Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh phát triển tốt tư tưởng và hành vi đạo đức qua bộ môn Giáo dục công dân Lớp 6

Ngày nay với xu thế hội nhập cùng phát triển và sự ảnh hưởng mạnh mẻ của cơ chế thị trường đang đặt ra trước mắt thanh thiếu niên Việt Nam những thách thức to lớn. Đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh trung học cơ sở nếu như chúng ta giáo dục không tốt thì việc rèn luyện và phát triển nhân cách của các em sẽ gặp nhiều khó khăn, cũng như khó mà phát triển nhân cách toàn diện. Đối với học sinh lớp 6 thì việc giúp các em rèn luyện và phát triển nhân cách là vô cùng cần thiết trong thời điểm ngày nay. Nhân cách của các em có thể phát triển theo hướng tiêu cực, lệch lạc, không đáp ứng được những giá trị cơ bản của người công dân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đó là những giá trị tốt đẹp, thể hiện sự thống nhất giữa tính truyền thống với tính hiện đại, tính dân tộc với tính nhân loại.

 Hiện tượng học sinh vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật có xu hướng ngày càng tăng. Các em chưa biết điều chỉnh hành vi của mình theo hướng tích cực để trở thành một công dân tốt. Các lỗi các em thường mắc phải là vô lễ với người lớn, đánh lộn, tụ tập hút thuốc, uống rượu Các em chưa biết phân biệt đâu là hành vi đúng, đâu là hành vi sai, thẩm chí có em mặc dù nhận thức đúng nhưng khi biểu hiện bằng hành vi cụ thể lại sai lệch đi.

 VD: Các em biết hút thuốc lá là có hại cho sức khỏe nhưng các em vẫn hút; Vẫn biết nghỉ học không phép là vi phạm nội qui nhà trường, sẽ bị nhà trường xử phạt nhưng các em vẫn nghỉ; Vẫn biết nói tục, chửi thề là vi phạm đạo đức nhưng các em vẫn chửi.

 Đây có thể nói là hiện tượng khá phổ biến của thanh thiếu niên ngày nay mà chủ yếu là lứa tuổi học sinh trung học cơ sở. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sự nhận thức của các em chưa đúng đắn hoặc là giữa nhận thức và hành vi của con người nhiều khi có mâu thuẫn với nhau. Vì vậy để giáo dục học sinh một cách có hiệu quả, đảm bảo cho các em có đủ đức và tài để phục vụ cho đất nước trong thời kỳ đổi mới là một yếu tố vô cùng quan trọng đang đặt ra trước mắt chúng ta. Vì muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội thì đòi hỏi phải có con người xã hôi chủ nghĩa. Do đó trong quá trình giáo dục chúng ta cần hướng học sinh vươn tới những giá trị cơ bản của người công dân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đó chính là lý do mà tôi viết đề tài này.

 

