Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 71, 72

A.Mục đích yêu cầu:

-Thấy được cái hay, sức hấp dẫn của một tác phẩm lịch sử nhưng đậm chất văn học qua nghệ thuật kể chuyện và khắc họa chân dung nhân vật lịch sử.

-Cảm phục và tự hào về tài năng, đức độ của người anh hùngdân tộc Trần Quốc Tuấn, đồng thời hiểu được những bài học đạo lí quý báu mà ông để lại cho đời sau.

B.Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành dạy học

 1.Phương tiện thực hiện :

 - TLTK

 -Thiết kế bài học

 2.Cách thức tiến hành dạy học:

 -Tổ chức giờ dạy theo hình thức trao đổi, thảo luận, sử dụng phương pháp quy nạp

 -Tổ chức cho hs luyện tập củng cố, khắc sâu kiến thức.

 C.Tiến trình tổ chức dạy học:

 1.Ổn định lớp

 2.Kiểm tra bài cũ

Trình bày lịch sử phát triển của tiếng Việt?

3.Bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2967 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 71, 72, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên phân môn 	: Đọc văn
Tiết 	 	: 71,72
Ngày soạn 	: 20/02/
Tên bài mới HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN 
 (Trích : “Đại Việt sử kí toàn thư” ) – Ngô Sĩ Liên
A.Mục đích yêu cầu:
-Thấy được cái hay, sức hấp dẫn của một tác phẩm lịch sử nhưng đậm chất văn học qua nghệ thuật kể chuyện và khắc họa chân dung nhân vật lịch sử.
-Cảm phục và tự hào về tài năng, đức độ của người anh hùngdân tộc Trần Quốc Tuấn, đồng thời hiểu được những bài học đạo lí quý báu mà ông để lại cho đời sau.
B.Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành dạy học
 1.Phương tiện thực hiện :
 - TLTK
 -Thiết kế bài học
 2.Cách thức tiến hành dạy học:
 -Tổ chức giờ dạy theo hình thức trao đổi, thảo luận, sử dụng phương pháp quy nạp
 -Tổ chức cho hs luyện tập củng cố, khắc sâu kiến thức.
 C.Tiến trình tổ chức dạy học:
 1.Ổn định lớp
 2.Kiểm tra bài cũ
Trình bày lịch sử phát triển của tiếng Việt?
3.Bài mới:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung bài giảng:
Hoạt động 1: tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm
TT1: Nêu những nét chính về tác giả ?
TT2: Trình bày hiểu biết về “Đại Việt sử kí toàn thư”?
 Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
TT1: Trình bày bố cục của văn bản
TT2: Kế sách giữ nước của Hưng Đạo Vương như thế nào?
TT3: Qua câu chuyện đó, nhà sử học muốn nói với đời sau điều gì về Trần Quốc Tuấn?
TT4: Trần Quốc Tuấn có thực hiện lời dặn cảu cha hay không?
TT5: Câu chuyện đó có ý nghĩa như thế nào?
TT6: Nhà sử học còn kể những câu chuyện nào khắc hoạ nhân cách của Trần Hưng Đạo?
TT7: Câu chuyện về Trần Hưng Đạo sau khi mất có ý nghĩa gì?
TT8: Nghệ thuật khắc hoạ chân dung Trần Hưng Đạo của nhà sử học đặc sắc ở điểm nào?
HĐ 3: Hướng dẫn HS tổng kết
TT1: HS TK nội dung, NT
TT 2: HS đọc ghi nhớ sgk
Tìm hiểu chung
Tác giả
nhà sử học nổi tiếng thời Lê (thế kỉ XV)
người huyện Chương Mĩ, Hà Tây
1442, đỗ tiến sĩ, làm quan thời Lê Thái Tông đến thời Lê Thánh Tông
Tác phẩm
Đại Việt sử kí toàn thư biên soạn xong vào năm 1479
Đây là bộ chính sử lớn của Việt Nam thời trung đại
gồm 15 quyển ghi chép lịch sử Việt Nam từ thời Hồng Bàng đến khi vua Lê Thái Tổ lên ngôi (1428)
