Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 74, 75
A.Mục đích yêu cầu:
-Thấy được tính cách dũng cảm, kiên cường của nhân vật Tử Văn-đại diện cho chính nghĩa chống lại những thế lực gian tà.Qua đó bồi dưỡng thêm lòng yêu chính nghĩa và niềm tự hào về người trí thức Việt Nam.
-Thấy được nghệ thuật kể chuyện sinh động ,hấp dẫn , giàu kịch tính của tác giả “Truyền kì mạn lục”
B.Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành dạy học
1.Phương tiện thực hiện :
- TLTK
-Thiết kế bài học
2.Cách thức tiến hành dạy học:
-Tổ chức giờ dạy theo hình thức trao đổi, thảo luận, sử dụng phương pháp quy nạp
-Tổ chức cho hs luyện tập củng cố, khắc sâu kiến thức.
C.Tiến trình tổ chức dạy học:
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ
-PP chú thích và định nghĩa có gì giống và khác nhau?Khả năng ứng dụng của mỗi PP?
-Làm bài tập b trang 50 sgk
3. Bài mới:
Tên phân môn : Đọc văn Tiết : 74,75 Ngày soạn : 22/02/ Tên bài mới CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN (Tản Viên từ phán sự lục- Trích “ Truyền kì mạn lục”)-Nguyễn Dữ A.Mục đích yêu cầu: -Thấy được tính cách dũng cảm, kiên cường của nhân vật Tử Văn-đại diện cho chính nghĩa chống lại những thế lực gian tà.Qua đó bồi dưỡng thêm lòng yêu chính nghĩa và niềm tự hào về người trí thức Việt Nam. -Thấy được nghệ thuật kể chuyện sinh động ,hấp dẫn , giàu kịch tính của tác giả “Truyền kì mạn lục” B.Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành dạy học 1.Phương tiện thực hiện : - TLTK -Thiết kế bài học 2.Cách thức tiến hành dạy học: -Tổ chức giờ dạy theo hình thức trao đổi, thảo luận, sử dụng phương pháp quy nạp -Tổ chức cho hs luyện tập củng cố, khắc sâu kiến thức. C.Tiến trình tổ chức dạy học: 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ -PP chú thích và định nghĩa có gì giống và khác nhau?Khả năng ứng dụng của mỗi PP? -Làm bài tập b trang 50 sgk 3. Bài mới: Hoạt động của Gv & HS Nội dung bài giảng: HĐ 1:Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về Nguyễn Dữ và tập truyện “Truyền kì mạn lục” TT 1: Vài nét về tác giả Ng Dữ? TT 2:Đặc trưng của thể loại truyền kì? TT 3: Những hiểu biết của em về tập truyện “Truyền kì mạn lục”,nội dung, giá trị của nó? TT 4: Đọc và chia bố cục tác phẩm?Khái quát nội dung từng đoạn? HĐ 2:Hướng dẫn hs đọc và tìm hiểu văn bản. TT 1: Em có nhận xét như thế nào về cách giới thiệu nhân vật của tác giả? Giới thiệu như vậy có tác dụng gì? TT 2: Tại sao Tử Văn lại đốt đền? Hành động đó cho thấy điều gì? TT 3:Việc đốt đền của Tử Văn khiến chàng nhận hậu quả gì? Qua đó tác giả muốn nhấn mạnh điều gì? TT 4: Trước lời buộc tội, hăm dọa của tên bách hộ họ Thôi, thái độ của Tử Văn ra sao? TT 5: Chi tiết Tử Văn gặp Thổ công , biết đựơc sự thât nhấn mạnh điều gì? TT 6: Tử Văn gặp Diêm Vương trong khung cảnh như thế nào? Thái độ,của Tử Văn? TT 7: Sự việc kết thúc ra sao? Sự đấu tranh của Tử Văn có kết quả không? TT 8: Truyện nhằm phê phán điều gì? TT 9: Em có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện được sử dụng trong tác phẩm? TT 10: HS đọc ghi nhớ sgk I.Tìm hiểu chung: 1.Vài nét về Nguyễn Dữ và tập truyện “Truyền kì mạn lục” a.Nguyễn Dữ: Sống vào khoảng thế kỉ XVI,quê ở Hải Dương. Ông xuất thân trong gia đình khoa bảng, là học trò giỏi của Nguyễn Bỉnh Khiêm. b.Tập truyện “Truyền kì mạn lục” - Thể loại: sgk - “Truyền kì mạn lục”viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện,ra đời khoảng nửa đầu