doc11 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 663 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh phát triển tốt tư tưởng và hành vi đạo đức qua bộ môn Giáo dục công dân Lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ïc hiện nhiệm vụ học tập đã được giao. Chúng ta cần chú ý tổ chức cho học sinh hợp tác cùng làm việc, nhất là lúc giải quyết những vấn đề gây cấn, lúc xuất hiện nhu cầu phối hợp thực sự giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung. Trong hoạt động hợp tác, năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ, uốn nắn; tình bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ được phát triển. Sự hợp tác trong học tập sẽ giúp học sinh quen dần với sự phân công lao động hợp tác trong xã hội, giúp học sinh hình thành năng lực hợp tác rất cần thiết đối với người công dân sống trong thế giới phát triển với những sự hợp tác song phương, đa phương giữa các quốc gia và xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa. Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao chúng ta cần áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học hiện đại, tôi xin đưa ra một số ví dụ sau.
 VD1: Khi dạy bài" MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH" (GDCD 6). Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tự đặt câu hỏi và mời các bạn trong lớp trả lời. Sau phần trả lời của học sinh thì cho cả lớp nhận xét bổ xung và cuối cùng là phần nhận xét của giáo viên. Chú ý ở đây chúng ta chỉ tổ chức cho học sinh hỏi và trả lời xoay quanh nội dung bài học để tránh mất thời gian. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn còn nội dung câu hỏi và đáp án hoàn toàn do học sinh tự chuẩn bị. Sau khi cho cả lớp đọc phần truyện đọc giáo viên có thể hướng dẫn lớp khai thác nội dung truyện theo câu hỏi sau.
 - HS 1: Tú đã đạt được kết quả gì trong học tập?
 - HS 2:Tú đoạt giải Nhì kì thi Toán quốc tế và được cử đi du học nước ngoài.
 - HS 3: Ngoài môn Toán, Tú còn giỏi môn nào nữa?
 - HS 4: Ngoài Toán, Tú còn giỏi tiếng Anh.
 - HS 5: Hoàn cảnh gia đình Tú như thế nào?
 - HS 6: Tú là con út trong một gia đình nghèo, bố là bộ đội, mẹ là công nhân.
 - HS 7: Bạn hãy cho biết phương pháp học tập của Tú như thế nào?
 - HS 8: Sau giờ học ở trường Tú không đi học thêm mà tự học là chích.
 - HS 9: Vì sao Tú đoạt giải nhì kỳ thi Toán quốc tế?
 - HS 10: Nhờ kiên trì, vượt khó trong học tập. Mỗi bài toán Tú thường tìm nhiều cách giải khác nhau. Cũng có lúc em giải sai nhưng em tự phát hiện và giải lại. Tú còn say mê học tiếng Anh và sưu tầm các bài toán bằng tiếng Anh để giải, tự nâng cao khả năng học môn toán của mình nên Tú đã đoạt giải nhì trong kỳ thi toán quốc tế.
 - HS 11: Ban học tập được ở bạn Tú những gì?
 - HS 12: Học tập được ở bạn Tú sự kiên trì, vượt kho,ù tích cực, tự giáctrong học tập, đặc biệt là tính tự học của bạn Tú.
 - GV: Tú đã vượt lên khó khăn của hoàn cảnh để học tốt, quả thật Tú đã không phụ lòng của bố mẹ, thầy cô và bạn bè. Với việc tự học của mình Tú đã rèn luyện cho bản thân khả năng độc lập suy nghĩ. 
 Với phương pháp này thì học sinh hoàn toàn được tự do hoạt động, tự do nêu lên những thắc mắt của cá nhân cũng như những vần đề mà các em chưa thật sự thông hiểu. Đặc biệt thông qua hoạt động này các em sẽ thể hiện được bản lĩnh cá nhân với bạn bè với thầy cô. Đặc biệt là rèn luyện cho các em khả năng suy nghĩ độc lập và rèn luyện tính tự lập trong cuộc sống. Thông qua hoạt động này các em học sinh sẽ tích cực, chủ động học tập, say mê nghiên cứu tìm tòi cái mới. Lúc này trong đầu các em luôn luôn suy nghĩ làm thế nào để đặt câu hỏi cho các bạn trong lớp trả lời và chuẩn bị thật tốt bài để trả lời các câu hỏi của các bạn. Các em luôn nghĩ nếu không trả lời được sẽ bị bạn bè cười do đó rất tích cực chuẩn bị bài. Đặc biệt nếu áp dụng tốt phương pháp này sẽ làm cho tiết học trở nên sinh động, học sinh sẽ cảm thấy yêu thích môn học hơn và chất lượng học tâp sẽ được nâng cao.Thông qua phương pháp này các em sẽ biết tự vươn lên trong học tập, trong cuộc sống để tự hoàn thiện bản thân trở thành một công dân tốt.
 VD 2: Khi dạy bài " QUYỀN ĐƯỢC ĐẢM BẢO AN TOÀN VÀ BÍ MẬT THƯ TÍN, ĐIỆN THOẠI, ĐIỆN TÍN" ở lớp 6 GV có thể tổ chức cho học sinh đóng vai theo tình huống sau: 
 Hải nhờ Quốc gửi trả hộ quyển sách cho bạn Sơn. Nhưng khi Quốc đưa sách cho Sơn, hai bạn phát hiện có một bứt thư của bố Hải gửi cho bạn kẹp lẫn trong sách. Quốc rủ Sơn giở ra xem vì thư đã bóc và chắc nội dung cũng không có gì quan trọng
 Theo em, sơn nên làm gì khi đó? Vì sao?
