Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 1 đến tiết 53

A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

1. Kiến thức: Nắm được những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về 2 bộ phận của VHVN ( VHDG và VHV ).Nắm vững hệ thống vấn đề về:Thể loại của VHVN; Con người trong VHVN.

2. Kĩ năng: Tổng hợp, đọc hiểu sáng tạo

3. Gio dục: Bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc qua di sản văn học được học. Từ đó có lòng say mê với VHVN.

B. Tiến trình dạy học

Hoạt động 1: Khởi động

* Ổn định: 10A

 10A:

 10A:

* Kiểm tra đầu giờ: ? Văn học dân gian và VH viết có những điểm giống và khác nhau như thế nào?

* Bi mới: Trực tiếp từ việc kiểm tra.

 

doc97 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 985 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 1 đến tiết 53, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiếp người.
* Ý nghĩa: (4đ)
 + Chim vàng anh: Nhắc nhở cho Cám biết, hót cho vua nghe, chui vào tay áo vua.
 + Cây xoan đào: Toả bóng mát cho vua mắc võng nằm.
 + Khung cửi: Tố cáo, vạch mặt Cám.
 + Quả thị: Nơi ẩn thân của Tấm để trở lại kiếp người.
" Từng hình thức biến hoá đều mang linh hồn, sức sống của Tấm, quấn quýt với vua và vạch mặt, tố cáo Cám.
" Thể hiện sức sống mãnh liệt của Tấm. Lần biến hoá cuối cùng, Tấm trở lại kiếp người trong tư thế chiến thắng hưởng trọn vẹn niềm hạnh phúc của mình.
2. Câu 2: 
* Mâu thuẫn trái tự nhiên ở nhân vật Thầy Đồ: (2đ)
 + Dốt và khoe giỏi.
 + Dốt và giấu dốt.
* Ý nghĩa truyện cười Tam đại con gà: (2đ)
 + Phê phán thói giấu dốt.
 + Khuyên răn mọi người – nhất là những người đi học không nên giấu dốt, hãy mạnh dạn học hỏi không ngừng.
HẾT
Ngµy so¹n 
Ngµy gi¶ng CA DAO THAN th©n
TiÕt 26-27 Đọc văn ca dao yªu th­¬ng t×nh nghÜa
A. Mục tiêu cần đạt
 Giúp học sinh hiêûu được:
1. nhËn thø:cTiÕng hát than thân và tiếng hát yêu thương tình nghĩa của người bình dân xưa qua nghệ thuật riêng đậm màu sắc dân gian của ca dao.
2. kÜ n¨ng:Cách tiếp cận và phân tích ca dao qua đặc trưng thể loại.
3. th¸i ®é: Đồng cảm với tâm hồn người lao động và yêu quí những sáng tác của họ.
B. Tiến trình dạy học
 *ho¹t ®éng1(5p)
- Oån định lớp.
- Kiểm tra bài cũ.
 - Các tình huống khó xử của Thầy Đồ? Điều gì đã gây nên tiếng cười ở đây?
 - Phân tích kịch tính cuả truyện “nhưng nó phải bằng hai mày”. Mục đích của truyện?
-. Giới thiệu bài mới.
Hoạt động của GV- HS
Yêu cầu cần đạt
*ho¹t ®éng 2:t×m hiĨu chung(7p)
- Gọi HS đọc tiểu dẫn:
 + Nêu khái niệm ca dao?
+ Nội dung chủ yếu của ca dao là gì?
+ Đặc điểm nghệ thuật của ca dao?
* Hướng dẫn HS đọc chùm ca dao trong SGK:
- Các bài than thân đọc với giọng xót xa thông cảm
- Các bài yêu thương, tình nghĩa đọc với giọng thiết tha sâu lắng
- Dành nhiều thời gian cho bài 3, 4, 5 ( Đặc biệt là bài 4 )
*ho¹t ®éng 3:®äc hiĨu v¨n b¶n
- Điểm giống nhau của 2 bài ca dao là gì? Người than thân là ai?
- Thân phận có nét chung nhưng nỗi đau của từng người lại mang sắc thái riêng được diễn tả bằng những hình ảnh nào? Cảm nhận của em qua mỗi hình ảnh ? ( Liên hệ thơ Hồ Xuân Hương )
* HS đọc bài ca dao:
+ Cách mở đầu có gì khác với hai bài ca dao trên? Nhân vật trữ tình này là ai?
