Giáo án Ngoại khóa GDCD lớp 6: Các loại tai nạn thương tích và cách phòng tránh (tiết 32, 33)

LỚP 6

CÁC LOẠI TAI NẠN THƯƠNG TÍCH VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

(Tiết 32, 33)

 Mục đích: Giúp học sinh:

- Nhận biết các loại hình tai nạn thương tích thường gặp

- Biết cách tự bảo vệ mình để phòng tránh tai nạn thương tích.

 Phương tiện:

Giấy trắng khổ Ao và A4

Giấy màu các loại.

Phiếu bài tập tình huống.

Bút dạ.

 Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Phát hiện những tai nạn thương tích thường gặp

Mục đích: Giúp học sinh nhận biết được những tai nạn thương tích thường gặp

 

doc7 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 1445 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngoại khóa GDCD lớp 6: Các loại tai nạn thương tích và cách phòng tránh (tiết 32, 33), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÒNG TRÁNH
(Tiết 32, 33)
Mục đích: Giúp học sinh:
- Nhận biết các loại hình tai nạn thương tích thường gặp
- Biết cách tự bảo vệ mình để phòng tránh tai nạn thương tích.
Phương tiện:
Giấy trắng khổ Ao và A4
Giấy màu các loại.
Phiếu bài tập tình huống.
Bút dạ. 
Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Phát hiện những tai nạn thương tích thường gặp
Mục đích: Giúp học sinh nhận biết được những tai nạn thương tích thường gặp
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cá nhân
 Giáo viên phát cho mỗi học sinh một tờ phiếu màu, yêu cầu các em ghi vào phiếu 1-2 tình huống xảy ra tai nạn thương tích mà các em biết.
Bước 2: Hoạt động nhóm
 Sau khi từng cá nhân đã làm xong phiếu bài tập, giáo viên chia lớp thành từng nhóm từ 6-8 học sinh. Phát cho mỗi nhóm một tờ Ao và bút dạ. Từng bạn lần lượt đọc các tình huống tai nạn thương tích mà mình biết cho các bạn trong nhóm nghe. Sau đó nhóm dán các phiếu lên tờ giấy Ao và thảo luận câu hỏi sau: Tại sao gọi các tình huống đó là tai nạn thương tích?
Bước 3: Hoạt động lớp.
 Đại diện của mỗi nhóm treo bài tập của nhóm mình lên bảng và trình bày trước lớp về nội dung nhóm đã thảo luận cho cả lớp cùng nghe.
Bước 4: Hoạt động của giáo viên.
Giáo viên nhận xét ý kiến trình bày của các nhóm và kết luận:
- Tai nạn thương tích (TNTT) là những sự việc xảy ra bất ngờ, gây tổn thương đến sức khỏe thể chất (chấn thương phần mềm, gãy vỡ xương, tàn tật suốt đời...) và tinh thần ( sợ hãi, hoảng loạn, lo lắng...) cho người bị nạn (còn gọi là nạn nhân), trường hợp nặng có thể bị tử vong.
- Trẻ em thường dễ bị tai nạn thương tích do đặc điểm tâm sinh lý của trẻ cũng như thiếu sự chăm sóc của gia đình hoặc do người lớn thiếu ý thức bảo vệ an toàn cho trẻ.
- Phần lớn tai nạn thương tích có thể phòng tránh được.
Hoạt động 2. Các loại hình tai nạn thương tích 
Mục đích: Giúp học sinh nhận biết được một số loại hình tai nạn thương tích thường gặp.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động nhóm
 Các nhóm lấy lại kết quả của hoạt động 1, phân tích kỹ từng tình huống TNTT và xếp các tình huống đó vào loại hình TNTT nào? (xác định nguyên nhân gây ra thương tích trong tình huống đó). Ghi các loại hình TNTT đó vào tờ giấy Ao.
Bước 2: Hoạt động lớp.
Đại diên từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác góp ý, bổ sung.
Bước 3: Hoạt động của giáo viên.
Giáo viên nhận xét, bổ sung ý kiến cho từng nhóm kết luận.
Các tai nạn thương tích thường gặp được phân loại như sau
- Tai nạn thương tích do giao thông
- Tai nạn thương tích do đuối nước.
- Tai nạn thương tích do cháy, bỏng, điện giật.
- Tai nạn thương tích do ngã.
- Tai nạn thương tích do ngộ độc.
- Tai nạn thương tích do động vật cắn.
- Tai nạn thương tích do vật sắc nhọn.
Hoạt động 3: Bạn nên làm gì để phòng tránh tai nạn thương tích?