GV: Chia lớp làm 4 nhóm, thảo luận 3 phút sau đó lên đóng vai.
HS: Các nhóm tiến hành thảo luận, phân vai, tự chuẩn bị lời thoại. Hết thời gian quy định các nhóm lên đóng vai(một - hai nhóm). Cả lớp chú ý theo giỏi và nêu nhận xét sau khi các nhóm đóng vai.
GV nhận xét chung cho các nhóm về vai diễn, nội dung, ý nghĩa.(Tùy theo nội dung đóng vai mà GV nêu nhận xét). Định hướng cho học sinh về cách ứng xử tích cực trong tình huống đã cho.
 Với phương pháp này sẽ gây hứng thú và chú ý cho học sinh trong quá trình học tập. Tạo điều kiện làm phát triển óc sáng tạo của học sinh trong quá trình thảo luận. Nhờ không khí thảo luận cởi mở nên học sinh, đặt biệt là những em nhút nhát trở nên mạnh dạn hơn; các em học được cách trình bày của mình biết lắng nghe có phê phán của bạn; từ đó giúp học sinh dễ hòa nhập vào cộng đồng nhóm, tạo cho các em sự tự tin, hứng thú trong học tập và sinh hoạt. Vốn hiểu biết và kinh nghiệm xã hội của học sinh thêm phong phú; kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác của học sinh được phát triển. Học sinh được rèn luyện, thực hành những kỹ năng ứng xử và bài tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn. Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn. Đồng thời nếu áp dụng tốt phương pháp này sẽ giúp học sinh có được sự thống nhất giữa nhận thức và hành vi. Đây là điều kiện để các em học sinh rèn luyện hành vi đạo đức và thực hành những gì mà các em tiếp thu được trong quá trình nhận thức khách quan.
2.2/ Giúp cho học sinh tiếp cận kĩ năng, thực tiễn cuộc sống.
 Kĩ năng sống là khả năng tâm lí - xã hội giúp con người có thể giao tiếp có hiệu quả với người khác, giải quyết một cách tích cực, có hiệu quả trước những tình huống, vấn đề của cuộc sống. 
 Những công trình nghiên cứu tâm lí- xã hội học đã cho thấy : Có nhận thức đúng đắn vẫn chưa đủ đảm bảo để thanh thiếu niên có những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực. Giữa nhận thức và hành vi của con người nhiều khi có mâu thuẫn với nhau. Ví dụ như: Người ta có thể vẫn hút thuốc lá cho dù biết là hút thuốc là có hại cho sức khỏe; có kẻ vẫn buôn bán ma túy cho dù biết rất rõ như vậy là vi phạm pháp luật, sẽ bị pháp luật xử phạt rất nặng; Các kĩ năng sống chính là"cầu nối" giúp con người chuyển những kiến thức, thái độ thành hành động thực tiễn; khắc phục được sự không thống nhất giữa nhận thức và hành vi.
 Vì vậy mục đích dạy học phải bao gồm cả việc trang bị kiến thức,bồi dưỡng tình cảm, thái độ và hình thành các kỹ năng, hành vi của người công dân cho HS; trong đó, mục tiêu hình thành hành vi là cái đích quan trọng nhất cần đạt được của môn GDCD. Vì vậy, việc giáo dục cho HS những kỹ năng giống như: giao tiếp, tự nhận thức, xác định giá trị, ra quyết định, giải quyết vấn đề, kiên định, ứng phó với căng thẳng ,biết từ chối, tìm kiếm sự giúp đỡ đáng tin cậy, đặt mục tiêu, là rất cần thiết để giúp các em trở thành những người công dân tốt của đất nước. Có ý thức và hành vi phù hợp với các chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 
 Để dạy học có hiệu quả cần gắn nội dung dạy học với thực tiễn cuộc sống của học sinh. Cụ thể là giáo viên cần tăng cường sử dụng các tình huống, các trường hợp điển hình, các hiện tượng thực tế, các vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội để phân tích, đối chiếu minh họa cho bài giảng. Đồng thời cũng cần khuyến khích học sinh liên hệ, tự liên hệ; tiến hành điều tra, phân tích các sự kiện trong đời sống thực tiễn của lớp học, nhà trường, địa phương, đất nước trong quá trình học tập.
 Tuy nhiên để thực hiện một cách có hiệu quả các vấn đề vừa nêu chúng ta cần áp dụng một cách linh hoạt các phương pháp hiện đại trong quá trình dạy học. Tôi xin đưa ra một số ví dụ minh họa sau.
 VD 3: Khi dạy bài " TIẾT KIỆM" ở lớp 6 GV có thể tổ chức cho học sinh chơi trò chơi sau:
 Chơi trò chơi " tiết kiệm và không tiết kiệm".
 GV chia lớp làm hai đội, mỗi đội 8 đến 10 học sinh được phát nhiều mảnh giấy trắng nhỏ. Mỗi người viết vào mỗi mảnh giấy một biểu hiện tiết kiệm và không tiết kiệm. Thời gian chuẩn bị cho cả hai đội là 2 phút. Trên bảng GV kẻ thành hai cột tiết kiệm và không tiết kiệm. Khi có hiệu lệnh bắt đầu, từng em của mỗi đội lên dán biểu hiện của mình vào cột tương ứng trên bảng. Khi một em dán xong thì em kế tiếp của đội mới được rời chỗ lên dán tiếp. Biểu hiện viết ở mảnh giấy của mỗi đội không được trùng nhau. Sau thời gian 2 phút đội nào dán được nhiều biểu hiện là thắng.
 GV nhận xét, tuyên dương tin

File đính kèm:

  • docde tai hay mon cong dan.doc