TK XVI . -Nội dung: +Số phận bi thảm của những con người nhỏ bé trong xã hội, đặc biệt là người phụ nữ. +Thể hiện tinh thần dân tộc,tự hào về nhân tài, văn hóa nước Việt, đề cao đạo đức ,nhân hậu, thủy chung, đề cao lối sống “ lánh đục về trong” của tầng lớp trí thức đương thời. -Giá trị: +Phê phán hiện thực xã hội phong kiến đương thời với đầy rẫy những tệ trạng. +Vũ Khâm Lân khen tặng “thiên cổ kì bút” 2.Tác phẩm -Trích trong tập truyện “Truyền kì mạn lục” -Bố cục:3 đoạn +Từ đầu “…không cần gì cả”®Giới thiệu Tử Văn và hành động dũng cảm: đốt đền của chàng. + “Đốt đền xong…tan tành như cám vậy”®Sự kiên quyết đấu tranh vạch mặt gian tà của Tử Văn. +Còn lại: ®Tử Văn nhận được chức phán sự ở đền Tản Viên. II.Đọc hiểu: 1. Tử Văn và hành động đốt đền: -Tên: Soạn, người đất Lạng Giang, tính khảng khái, nóng nảy, thấy gian tà thì không chịu được, cương trực. ®Giới thiệu ngắn gọn,khẳng định phẩm chất, tính cách ®gây ấn tượng mạnh -Hành động đốt đền: vì tức giận ,không chịu được cảnh gian tà tác yêu tác quái hại dân®Hành động khảng khái , cương trực, dũng cảm vì dân trừ hại. 2.Tử Văn kiên quyết đấu tranh vạch mặt gian tà. -Hồn ma của cư sĩ họ Thôi làm cho chàng :khó chịu, run run, nóng sốt, mắng mỏ, hăm dọa chàng®Tà đội lốt chính, ác nhân danh thiện giảng giải đạo đức.Lúc sống : xâm lược, tàn hại nhân dân ta,lúc chết: chiếm đền của thổ thần,tác hại nhân dân nhưng làm ra vẻ mình là người bị hại. ®Tử Văn: tự tin vào việc mình làm, “vẫn ngồi tự nhiên ngất ngưỡng”. -Tử Văn gặp thổ công: biết được sự thật, được cung cấp chứng cứ về hành động gian xảo của tên bách hộ họ Thôi. ®Thần thánh ở các ngôi đền gần đó tham của đút lót, bênh vực tên họ Thôi khiến Thổ công thất bại. -Tử Văn gặp Diêm Vương: không khí rùng rợn, bị đe dọa, vu cáo “tên này bướng bỉnh, ngoan cố”, bị Diêm Vương mắng, uy hiếp “là kẻ sĩ sao dám hỗn láo”®Tử Văn trình bày lại sự việc,lời lẽ cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào” . Chàng cương quyết nói với Diêm Vương “Nếu nhà vua…không đúng như thế,tôi xin chịu thêm cái tội nói càn” ®Chàng đã dũng cảm đấu tranh cho chân lí.Cuối cùng , sự cương trực, thẳng thắn , chính nghĩa của Tử Văn đã chiến thắng gian tà: tên bách hộ họ Thôi bị tống giam vào ngục Cửu U, thổ công được trả lại đền, nhân dân được bình yên.Tử Văn : được hưởng xôi lợn của dân cúng tế( chia đôi với Thổ công) & được nhận chức phán sự đền Tản Viên. 3.Ngụ ý phê phán: -Hồn ma tên tướng giặc:xảo quyệt, giả mạo Thổ thần, lúc sống là giặc xâm lược, chết cúng làm điều ác®Bản chất tham lam,hung ác , đáng bị vạch mặt và trừng trị. -Hiện thực bất công:thánh thần cũng tham của đút lót, bao che cho kẻ ác.Diêm Vương và các phán quan đại diện cho công lý bị lấp tai, che mắt.®Hiện thực xã hội. ÞĐấu tranh đến cùng để chống lại cái xấu, cái ác. 4.Nghệ thuật kể chuyện: -Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn.Yếu tố kì ảo dày đặc, đan xen: chuyện người, thần, ma, thế giới thực, ảo, trần gian, địa ngục, chết đi, sống lại… -Cách kể chuyện từng đoạn, theo thời gian li kì,biến hóa linh hoạt, có thắt nút và mở nút. ÞĐầy kịch tính,kết cấu chặt chẽ, lôgích, thu hút người đọc. Ghi nhớ : sgk D.Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài mới: -Nắm hành động chính nghĩa của Tử Văn, ý nghĩa, nghệ thuật kể chuyện. - Hs làm bài tâp 1,2/60 -Học bài, soạn bài “Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh”
File đính kèm:
- 74,75 Chuyên chuc ...Tan Vien.doc