 Mục đích: Giúp học sinh xác định được những việc nên làm và không nên làm trong các hoạt động hàng ngày để phòng tránh tai nạn thương tích.
Bước 1: Hoạt động nhóm.
 Giáo viên chia lớp thành từng nhóm có 6-8 học sinh. Mỗi nhóm bốc thăm một tờ phiếu đã ghi một tình huống có nguy cơ xảy ra tai nạn thương tích. Yêu cầu các nhóm đóng vai thể hiện nội dung của hình huống đó và trình bày cách giải quyết của các bạn trong cuộc như thế nào để xảy ra TNTT.
Các tình huống cụ thể như sau:
Tình huống 1:
 Chuẩn bị rằm trung thu, Bố bạn Tân làm cho bạn ấy một con diều rất đẹp. Tân phấn khởi chay qua nhà Nam rủ Nam cùng đi thả diều ở trên sân thượng nhà 5 tầng của cơ quan anh trai Tân. Nam đã khuyên Tân như thế nào để vừa được chơi diều vừa không bị nguy hiểm?
Tình huống 2:
 Tan buổi học sáng, Huệ và Lan rủ bạn ra sông tắm trước khi về nhà ăn cơm trưa. Bạn đã nói gì với các bạn?
Tình huống 3:
 Vừa vào đến cổng nhà Hồng, hai bạn Đỗ và Bắc nhìn thấy trong vườn nhà bạn Hồng có một cái hố vôi vừa mới tôi. Em bạn Hồng và bọn trẻ nhà hàng xóm đang chạy đuổi bắt châu chấu, chuồn chuồn ở gần đó. Các bạn đã nói gì với các em nhỏ và cùng với Hồng làm gì để phòng tránh tai nạn thương tích?
Tình huống 4:
 Hùng, Cường và Thắng đang trên đường đi học về trông thấy chiếc ô tô tải đang từ từ chạy qua, Hùng và Cường rủ Thắng chạy theo bám vào đuôi xe để về nhà cho nhanh. Bạn Thắng đã ngăn hai bạn lại, vì sao?
Tình huống 5:
 Nhà trường vừa phát cho mỗi bạn của lớp một mũ bảo hiểm là quà tặng của một nhà hảo tâm. Bạn Khải nói “Giá mà được bộ sách truyện tranh thì mình thích hơn”, còn bạn Thu thì bảo: “ Chúng mình còn nhỏ, được người lớn chở bằng xe đạp hay xe máy đến trường thì cần gì đội mũ bảo hiểm”. bạn đã nói với Khải và Thu như thế.
Bước 2: Hoạt động lớp.
Các nhóm lần lượt đóng vai trình bày trước lớp các tình huống của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét, góp ý bổ sung.
Bước 3 : Hoạt động của giáo viên.
Giáo viên nhận xét, biểu dương các nhóm và kết luận:
Để bảo vệ an toàn cho bản thân và mọi người, cần chủ động phòng tránh tai nạn thương tích bằng cách:
- Lắng nghe lời khuyên của mọi người để thực hiện những điều quy định về an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích, nhất là an toàn giao thông. Khi đi bộ, đi xe đạp hoặc được người lớn chở bằng xe máy, các em nhớ phải đội mũ bảo hiểm. 
- Từ chối và khuyên các bạn không tham gia các trò chơi, các hoạt động không đảm bảo an toàn, có thể dẫn đến tai nạn thương tích.
-Khi phát hiện các nguy cơ có thể xảy ra TNTT nên tránh xa và cần báo ngay cho người lớn biết để nhờ sự giúp đỡ.
THÔNG TIN CƠ BẢN DÀNH CHO GIÁO VIÊN
1.Tình hình tai nạn thương tích trên thế giới và ở nước ta
 Tai nạn thương tích hiện nay đang là vấn đề nổi cộm của nhiều nước trên Thế giới. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trong những năm gần đây tỷ lệ mắc và tử vong do TNTT có xu hướng gia tăng. Mỗi ngày trên thế giới có khoảng 16.000 người chết vì các loại TNTT. Kèm theo mỗi trường hợp tử vong thì có hơn vài ngàn người bị thương tích và rất nhiều trong số họ bị di chứng thương tật vĩnh viễn. Ở nước ta, TNTT hiện đang nổi lên là nguyên nhân chính gây tử vong và tàn tật cho trẻ em. Theo thông báo của Bộ Y tế, tử vong do TNTT ở trẻ em chiếm gần 75%, trong khi đó tử vong do bệnh truyền nhiễm chỉ chiếm 12% và do bệnh mãn tính chỉ chiếm 13%. Đối với các TNTT không gây tử vong, TNTT giao thông cũng là nguyên nhân hàng đầu với tỷ suất là 1.400/100.000 dân; ngã là nguyên nhân thứ 2 với tỷ suất là 1297/100.000 dân; TNTT do vật sắc nhọn đứng hàng thứ 3 và do súc vật đứng hàng thứ 4. (Theo tài liệu của dự án phòng chống TNTT trẻ em của Bộ Y tế- 2004).
2. Phân loại TNTT theo nguyên nhân:
