Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 47
A.Mục tiêu bài học: Giúp HS
-Hệ thống lại các kiến thức cơ bản đã học về văn học trong chương trình Ngữ văn 10
-Giúp ích cho việc làm bài kiểm tra học kì I đạt hiệu quả
B.Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành dạy học
1.Phương tiện thực hiện :
-SGK, SGV, TLTK
-Thiết kế bài học
2.Cách thức tiến hành dạy học:
-Tổ chức giờ dạy theo hình thức trao đổi, thảo luận, sử dụng phương pháp quy nạp
-Tổ chức cho hs luyện tập củng cố, khắc sâu kiến thức.
C.Tiến trình tổ chức dạy học:
1.Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ:
3.Giới thiệu bài mới:
4.Tìm hiểu bài:
Tên phân môn : Đọc văn Tiết : 47 Ngày soạn : 06/12/08 Tên bài mới : ÔN TẬP VĂN HỌC A.Mục tiêu bài học: Giúp HS -Hệ thống lại các kiến thức cơ bản đã học về văn học trong chương trình Ngữ văn 10 -Giúp ích cho việc làm bài kiểm tra học kì I đạt hiệu quả B.Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành dạy học 1.Phương tiện thực hiện : -SGK, SGV, TLTK -Thiết kế bài học 2.Cách thức tiến hành dạy học: -Tổ chức giờ dạy theo hình thức trao đổi, thảo luận, sử dụng phương pháp quy nạp -Tổ chức cho hs luyện tập củng cố, khắc sâu kiến thức. C.Tiến trình tổ chức dạy học: 1.Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ: 3.Giới thiệu bài mới: 4.Tìm hiểu bài: Hoạt động của GV & HS Nội dung bài học HĐ 1: HDHS ôn tập về vhdg TT1: Nêu các đặc trưng cơ bản của vhdg? TT2: HS thảo luận nhóm hệ thống lại các thể loại vhdg đã học và các tác phẩm của từng thể loại? TT3: Trình bày đặc điểm nội dung của ca dao? Dựa vào các chủ đề của các bài ca dao đã học, nêu nội dung cụ thể? -Ca dao than thân thể hiện những nội dung nào? -Ca dao yêu thương tình nghĩa thể hiện những tình cảm cụ thể ntn? -Ca dao hài hước châm biếm , châm biếm những vấn đề gì trong xh? TT4: HS thảo luận ôn tập lại những đặc điểm về nghệ thuật của ca dao, đại diện nhóm trả lời HĐ 2: HDHS ôn tập VH viết ( TK XX- TK XIX) TT1: Trình bày các giai đoạn phát triển của vh VN TK X- TK XIX? TT2: Nêu những nội dung của vh VN TK X- TK XIX? Các tác giả, tác phẩm tương ững với từng nội dung? TT3: Những đặc điểm về nghệ thuật? GV nhắc thêm kiến thức ( Trang nhã: hướng tới cái cao cả, trang trọng) I. Khái quát về văn học dân gian Việt Nam: 1.Các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam: -Tính truyền miệng -Tính tập thể 2.Các thể loại văn học dân gian Việt Nam đã học: Thể loại Tác phẩm đã học Sử thi Đoạn trích “ Chiến thắng Mtao-Mxây” (Trích : sử thi Đăm Săn) Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy Truyện cổ tích Tấm Cám Truyện cười Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày Truyện thơ Đoạn trích “Lời tiễn dặn” (Trích “ Tiễn dặn người yêu” ) Ca dao Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa Ca dao hài hước 3.Đặc điểm nội dung và nghệ thuật của ca dao: a.Nội dung: Bộc lộ tình cảm của nhân dân lao động -Ca dao than thân: Phản ánh: + cuộc sống nghèo khó, + thân phận bị lệ thuộc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến + nỗi bất bình trước những bất công của xã hội -Ca dao yêu thương tình nghĩa: Thể hiện: + tình yêu đối với quê hương, đất nước + tình cảm vợ chồng thủy chung + tình yêu lứa đôi mặn nồng -Ca dao hài hước, châm biếm: Châm biếm những thói hư , tật xấu b. Nghệ thuật: -Thể thơ: lục bát, song thất lục bát, biến thể... -Dùng các hình ảnh: so sánh, ẩn dụ -Dùng các môtip quen thuộc: chiếc áo, thân em -Ngôn ngữ: trong sáng, giản dị, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày. II. Văn học viết Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XX: 1.Các giai đoạn của Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XX: -Giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV -Giai đoạn từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII -Giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX -Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX 2. Đặc điểm về nội dung của VH Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XX: Đặc điểm nội dung Tác giả, tác phẩm Cảm hứng yêu nước Tỏ lòng ( Phạm Ngũ Lão) Cảnh ngày hè ( Nguyễn Trãi ) Cảm hứng nhân đạo Đọc Tiểu Thanh kí ( Nguyễn Du ) Cảm hứng thế sự Nhàn ( Nguyễn Bỉnh Khiêm ) 3.Đặc điểm về nghệ thuật của VH Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XX: -Tính quy phạm và phá vỡ tính quy phạm -Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị -Tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài D.Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài mới: - Hệ thống lại kiến thức, ôn kĩ phần ca dao - Soạn bài: Ôn tập Tiếng Việt: + Đặc điểm ngôn ngữ nói? Phân biệt với ngôn ngữ viết? +Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt + Phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ
File đính kèm:
- T47 On tap van hoc.doc