Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 58
A.Mục tiêu bài học: Giúp HS
- Trình bày và phân tích được các hình thức kết cấu cơ bản của văn bản thuyết minh: kết cấu theo thời gian, không gian; kết cấu theo trật tự lôgic của đối tượng thuyết minh và nhận thức của người đọc; kết cấu hỗn hợp
- Xây dựng được kết cấu cho bài văn thuyết minh về các đối tượng theo kiểu giới thiệu trình bày
B.Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành dạy học
1.Phương tiện thực hiện :
-SGK, SGV, TLTK
-Thiết kế bài học
2.Cách thức tiến hành dạy học:
-Tổ chức giờ dạy theo hình thức trao đổi, thảo luận, sử dụng phương pháp quy nạp
-Tổ chức cho hs luyện tập củng cố, khắc sâu kiến thức.
C.Tiến trình tổ chức dạy học:
Tên phân môn : Làm văn Tiết : 58 Ngày soạn : 02/01 Tên bài mới : CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH A.Mục tiêu bài học: Giúp HS - Trình bày và phân tích được các hình thức kết cấu cơ bản của văn bản thuyết minh: kết cấu theo thời gian, không gian; kết cấu theo trật tự lôgic của đối tượng thuyết minh và nhận thức của người đọc; kết cấu hỗn hợp - Xây dựng được kết cấu cho bài văn thuyết minh về các đối tượng theo kiểu giới thiệu trình bày B.Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành dạy học 1.Phương tiện thực hiện : -SGK, SGV, TLTK -Thiết kế bài học 2.Cách thức tiến hành dạy học: -Tổ chức giờ dạy theo hình thức trao đổi, thảo luận, sử dụng phương pháp quy nạp -Tổ chức cho hs luyện tập củng cố, khắc sâu kiến thức. C.Tiến trình tổ chức dạy học: 1.Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ: 3.Giới thiệu bài mới: 4.Tìm hiểu bài: Hoạt động của GV & HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm văn bản thuyết minh Thao tác 1: Đọc văn bản “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân” Thao tác 2: Văn bản trình bày về nội dung gì? Thao tác 3: Thế nào là văn bản thuyết minh? Hoạt động 2: Tìm hiểu về kết cấu của văn bản thuyết mính Thao tác 1: Thế nào là kết cấu của văn bản thuyết minh? Thao tác 2: Chia lớp làm 2 nhóm - Nhóm 1: Đọc và trả lời các câu hỏi của văn bản “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân” - Nhóm 2: Đọc và trả lời các câu hỏi của văn bản “Bưởi Phúc Trạch” Thao tác 3: Văn bản thuyết minh có những hình thức kết cấu cơ bản nào? - Hai nhóm thảo luận và trả lời Thao tác 7: Đọc ghi nhớ sgk I. Khái niệm 1. Ví dụ: Văn bản “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân” → diễn biến và ý nghĩa của lễ hội đối với con người Định nghĩa nhằm giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị…của một sự vật, hiện tượng có nhiều loại văn bản thuyết minh: trình bày, giới thiệu miêu tả II. Kết cấu của văn bản thuyết minh Định nghĩa là tổ chức, sắp xếp các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa. Có nhiều hình thức kết cấu khác nhau: phù hợp với mối liên hệ bên trong và quan hệ giữa đối tượng với môi trường xung quanh Khảo sát ví dụ a.VD1:Phân tích kết cấu của văn bản “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân” Mục đích: giới thiệu với người đọc về thời gian, địa điểm và diễn biến của lễ hội thổi cơm cũng như ý nghĩa của lễ hội này đối với đời sống tinh thần của người lao động vùng đồng bằng Bắc Bộ Văn bản có các ý chính sau: - Thời gian, địa điểm diễn ra lễ hội thổi cơm thi - Diễn biến của lễ hội Thi nấu cơm: làm thủ tục bắt đầu cuộc thi, lấy lửa trên ngọn cây chuối cao, nấu cơm Chấm thi: tiêu chuẩn chấm thi, cách chấm thi để đảm bảo sự chính xác, công bằng Ý nghĩa của lễ hội đối với đời sống tinh thần của người dân lao động Các ý của văn bản được sắp xếp theo : - Trình tự lôgic: Giới thiệu thời gian địa điểm, diễn biến, ý nghĩa của lễ hội đối với đời sống tinh thần của người dân - Trình tự thời gian: phần kể về diễn biến của lễ hội được sắp xếp theo trình tự thời gian: thủ tục bắt đầu cuộc thi, diễn biến cuộc thi, chấm thi b.VD2: Phân tích kết cấu của văn bản “Bưởi Phúc Trạch” Mục đích: thuyết minh về một loại trái cây nổi tiếng ở Hà Tĩnh-bưởi Phúc Trạch. Qua văn bản, người đọc cảm nhận được hình dáng, màu sắc, hương vị hấp dẫn và sự bổ dưỡng của bưởi Phúc Trạch Văn bản gồm một số ý chính sau: - Hình dáng bên ngoài của bưởi Phúc Trạch - Hương vị đặc sắc của bưởi Phúc Trạch - Sự hấp dẫn và bổ dưỡng của bưởi Phúc Trạch - Danh tiếng của bưởi Phúc Trạch Các ý được sắp xếp theo: - Trình tự không gian: Từ ngoài vào trong - Trình tự lôgíc: Các phương tiện khác nhau của quả bưởi (hình dáng, màu sắc, hương vị, sự bổ dưỡng); quan hệ nhân quả Các hình thức kết cấu văn bản theo trình tự thời gian theo trình tự không gian theo trình tự lôgic - theo trình tự hỗn hợp D.Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài mới: - Nắm khái niệm văn bản thuyết minh - Nắm các hình thức kết cấu cơ bản của văn bản thuyết minh - Soạn bài: “Lập dàn ý bài văn thuyết minh” +Các bước lập dàn ý +Lập dàn ý: giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Du
File đính kèm:
- T58 Cac h thuc ket cau VB TM.doc