Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 29, 30

A.Mục tiêu bài học: Giúp HS

-Cảm nhận được tiếng cười lạc quan trong ca dao qua nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh của người bình dân cho dù cuộc sống của họ còn nhiều vất vả, lo toan.

B.Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành dạy học

 1.Phương tiện thực hiện :

 -SGK, SGV, TLTK

 -Thiết kế bài học

 2.Cách thức tiến hành dạy học:

 -Tổ chức giờ dạy theo hình thức trao đổi, thảo luận, sử dụng phương pháp quy nạp

 -Tổ chức cho hs luyện tập củng cố, khắc sâu kiến thức.

C.Tiến trình tổ chức dạy học:

 1.Ổn định lớp :

 2. Kiểm tra bài cũ:

 3.Giới thiệu bài mới:

 4.Tìm hiểu bài:

 

doc2 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2602 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 29, 30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên phân môn 	: đọc văn
Tiết 	 	: 29,30
Ngày soạn 	: 30/10/09
Tên bài mới : CA DAO HÀI HƯỚC
A.Mục tiêu bài học: Giúp HS
-Cảm nhận được tiếng cười lạc quan trong ca dao qua nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh của người bình dân cho dù cuộc sống của họ còn nhiều vất vả, lo toan.
B.Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành dạy học
 1.Phương tiện thực hiện :
 -SGK, SGV, TLTK
 -Thiết kế bài học
 2.Cách thức tiến hành dạy học:
 -Tổ chức giờ dạy theo hình thức trao đổi, thảo luận, sử dụng phương pháp quy nạp
 -Tổ chức cho hs luyện tập củng cố, khắc sâu kiến thức.
C.Tiến trình tổ chức dạy học:
 1.Ổn định lớp :
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3.Giới thiệu bài mới:
 4.Tìm hiểu bài:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung bài học
HĐ 1: HDHS tìm hiểu dạng ca dao hài hước-tự trào.
TT1: Thế nào là ca dao tự trào?Về hình thức kết cấu, dạng ca dao này có gì cần lưu ý?
GV: Tự trào: tự cười bản thân
Kết cấu: kiểu đối đáp
TT2: Tiếng cười trong bài ca dao bật ra nhờ những BPNT nào? Thử phân tích?
TT3: Qua việc tìm hiểu bài ca dao, em hiểu thêm gì về tâm hồn người bình dân?
HĐ2: HDHS tìm hiểu dạng ca dao hài hước, châm biếm
TT1: Về kết cấu bài 2,3 có gì khác so với bài 1?Bài 2,3 chế giếu những người nào?
TT2: BPNT được sử dụng? Tiếng cười bật ra từ đâu?
Môtip: Làm trai...
+Xuống đông đông tĩnh, lên đoài đoài yên
+Phú Xuân đã trải, ĐNai cũng từng
TT3: Ở bài 3, chế giễu loại người nào?Cách nói: “chồng yêu chồng bảo” nói lên điều gì?
GV: qniệm dân gian: 
 +Yêu nên đẹp, ghét nên xấu
 +Yêu nhau củ ấu cũng tròn
→Lời nhắc nhẹ nhàng, bao dung
TT4: HS đọc ghi nhớ sgk
I.Ca dao hài hước-tự trào: Bài 1
 1.Lời chàng trai dẫn cưới:
-Lời nói khoa trương, phóng đại: voi, trâu, bò→tưởng tượng lễ cưới linh đình của các chàng trai đang yêu.
Lời nói giảm dần: voi-trâu-bò-chuột, đối lập giữa ý định, ước mơ và thực tế : ý định: voi,trâu, bò >< thực tế : chẳng có gì
Lập luận mang tính giả tưởng, suy diễn, hài hước:
 +dẫn voi-sợ quốc cấm
 +dẫn trâu-sợ họ máu hàn
 +dẫn bò-sợ ăn vào bị co gân
 +Có thú 4 chân: con chuột béo mời dân làng
=>Chàng trai nghèo chẳng có gì ngoài tâm hồn vui vẻ, lạc quan, hóm hỉnh nhưng vờ như mình có tất cả, hình ảnh con chuột béo mời dân làng cũng là bịa, duy chỉ có tình cảm dành cho cô gái là chân thật.
 2.Lời thách cưới của cô gái:
Không ngạc nhiên trước lễ vật dẫn cưới đặc biệt của chàng trai.
Cô yêu cầu lễ vật: một nhà khoai lang, có lẽ cô hiểu được hoàn cảnh của chàng trai.Hình ảnh “nhà khoai lang”: mong ước mùa màng bội thu.
Cô giải thích lời thách cưới của mình: theo thứ tự giảm dần
 +Củ to-mời làng, củ nhỏ-họ hàng ăn chơi
 +Củ mẻ-trẻ ăn giữ nhà, củ rím, củ hà-nuôi súc vật trong nhà.
=>Bà chủ nhà tương lai: đảm đang, tháo vát; có tình cảm đậm đà với họ hàng, làng xóm, gia đình và tính cách không kém phần hóm hỉnh, vui vẻ.
*Nghệ thuật: trào lộng gây cười: lối nói khoa trương, phóng đại, lối nói giảm dần, đối lập, sử dụng chi tiết, hình ảnh hài hước...
II.Ca dao hài hước, châm biếm:
 1.Bài 2,3:
-Về kết cấu: lời người vợ nói về chồng: độc thoại
-Mục đích: chế giễu những thói hư tật xấu của các ông chồng
-Nghệ thuật: Bài 2
 +Có chung mô típ: kết cấu câu đầu giống nhau: Làm trai...
 +Hình ảnh tăng tiến, đối lập, bất ngờ : khom lưng…><gánh 2 hạt vừng: yếu đuối, ươn hèn , chẳng làm nên việc gì.
 Bài 3: so sánh, đối lập
 +Chồng người: phóng khoáng, lo toan việc lớn
 +Chồng em: quanh quẩn xó bếp,lười nhác, vô tích sự.
 2.Bài 4:
-Chê những người đàn bà : vô duyên, xấu nết
 +Mũi: mười tám gánh lông: xấu không biết sửa soạn hình thức
 +Ngủ: ngáy o o: vô duyên, thiếu tế nhị
 +Đi chợ: ăn quà: thói quen xấu
 +Đầu: rác, rơm: luộm thuộm, bẩn thỉu
=>Lời châm biếm, nhắc nhở nhẹ nhàng 
*Tóm lại: với nghệ thuật trào lộng hóm hỉnh, sử dụng các BPNT cường điệu, phóng đại, tương phản, đối lập...các bài ca dao hài hước đã tạo ra tiếng cười giải trí, thể hiện tâm hồn lạc quan, triết lí nhân sinh lành mạnh của người bình dân.
*Ghi nhớ: sgk/92
D.Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài mới:
-Nắm : các BPNT được sử dụng & tiếng cười nhẹ nhàng, tâm hồn lạc quan của những người bình dân.
-Soạn bài: đọc thêm: Lời tiễn dặn
 +Đọc kĩ VB
 +Trả lời các câu hỏi phần hướng dẫn học bài.

File đính kèm:

  • doc29 Ca dao hai huoc.doc
Giáo án liên quan