Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 70
A.Mục đích yêu cầu:
-Nắm được một cách khái quát nguồn gốc, các mối quan hệ họ hàng, quan hệ tiếp xúc, tiến trình phát triển của tiếng Việt và hệ thống chữ viết của tiếng Việt
-Thấy rõ lịch sử phát triển của tiếng Việt gắn bó với lịch sử phát triển của đất nước, của dân tộc.
-Bồi dưỡng tình cảm quý trọng tiếng Việt-tài sản lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc.
B.Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành dạy học
1.Phương tiện thực hiện :
- TLTK
-Thiết kế bài học
2.Cách thức tiến hành dạy học:
-Tổ chức giờ dạy theo hình thức trao đổi, thảo luận, sử dụng phương pháp quy nạp
-Tổ chức cho hs luyện tập củng cố, khắc sâu kiến thức.
C.Tiến trình tổ chức dạy học:
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ
-Cho biết tầm quan trọng của hiền tài đối với quốc gia?
-Ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ?
3.Bài mới:
Tên phân môn : Tiếng Việt Tiết : 70 Ngày soạn : 18/02/ Tên bài mới KHÁI QUÁT LỊCH SỬ TIẾNG VIỆT A.Mục đích yêu cầu: -Nắm được một cách khái quát nguồn gốc, các mối quan hệ họ hàng, quan hệ tiếp xúc, tiến trình phát triển của tiếng Việt và hệ thống chữ viết của tiếng Việt -Thấy rõ lịch sử phát triển của tiếng Việt gắn bó với lịch sử phát triển của đất nước, của dân tộc. -Bồi dưỡng tình cảm quý trọng tiếng Việt-tài sản lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. B.Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành dạy học 1.Phương tiện thực hiện : - TLTK -Thiết kế bài học 2.Cách thức tiến hành dạy học: -Tổ chức giờ dạy theo hình thức trao đổi, thảo luận, sử dụng phương pháp quy nạp -Tổ chức cho hs luyện tập củng cố, khắc sâu kiến thức. C.Tiến trình tổ chức dạy học: 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ -Cho biết tầm quan trọng của hiền tài đối với quốc gia? -Ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ? 3.Bài mới: Hoạt động của GV & HS Nội dung bài giảng: HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu lịch sử phát triển của tiếng Việt: TT 1: Trình bày nguồn gôc của tiếng Việt? TT 2: Tiếng Việt có quan hệ họ hàng với những ngôn ngữ nào? TT 3: Sự phát triển của tiếng Việt trong thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc? *Lưu ý: T Việt và tiếng Hán không có quan hệ họ hàng(tương đồng về mặt loại hình: cùng là ngôn ngữ đơn lập) và quá trình giao lưu văn hóa kéo dài. TT 4: Dưới thời kì độc lập tự chủ, tiếng Việt phát triển như thế nào? TT 5: Trong thời kì Pháp thuộc tiếng Việt phát triển ra sao? TT 6: Vị trí của tiếng Việt có sự thay đổi như thế nào từ sau CMT8 đến nay? HĐ 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu về sự phát triển của chữ viết tiếng Việt. -TT 1:Đặc trưng của chữ Nôm? -TT 2: Sự hình thành chữ quốc ngữ có ý nghĩa như thế nào trong lịch sử phát triển của tiếng Việt? HĐ 3: Hướng dẫn hs củng cố, luyện tập: TT 1: Hs đọc ghi nhớ sgk TT 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 1/40 sgk Hs nhắc lại các biện pháp Việt hóa từ ngữ Hán? I.Lịch sử phát triển của tiếng Việt: 1.Tiếng Việt trong thời kì dựng nước: a.Nguồn gốc tiếng Việt: Tiếng Việt có nguồn gốc bản địa, thuộc họ ngôn ngữ Nam Á. b.Quan hệ họ hàng của tiếng Việt: Tiếng Việt có quan hệ gần gũi với tiếng Mường và nhóm tiếng Môn-Khơme. Ví dụ: tiếng Việt tiếng Mường nắng rắng trắng tlắng ngày ngài 2.Tiếng Việt trong thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc: Tiếng Việt bị chèn ép nặng nề, phải đấu tranh để bảo tồn và phát triển tiếng nói của dân tộc : -Vay mượn nhiều từ ngữ Hán (Việt hóa tiếng Hán) 3.Tiếng Việt dưới thời kì độc lập tự chủ -Việc học ngôn ngữ văn tự Hán được đẩy mạnh®Tiếng Việt ngày càng phong phú, tinh tế, đa dạng. -Hình thành hệ thống chữ Nôm 4.Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc: Tiếng Việt vẫn bị chèn ép nhưng chữ quốc ngữ đã thông dụng. Văn xuôi tiếng Việt hình thành và phát triển®Tiếng Việt thêm phong phú, uyển chuyển. 5.Tiếng Việt từ sau CMT8 đến nay: -Xây dựng hệ thống thuật ngữ khoa học và chuẩn hóa tiếng Việt. -Tiếng Việt có được vị trí xứng đáng của mình trong một nước Việt Nam độc lập tự do. -Nó trở thành ngôn ngữ quốc gia, dùng trong mọi lĩnh vực. II Chữ viết: -Chữ Nôm:Dùng chữ Hán hoặc bộ phận chữ Hán để ghi âm tiếng Việt Hình thành khoảng TK VIII-IX , nền văn học chữ Nôm để lại nhiều thành tựu. -Chữ quốc ngữ: Dùng chữ cái La tinh để ghi âm tiếng Việt Đơn giản, tiện lợi ,dễ học, dễ nhớ. III.Củng cố, luyện tập: 1.Củng cố: Ghi nhớ: sgk 2 Luyện tập: Bài tập 1/40 Ví dụ minh họa cho các biện pháp Việt hóa từ ngữ Hán -Giữ nguyên về nghĩa, chỉ khác cách đọc: tâm, đức ,tài,độc lập, hạnh phúc… -Rút gọn: thừa trần®trần(trần nhà); lạc hoa sinh®lạc(củ lạc) -Đảo vị trí các yếu tố: nhiệt náo®náo nhiệt; thích phóng®phóng thích -Đổi khác nghĩa: tiếng Hán: tiếng Việt + phương phi:hoa cỏ thơm tho ®béo tốt +bồi hồi: đi đi lại lại ®bồn chồn, xúc động +đinh ninh: dặn dò ®yên chí là, tin chắc rằng -Sao phỏng, dịch nghĩa ra tiếng Việt: bạch mã: ngựa trắng; trường giang: sông lớn D.Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài mới: -Nắm sự phát triển của tiếng Việt qua các thời kì -Soạn bài: “ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn”
File đính kèm:
- 70 khai quat lich su phat trien cua TV.doc