính về hoàn cảnh xã hội và tiểu sử Nguyễn Du có ảnh hưởng đến các sáng tác của ông
- Nắm được một số đặc điểm chính trong sự nghiệp sang tác và những đặc trưng cơ bản về nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm của Nguyễn Du
- Nắm được một số đặc điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều qua các đoạn trích
B.Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành dạy học
 1.Phương tiện thực hiện :
 -SGK, SGV, TLTK
 -Thiết kế bài học
 2.Cách thức tiến hành dạy học:
 -Tổ chức giờ dạy theo hình thức trao đổi, thảo luận, sử dụng phương pháp quy nạp
 -Tổ chức cho hs luyện tập củng cố, khắc sâu kiến thức.
C.Tiến trình tổ chức dạy học:
 1.Ổn định lớp :
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3.Giới thiệu bài mới:
 4.Tìm hiểu bài:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: tìm hiểu đôi nét về cuộc đời tác giả
TT 1: Nêu những nét chính về tác giả 
TT2: Nêu những nhân tố góp phần tạo nên hồn thơ Nguyễn Du
(Bao giờ ngàn Hống hết cây
 Sông Rum hết nước họ này hết quan)
TT3: Em suy nghĩ gì về thời gian 10 năm gió bụi của Nguyễn Du?
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự nghiệp văn học của Nguyễn Du
TT1: Nêu các sáng tác chính của Nguyễn Du
TT2: Tác phẩm chữ Hán của ND được sáng tác trong những hoàn cảnh cụ thể nào?
 (-Nào vây cá, gân hươu
Lợn dê mâm đầy bát
Quan lớn không chạm đũa
Tùy tùng chỉ nếm chút (Sở kiến hành)
-Ăn mày là ai, ăn mày là ta
Đói cơm rách áo hóa ra ăn mày
 (Sở kiến hành)
Ai vẽ bức tranh này
Dâng lên nhà vua (Sở kiến hành)
Thoảng mấy tiếng, thầm rơi giọt lệ
Lọt tai mà như xé tấc son
Giật mình hai chục năm tròn
Tiệc bên hồ Giám người còn chưa quên
 (Long Thành cầm giả ca)
TT3: Những hiểu biết của em về Tr Kiều?
TT4: Theo em, “Truyện Kiều” hấp dẫn người đọc ở yếu tố nào?
TT5: Nêu một số đặc điểm về nội dung trong sáng tác của Nguyễn Du?
TT6:Nêu một số đặc điểm về nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Du
Những nhân tố góp phần tạo nên hồn thơ Nguyễn Du
*Quê hương:
Quê cha ở Hà Tĩnh: vùng quê cằn cỗi nhưng có nhiều nhân tài
Quê mẹ ở Bắc Ninh: giàu truyền thống văn hóa
Quê vợ ở Thái Bình: nghèo nhưng cần cù và chất phác
Sinh ra và lớn lên ở Thăng Long: vùng đất nghìn năm văn hiến
-> Chất tài hoa và trữ tình
* Gia đình:
- đại quý tộc, nhiều đời làm quan và nhiều người sáng tác văn học-> cái nôi học vấn
* Thời đại
đất nước rối ren: nạn kiêu binh, phong trào Tây Sơn, triều Lê-Trịnh sụp đổ
Nhân dân đói khổ
* Bản thân:
- Bất hạnh, sớm chịu cảnh mồ côi
- 10 năm gió bụi, sống cuộc đời phiêu bạt
Ra làm quan cho nhà Nguyễn: bị hiềm nghi, không có thực quyền.
Thông minh, hiếu học, yêu thích văn chương
-> vốn sống, chất thực, chất đời cho tác phẩm của Nguyễn Du
Sự nghiệp văn học
1.Các sáng tác chính:
Chữ Hán
Thanh Hiên thi tập: sáng tác trước khi ra làm quan nhà Nguyễn
Nam trung tạp ngâm: sáng tác trong thời gian làm quan ở Huế và Quảng Bình…
→ tâm trạng buồn đau, day dứt với sự suy ngẫm, quan sát tinh tế về cuộc đời, về xã hội của tác giả
Bắc hành tạp lục: sáng tác trong chuyến đi sứ Trung Quốc
Chữ Nôm
Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều)
*Nội dung:
-Cảm hứng chủ đạo của Tr Kiều là cảm hứng về thân phận con người: K tuyệt đỉnh tài sắc, có ý thức, K tượng trưng cho những gì tinh hoa nhất của con người, lại là nạn nhân của xh pk
-Bản cáo trạng đanh thép lên án những thế lực chà đạp lên con người: quan lại sai nha, thế lực của đồng tiền, những kẻ xấu bọn bất lương
* Nghệ thuật:
-Thành công trong việc vận dụng T Việt và thể thơ lục bát của dân tộc
- Sử dụng ngôn ngữ bác học và bình dân
- Nghệ thuật dẫn truyện và miêu tả ( ngoại hình và nội tâm nhân vật, miêu tả phong cảnh) đạt đến độ điêu luyện
- Văn chiêu hồn (Văn tế thập lọai chúng sinh): viết bằng thể song thất lục bát, hướng đến những thân phận nhỏ bé, dưới đáy xã hội
2. Một số đặc điểm về nội dung và nghệ thuật
 a. Đặc điểm về nội dung:
+ Ca ngợi, đồng cảm với các nhân cách cao thượng và phê phán nhân cách phản diện
 + Phê phán xã hội phong kiến chà đạp quyền sống con người
 + Cảm thông với những thân phận nhỏ bé dưới đáy xã hội
+ khái quát của nhà thơ về cuộc đời, về thân phận con người mang tính triết lí cao(tài-mệnh, tâm-tài, sắc-tài)
+ xã hội cần trân trọng những giá trị tinh thần và chủ thể sáng tạo ra những giá trị tinh thần đó
b.đặc điểm về nghệ thuật 
sử dụng nhuần nhuyễn thể thơ của dân tộc: lục bát, song thất lục bát
ngôn ngữ bình dân kết hợp với ngôn ngữ bác học
vận dụng điển tích, điển cố xuất sắc
®Ng Du đã nâng ngôn ngữ văn học dân tộc nhất là thể loại truyện thơ lục bát lên đỉnh cao chói lọi.
*Ghi nhớ sgk/ 96
D.Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài mới:
- Học bài cũ: nắm được những nét chính trong cuộc đời Nguyễn Du và sự nghiệp sáng tác của ông
- Soạn bài mới: Đoạn trích Trao duyên

File đính kèm:

  • doc81 Tr Kieu.moi.doc
Giáo án liên quan