+ Hiểu cách biểu cảm của từ “ ai” như thế nào? Tâm trạng của nhân vật trữ tình ở đây ra sao?
( GV dẫn chứng thêm:
- Ai làm cho bướm lìa hoa
Cho chim xanh nở bay qua vườn hồng
- Ai làm bầu bí đứt dây
Chồng nam thiếp bắc gió tây lạnh lùng )
+ Mặc dù lở duyên nhưng tình nghĩa con người như thế nào? Vì sao tác giả dân gian lại dùng đến cả một hệ thống so sánh, ẩn dụ bằng hình ảnh của thiên nhiên, vũ trụ để nói lên tình người?
+ Câu cuối thể hiện nét đẹp gì? Ý nghĩa ra sao?
* Gọi HS đọc bài ca dao:
+Thương nhớ vốn là tình cảm khó hình dung- nhất là tình yêu. Vậy mà ở bài ca dao này lại được diễn tả một cách cụ thể, tinh tế và gợi cảm. Đó là nhờ thủ pháp nghệ thuật gì? Và thủ pháp đó tạo nên hiệu quả nghệ thuật ra sao?
+ Cái khăn được hỏi đầu tiên và hỏi nhiều nhất, vì sao như vậy?
+ Nét nghệ thuật tiêu biểu trong những câu thơ nói về chiếc khăn này là gì?
* Gọi HS tìm dẫn chứng thêm:
- Gửi khăn, gửi áo, gửi lời
Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa
- Nhớ khi khăn mở trầu trao
Miệng chỉ cười nụ biết bao nhiêu tình 
+ Qua hình ảnh ngọn đèn cho biết nỗi nhớ ở đây được diễn tả như thế nào?
+ Hình ảnh “ đèn không tắt” diễn tả điều gì?
+ Hình ảnh “ mắt ngủ không yên” cho thấy tâm trạng nhân vật trữ tình lúc này ra sao?
+ Câu hỏi cuối bài ca dao chothấy nhân vật trữ tình đang lo lắng điều gì?
( Thương anh cũng muốn nói ra
Sợ me bằng đất, sợ cha bằng trời.)
* HS đọc bài ca dao:
+ Những hình ảnh được đề cập trong bài ca dao là hình ảnh nào? Có thật hay không? Nhằm mục đích gì?
+ Ước muốn của cô gái là gì? Đặc sắc không? Qua ước muốn đó em có nhận xét gì về tình cảm của nhân vật trữ tình?
* Gọi HS tìm dẫn chứng thêm:
- Hai ta cách một con sông
Muốn sang anh ngã cành hồng cho sang
- Cách nhau có một con đầm
Muốn sang anh bẻ cành trầm cho sang
 Cành trầm lá dọc lá ngang
Để người bên ấy bước sang cành trầm
*ho¹t ®éng 5: kÕt thĩc ®äc hiĨu (5p)
* Gọi HS đọc bài ca dao:
+ Hình ảnh “ gừng cay, muối mặn” có ý nghĩa như thế nào?
+ Mục đích của tác giả dân gian đưa ra 2 hình ảnh này để làm gì?
+ Bài ca dao nhắc nhở chúng ta điều gì?
- GV hướng HS vào phần ghi nhớ. Gọi HS đọc to và rõ phần ghi nhớ
I. Giới thiệu chung:
1. Ca dao: 
 Là lời thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người.
 + Nội dung: Ca dao diễn tả đời sống, tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ gia đình, xã hội, đất nước, (thiên về trữ tình).
 + Nghệ thuật: Lời ca dao thường ngắn gọn, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, đặc biệt là lối diễn đạt bằng một số công thức mang đậm sắc thái dân gian.
2. Văn bản SGK:
 + Nội dung: Bao quát được hai nội dung: than thân và yêu thương tình nghĩa.
 + Nghệ thuật: Bao quát được nhiều nét nghệ thuật đặc trưng của ca dao: Thể thơ, hình ảnh so sánh, ẩn dụ, biểu tượng truyền thống, lặp, 
II. Đọc – Hiểu:
1. Bài 1 & bài 2: Tiếng hát than thân 
a/ Nét chung:
 + Mở đầu bằng: “Thân em như ”: Lời than của người phụ nữ " ngậm ngùi, xót xa. Nhằm nhấn mạnh, gây sự chú ý nơi người nghe, người đọc.
 + Nói về nỗi khổ cực của người phụ nữ: Thân phận của họ bị phụ thuộc, giá trị của họ không ai biết đến. (thông qua các hình ảnh so sánh, ẩn dụ).
b/ Sắc thái tình cảm riêng:
 + Bài 1: Người phụ nữ ý thức được sắc đẹp, tuổi xuân và giá trị của mình (như tấm lụa đào) nhưng số phận chông chênh không có gì đảm bảo, không biết sẽ vào tay ai " nỗi lo và nỗi đau xót của nhân vật trữ tình.
 + Bài 2: Người phụ nữ ý thức về giá trị thực của mình qua lời bộc bạch “thân em như  thì đen” và qua lời mời mọc “ai ơi nếm thử  ngọt bùi”.
" Nỗi ngậm ngùi chua xót của người phụ nữ vì giá trị thực của mình không ai biết đến.
2. Bài 3: Duyên kiếp không thành nhưng tình nghĩa vẫn bền vững sắc son.
 * Cách mở đầu: “Trèo lên cây khế nửa ngày” " lối đưa đẩy, gợi cảm hứng từ sự việc bên ngoài " nỗi chua xót vì lỡ duyên " là lời của chàng trai.
 + Đại từ phiếm chỉ “ai” nhưng bao hàm ý nghĩa xác định : Xã hội phong kiến xưa đã làm tan nát bao mối tình của đôi lứa yêu nhau, gợi bao nỗi niềm chua xót đắng cay.
 + Nghệ thuật chơi chữ: Khế chua " lòng người cũng chua xót: Chàng trai hỏi khế để bộc bạch nỗi buồn chua xót, đắng cay của mình " lời than da diết, thấm thía.
 * Mặc dù lỡ duyên nhưng tình nghĩa con người vẫn bền vững, thuỷ chung như thiên nhiên, vũ trụ vĩnh hằng.
 + Hệ thống so sánh ẩn dụ: Mặt Trăng, Mặt Trời, Sao Hôm, Sao Mai.
 + “Sánh với”: Được lặp lại 2 lần.
 + Từ láy: Chằng chằng.
 " Tác giả khẳng định: Dù có xa cách nhau nhưng đôi ta vẫn xứng với nhau, vẫn đẹp đôi vừa lứa. Lấy thiên nhiên để khẳng định lòng người bền vững, thuỷ chung.
 * Câu cuối: Chàng trai hỏi cô gái để tự bôïc lộ nỗi lòng của mình.
 Hình ảnh “Sao Vượt chờ trăng giữa trời”:
 + Sao Vượt: Tên gọi cổ của Sao Hôm.
 + Sự chờ đợi mỏi mòn trong cô đơn và vô vọng.
 + Dù duyên kiếp có thể dở dang nhưng tình nghĩa con người vẫn trứơc sau như một " Aùnh sáng rất đẹp, rất nên thơ của tình người, vẫn nhấp nháy sáng như “Sao Vượt  trời” trong ca dao xưa.
3. Bài 4: Nỗi niềm thương nhớ ngươiø yêu da diết, bồn chồn.
a/ Cách nói: Nỗi niềm nhớ thương của cô gái đối với người yêu được biểu hiện một cách cụ thể, sinh động các biểu tượng: Khăn, đèn, mắt " Cách nói bằng hình ảnh, biểu tượng của ca dao để diễn tả những điều trừu tượng.
b/ Thủ pháp nghệ thuật: dùng biểu tượng để bộc lộ tâm trạng nhân vật trữ tình.
 + Khăn, đèn: Hình ảnh nhân hoá.
 + Mắt: Hình ảnh hoán dụ.
 " Hỏi khăn, đèn, mắt nhưng là tự hỏi lòng mình. Nỗi nhớ thương bồn chồn. Khăn, đèn, mắt là biểu tượng cho nỗi niềm thương nhớ của người con gái đang yêu.
* Khăn:
 + Thường là vật trao duyên, vật kỉ niệm gợi nhớ.
 + Cái khăn là vật luôn quấn quýt bên người con gái như chia sẻ với họ trong nỗi niềm thương nhớ.
 + Từ “Khăn” đứng ở vị trí đầu câu thơ, láy lại 6 lần.
 + “Khăn thương nhớ  ai” láy lại 3 lần như một điệp khúc.
 " Nỗi nhớ triền miên, da diết.
 + Hình ảnh vận động trái chiều + nghệ thuật đảo thanh: Xuống, lên, rơi, vắt " tâm trạng ngỗn ngang trăm mối tơ vò " nỗi nhớ bao trùm cả không gian.
 + Hình ảnh “Ra ngẩn vào ngơ”: Nhớ đến mức không còn làm chủ cả dáng đi tướng đứng của mình.
 + Sử dụng 16 thanh bằng (thanh không) " nỗi nhớ thương buâng khuâng da diết, đậm màu sắc nữ tính, biết ghìm nén cảm xúc không bộc lộ một cách dễ dải.
* Đèn: 
 + Nỗi nhớ được đo theo thời gian: Nhớ từ ngày " đêm.
 + Điệp khúc “

File đính kèm:

  • docNgu van 10 20142015 hay.doc
Giáo án liên quan