Ngô Sĩ Liên dựa vào hai bộ sử đã có trước đó để biên sạon Đại Việt sử kí toàn thư: Đại Việt sử kí (Lê Văn Hưu-thời Trần), Sử kí tục biên (Phan Phu Tiên-thời Hậu Lê)
Tác phẩm vừa có giá trị văn học vừa có giá trị sử học
Đọc hiểu
Kế sách giữ nước của Hưng Đạo Đại Vương:
kế sách giữ nước của Hưng Đạo Đại Vương
chiến lược đánh giặc: 
+ dùng đoản binh, chế trường trận
→Dùng đội quân nhỏ chế ngự lối đánh mạnh, ồ ạt của giặc
+ Đoàn kết, tướng sĩ một lòng
+ Tùy thời thế, có chiến lược phù hợp
kế sách giữ nứơc: khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc
→giảm thuế, bớt hình phạt, không phiền nhiễu nhân dân
-> Hưng Đạo Đại Vương là một vị tướng giàu lòng yêu nước, có tài năng, mưu lược và có đức độ lớn lao (thương dân và thương binh lính)
Phẩm chất trung nghĩa của Hưng Đạo Đại Vương:
Đối với con người thời trung đại, hai phầm chất trung và hiếu là hết sức thiêng liêng. Hoàn cảnh riêng trong nội bộ gia tộc đã đặt Trần Quốc Tuấn trong mối mâu thuẫn giữa trung và hiếu.
Trần Quốc Tuấn đã nắm quyền binh ở trong tay, vậy mà ông đã đặt chữ trung lên trên chữ hiếu, đặt nợ nước lên trên tình nhà (nghe lời can của hai gia nô và con trai Hưng Vũ Vương, không nghe lời con thứ là Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng)
-> Hưng Đạo Đại Vương là một vị tướng có lòng trung nghĩa sáng ngời
Công lao và đức độ của Trần Quốc Tuấn:
Công lao của Trần Quốc Tuấn
giữ nước: giữ Lạng Giang, hai lần đánh quân Nguyên (Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng)
xây dựng đất nước: khéo tiến cử người tài giỏi, soạn “Binh gia diệu lí yếu lược” để dạy các tì tướng
-Đức độ của TQT: ông có đức độ lớn: khiêm nhường, kính cẩn giữ tiết làm tôi, lo xa việc hậu sự…
-> thiên tài quân sự lỗi lạc với một đức độ lớn lao, cao cả
- Sự linh ứng của Trần Hưng Đạo sau khi mất: nhân dân yêu mến đến mức họ thần thánh hoá ông, cho rằng ông đã trở thành thần linh để giúp dân giữ nước
4. Nghệ thuật kể chuyện và khắc hoạ chân dung nhân vật lịch sử của Ngô Sĩ Liên
- Đặt nhân vật trong nhiều mối quan hệ kết hợp với những mẩu chuyện sinh động có thực trong cuộc sống, tác giả đã để nhận vật xuất hiện với nét tính cách đặc biệt, nổi trội:
Quan hệ vua tôi: kế sách giữ nước và giải quyết hiềm khích giữa cha với vua -> nhân vật tự bộc lộ phẩm chất
Quan hệ với dân: khuyên vua khoan dân, chăm lo bảo vệ dân hiển linh phù trợ dân 
-> lòng thương dân
Quan hệ với tướng sĩ dưới quyền: soạn sách, tiến cử người tài
Quan hệ cha con: công bằng, nghiêm khắc
Với bản thân: giữ đạo trung và khiêm tốn
cách kể ngắn gọn, sinh động
Tổng kết
Với nghệ thuật kể chuyện đặc sắc, Ngô Sĩ Liên đã khắc hoạ được bức chân dung đầy uy đức của một vị tướng toàn tâm, toàn tài.
HS đọc ghi nhớ sgk/45
D.Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài mới:
 - Nắm được những nét chính về nhân vật Trần Hưng Đạo
 - Nắm được nghệ thuật khắc hoạ nhân vật của Ngô Sĩ Liên
 - Soạn bài đọc thêm : “Thái sư Trần Thủ Độ”
 + Đọc kĩ VB 
 + Trả lời các câu hỏi phần hướng dẫn đọc thêm

File đính kèm:

  • doctiet 71,72 HDV Tran Quoc Tuan-Dao.doc
Giáo án liên quan