 Tai nạn giao thông là những trường hợp tai nạn xảy ra khi các đối tượng tham gia giao thông công cộng, nhưng do chủ quan vi phạm luật lệ giao thông hoặc do gặp phải các tình huống bất ngờ, các sự cố đột xuất không kịp phòng tránh, gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của người tham gia giao thông.
 Cháy, bỏng là TNTT do tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da bị tiếp xúc với chất lỏng nóng, chất rắn nóng, lửa. Các TNTT da do sự phát xạ của tia cực tím hoặc phóng xạ, điện, chất hóa học cũng như tổn thương phổi do bị khói xộc vào cũng được coi là những trường hợp bỏng.
 Điện giật là những trường hợp TNTT do tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện dẫn đến bị thương hoặc tử vong.
 Ngã là những trường hợp TNTT do bị ngã, rơi từ trên cao hoặc ngã trên cùng một mặt bằng.
 Đuối nước là những trường hợp TNTT do bị chìm trong chất lỏng ( nước, xăng, dầu..) dẫn đến ngạt thở vì thiếu ô xy hoặc ngừng tim dẫn đến tử vong trong vòng 24 giờ hoặc cần đến sự chăm sóc y tế hoặc có thể để lại các biến chứng khác.
 Ngộ độc là những trường hợp TNTT do hít phải, ăn vào, tiêm vào cơ thể các loại độc tố dẫn đến tử vong hoặc ngộ độc cần đến chăm sóc y tế. Tai nạn thương tích do ngộ độc có thể do nguyên nhân ngộ độc thức ăn hoặc ngộ độc do các chất độc khác.
 Động vật cắn là những trường hợp TNTT do động vật cắn, đốt, húc hoặc đâm phải.
 Vật sắc nhọn là những trường hợp TNTT do vô tình va vấp, dẫm phải các vật sắc nhọn hoặc dùng các loại sắc nhọn để làm vũ khí tấn công người khác dẫn đến bị thương hoặc tử vong.
3. Phân loại tai nạn thương tích theo chủ định:
 Tai nạn thương tích không chủ định (vô ý): TNTT không chủ định gây nên sự không chủ ý của những người bị TNTT hay của những người khác. Ví dụ như: TNTT do giao thông, đuối nước, ngộ độc, cháy bỏng.
 Tai nạn thương tích có chủ định ( cố ý): TNTT có chủ định là TNTT gây nên do có sự chủ ý của người gây ra tai nạn hay của cả những người khác. Ví dụ như: Tự tử, giết người, chiến tranh, đánh nhau, hiếp dâm, hành hạ trẻ em, hành hạ người già, bạo lực trong gia đình và nơi công cộng.
4. Đặc điểm tâm sinh lý liên quan đến TNTT ở trẻ em:
 Trẻ dưới 3 tuổi: Ở tuổi này các cơ quan trong cơ thể chưa hoàn thiện, trẻ tập bò, tập đi lại, tò mò, chưa nhận thức được mối nguy hiểm xung quanh, chưa tự bảo vệ mình do đó thường bị: dị vật đường thở, đường tiêu hóa, ngã, bỏng, đuối nước, điện giật.
 Trẻ từ 3-14 tuổi ( nhất là trẻ từ 6-13): là lứa tuổi đi học, do hiếu động, nghịch ngợm, chạy chơi tự do ngoài vòng kiểm soát của bố mẹ nên thường bị ngã, điện giật, đuối nước, đánh nhau, bị bỏng nhất là bỏng do ngã vào hố vôi mới tôi
 Trẻ từ 13-18 tuổi: ở tuổi này trẻ muốn tự khẳng định mình, muốn trở thành người lớn, dễ bị kích động, muốn tách khỏi sự quản lý của gia đình và nhà trường nên rất dễ bị TNGT, đuối nước, ngã do leo trèo
5. Phòng chống tai nạn thương tích.
 Phòng ngừa chủ động: Mỗi cá nhân phải chủ động thực hiện các hành vi an toàn để tự bảo vệ mình không bị TNTT. Ví dụ bản thân tự giác đội mũ bảo hiểm khi đi học, đi xe đạp điện hoặc khi được người lớn chở bằng xe máy; thắt dây an toàn khi đi ô tô, người đi bộ phải đi trên vỉa hè hoặc lề đường bên tay phải.
 Phòng ngừa thụ động: phòng ngừa thụ động là các biện pháp có thể ngăn ngừa tai nạn thương tích cho đối tượng được quan tâm mà không bắt các cá nhân phải thực hiện hành vi nào. Ví dụ: làm thay đổi môi trường, hay phương tiện của người sử dụng như phân tách tuyến đường giao thông cho người đi bộ riêng, xe ô tô hoặc xe máy riêng; rào chắn xung quanh ao hồ để phòng tránh trẻ em ngã sẽ bị đuối nước. Đây là biện pháp quan 

File đính kèm:

  • doccác loai tai nan thuong tich TIẾT 32, 33.doc