Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 25

A.Mục tiêu bài học: Giúp HS

-Hiểu được mâu thuẫn trái tự nhiên trong cách ứng phó của nhân vật “thầy” trong truyện.

-Thấy được cái hay của nghệ thuật “nhân vật tự bộc lộ”.

-Thấy được thái độ của nhân dân đối với bản chất tham nhũng của quan lại địa phương và tình cảnh bi hài của người lao động lâm vòa việc kiện tụng trong xh nông thôn VN xưa.

-Nắm được nghệ thuật gây cười của truyện.

B.Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành dạy học

 1.Phương tiện thực hiện :

 -SGK, SGV, TLTK

 -Thiết kế bài học

 2.Cách thức tiến hành dạy học:

 -Tổ chức giờ dạy theo hình thức trao đổi, thảo luận, sử dụng phương pháp quy nạp

 -Tổ chức cho hs luyện tập củng cố, khắc sâu kiến thức.

C.Tiến trình tổ chức dạy học:

 1.Ổn định lớp :

 2. Kiểm tra bài cũ:

 3.Giới thiệu bài mới:

 4.Tìm hiểu bài:

 

doc2 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2110 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên phân môn 	: đọc văn
Tiết 	 	: 25
Ngày soạn 	: 26/10/09
Tên bài mới : TAM ĐẠI CON GÀ-NHƯNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY
A.Mục tiêu bài học: Giúp HS
-Hiểu được mâu thuẫn trái tự nhiên trong cách ứng phó của nhân vật “thầy” trong truyện.
-Thấy được cái hay của nghệ thuật “nhân vật tự bộc lộ”.
-Thấy được thái độ của nhân dân đối với bản chất tham nhũng của quan lại địa phương và tình cảnh bi hài của người lao động lâm vòa việc kiện tụng trong xh nông thôn VN xưa.
-Nắm được nghệ thuật gây cười của truyện.
B.Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành dạy học
 1.Phương tiện thực hiện :
 -SGK, SGV, TLTK
 -Thiết kế bài học
 2.Cách thức tiến hành dạy học:
 -Tổ chức giờ dạy theo hình thức trao đổi, thảo luận, sử dụng phương pháp quy nạp
 -Tổ chức cho hs luyện tập củng cố, khắc sâu kiến thức.
C.Tiến trình tổ chức dạy học:
 1.Ổn định lớp :
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3.Giới thiệu bài mới:
 4.Tìm hiểu bài:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung bài học
HĐ1: HDHS tìm hiểu truyện : Tam đại con gà
TT1: Gọi HS hệ thống các nhân vật? Câu mở đầu truyện có tác dụng ntn?
TT2: GV gợi ý HS phân tích tình huống (1): Những hành động của thầy? Qua đó cho thấy điều gì?
TT2: Gợi ý HS thảo luận , nhận xét hành động của thầy đồ trong tình huống (2)
TT3: Truyện nhằm phê phán điều gì? Nhận xét thành công về nghệ thuật?
-HS đọc ghi nhớ sgk
HĐ2: HDHS tìm hiểu truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày”
TT1: HS nhận xét cách giới thiệu câu chuyện?
TT2: GV gợi ý HS thảo luận nét độc đáo ở việc kết hợp lời nói và cử chỉ của các nhân vật?
TT3: Nhận xét giá trị tố cáo của truyện?
TT4: Câu chuyện có ý nghĩa ntn? Nó nhắc nhở ta điều gì?
*Nếu còn thời gian, GV kể thêm câu chuyện: Hai bảy mười ba
“Nực cười ông huyện Hà Đông
Xử vị lòng chồng hai bảy mười ba
K nghe tan cửa, nát nhà
Nghe thì hai bảy mười ba cực lòng”
HS đọc ghi nhớ sgk
I.Tam đại con gà:
 1.Tình huống của truyện:
-Nhân vật: thầy đồ, học trò, thổ công, chủ nhà
-Câu mở đầu truyện: giới thiệu nhân vật chính & tính cách, nêu mâu thuẫn trái tự nhiên: dốt>< hay lên mặt văn hay chữ tốt.
-Tình huống cụ thể bộc lộ cái dốt của nhân vật:
 (1) +chữ “kê” : không biết→làm thầy chưa hiểu hết một cuốn sách vỡ lòng.
Học trò hỏi: thầy bí & cuống →giải thích bừa
=>Sĩ diện, giấu dốt: +không dám thừa nhận mình không biết trước học trò
 +Sợ người khác biết mình sai: bảo trò đọc khe khẽ
 +Khấn thổ công: thầy tưởng mình đúng: bảo trò đọc to→thầy dốt, lẽ ra nên hỏi người hiểu biết hơn, thầy lại mê tín.
 (2) +Thầy đối mặt với ông chủ nhà hay chữ, lại đáo để→thầy nhận ra mình dốt và thổ công còn dốt hơn nhưng lại không thừa nhận mà tìm cách biện bạch.
 +Thầy giải thích đến 3 đời: dủ dỉ, dù dì, con công, con gà
→Thầy láu cá, lí sự cùn.
 2.Ý nghĩa của truyện:
Phê phán một tật xấu: dốt mà lại giấu dốt, dốt mà làm thầy hậu quả sẽ khôn lường, biết mình dốt thì không nên dấu dốt mà nên thừa nhận và học hỏi, tìm hiểu ở những người hiểu biết.
*Nghệ thuật: Mâu thuẫn: dốt, giấu dốt; biết mình dốt, biện bạch, che đậy nhưng càng che đậy cái dốt lại càng bộc lộ
 →Nhân vật tự bộc lộ: độc thoại: “Mình dốt...”
 Mâu thuẫn dẫn đến tình huống, cao trào 
 Giải quyết bấy ngờ, tạo tiếng cười sảng khoái.
*Ghi nhớ: sgk/79
II.Nhưng nó phải bằng hai mày:
 1.Cách giới thiệu truyện:
-Lí trưởng nôit tiếng xử kiện giỏi.
-Cải và Ngô đều đút lót cho thầy Lí.
→Cách giới thiệu hấp dẫn: chuẩn bị cho tình huống xử kiện, gợi tò mò cho người đọc: xử kiện như thế nào?
 2.Sự kết hợp lời nói và cử chỉ:
-Cải: lẽ phải-xòe 5 ngón tay
-Thầy Lí: nó phải bằng hai mày(lẽ phải)-xòe mười ngón tay
Lời nói: ngôn ngữ công khai
Cử chỉ: chỉ có Thầy Lí Và Cải hiểu ngón tay thành kí hiệu của đơn vị tiền tệ.
Lẽ phải = tiền (kí hiệu bằng ngón tay)
→Giá trị tố cáo: lẽ phải của quan xử kiện đo bằng tiền, tiềng quyết định lẽ phải, tiền nhiều lẽ phải nhiều, tiền ít lẽ phải ít.
-Yếu tố bất ngờ: Cải yên tâm sẽ thắng kiện, hành động xử kiện của thầy Lí quá bất ngờ khiến cải không kịp trở tay→tình trạng thảm hại: vừa tốn tiền, vừa bị đánh & thua kiện.
 3.Ý nghĩa câu chuyện:
-Lời nói kết thúc câu chuyện bất ngờ, gây cười & có tính châm biếm.
-Cách chơi chữ độc đáo: phải bằng hai : quan hệ giữa số lượng và chất lượng: vừa vô lí lại có lí: vô lí trong xử kiện, có lí trong mối quan hệ giữa các nhân vật.
→Thể hiện sinh động và hài hước bản chất tham nhũng, thói quen ăn của đút lót của Lí trưởng.
Bài học cho những người nghèo: không nên gây chuyện để phải kiện tụng, làm giàu cho bọn quan lại và thành nạn nhân của chúng.
Ghi nhớ: sgk/80
D.Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài mới:
-Nắm: nghệ thuật gây cười và ý nghĩa của mỗi truyện
-Soạn bài: Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa.
 +Đọc kĩ VB
 +Trả lời các câu hỏi phần hướng dẫn học bài sgk
 +Sưu tầm thêm một số bài ca dao có cùng nội dung.

File đính kèm:

  • doc25 Tam dai con ga-No bang 2 may.doc
Giáo án liên quan