Giáo án Ngoài giờ lên lớp Trường THCS Phương Trung
I-YÊU CẦU GIÁO DỤC:
- Hiểu vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập và rèn luyện của lớp.
- Biết lựa chọn những cán bộ có năng lực, nhiệt tình, trách nhiệm và ý thức.
- Hiểu nhiệm vụ và quyền của học sinh cuối cấp THCS.
- Tự xác định trách nhiệm bản thân phải hoàn thành tốt các nhiệm vụ đó.
- Biết sử dụng các biện pháp hợp lí, có hiệu quả để hoàn thành nhiệm vụ của năm học cuối cấp THCS.
II-NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1-Nội dung:
- Tổng kết hoạt động của lớp năm học trước.
- Bầu đội ngũ cán bộ lớp mới.
- Nhiệm vụ và quyền của HS cuối cấp THCS.
- Tầm quan trọng của việc hoàn thành tốt những nhiệm vụ đó.
- Các biện pháp thực hiện.
2-Hình thức hoạt động:
- Nghe báo cáo và thảo luận.
- Bình bầu dưới hình thức biểu quyết.
- Thảo luận
ng: -Tặng hoa chúc mừng thầy cô giáo. -Trao đổi, thảo luận, tâm sự những kỉ niệm thầy trò. -Văn nghệ chúc mừng thầy cô giáo. III- CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: 1. Phương tiện hoạt động: - Bản tóm tắt ý nghĩa Ngày Nhà giáo Việt Nam. - Lời chúc mừng thầy cô giáo. - Các câu hỏi thảo luận. - Dụng cụ để trang trí. 2. Về tổ chức: - GVCN thông báo cho cả lớp nội dung và kế hoạch tổ chức hoạt động. - Cán bộ lớp và các tổ trưởng phân công chuẩn bị các công việc cụ thể: + Cử người dẫn chương trình. + Chuẩn bị câu hỏi thảo luận. + Chuẩn bị lời chúc mừng và bản tóm tắt ý nghĩa ngày 20-11. + Các tiết mục văn nghệ. + Hoa và tặng phẩm. + Mời đại biểu. + Phân công trang trí, kê bàn ghế. + Suy nghĩ các ý kiến để phát biểu, thảo luận. + Mời đại biểu phụ huynh đến dự và phát biểu. IV- TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: Người thực hiện Nội dung TL Cả tập thể Người điều khiển Lớp trưởng Người điều khiển Đại diện học sinh Thầy cô giáo Các tổ Thầy cô Học sinh Người điều khiển Hoạt động 1: Mở đầu - Hát một bài tập thể về thầy cô giáo. - Tuyên bố lí do: - Giới thiệu các thầy cô giáo đến dự. - Giới thiệu chương trình: + Chúc mừng thầy cô giáo. + Văn nghệ chào mừng 20-11. Hoạt động 2: Chúc mừng thầy cô giáo +Đọc tóm tắt lịch sử ngày nhà giáo Việt Nam. +Đọc lời chúc mừng các thầy cô giáo. +Tặng hoa cho thầy cô giáo +Phát biểu chúc mừng các thầy cô giáo +Phát biểu về tâm tư tình cảm của mình đối với nghề nhà giáo, đối với học sinh. Hoạt động 3: Văn nghệ chào mừng 20-11 +Biểu diễn các tiết mục văn nghệ như đã chuẩn bị. +Góp vui văn nghệ. +Xen vời văn nghệ là trình bày tâm tư tình cảm của mình. Hoạt động 4: Kết thúc +Cảm ơn sự hiện diện của thầy cô, của đại diện phụ huynh học sinh. Chúc sức khoẻ thầy cô và đại biểu. 7’ 20’ 15’ 3’ CHỦ ĐIỂM THÁNG 12 UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN MỤC TIÊU GIÁO DỤC GIÚP HỌC SINH: - Nhận thức được truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc, của quân đội ta. - Biết tự hào, trân trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống đó. - Kính trọng, biết ơn bộ đội Cụ Hồ và các gia đình có công với cách mạng. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM 1. Thảo luận về chủ đề “Thanh niên phát huy truyền thống cách mạng của dân tộc”. 2. Hội vui học tập. Ngày soạn : 6/12/2013 TIẾT 7 Hoạt động1: THẢO LUẬN VỀ CHỦ ĐỀ: “ THANH NIÊN PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA DÂN TỘC” I-YÊU CẦU GIÁO DỤC: Giúp học sinh: - Hiểu truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc. - Tự hào và tự xác định trách nhiệm phải học tập tốt để phát huy truyền thống đó. II-NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 1-Nội dung: - Truyền htống cách mạng kiên cường của quân và dân ta để giành độc lập tự do. - Các gương chiến đấu tiêu biểu. - Nhiệm vụ của học sinh lớp 9 đối với truyến thống cách mạng của dân tộc. 2-Hình thức hoạt động: - Giới thiệu về truyền thống đấu tranh cách mạng. - Kể chuyện về gương chiến đấu của các anh hùng liệt sĩ. - Thảo luận về nhiệm vụ của học sinh lớp 9 đối với truyền thống cách mạng của dân tộc. III- CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: 1-Phương tiện hoạt động: - Sưu tầm tài liệu về truyền thống đấu tranh cách mạng của quân và dân ta. - Các bài hát bài thơ ca ngợi con người, quê hương, đất nước. - Một số câu hỏi câu đố vế tuyền thống cách mạng của quân và dân ta. 2-Về tổ chức: - Phân công tìm hiểu truyền thống cách mạng của mỗi giai đoạn cho mỗi tổ. - Xây dựng chương trình hoạt động - Phân công người điều khiển chương trình, trang trí, văn nghệ. IV- TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: Người thực hiện Nội dung TL Cả tập thể Người điều khiển Lớp trưởng Người điều khiển Người điều khiển Đại diện các tổ Người điều khiển Cá nhân Người điều khiển Cá nhân Các tổ, cá nhân Người điều khiển GVCN Hoạt động 1 : Mở đầu - Hát một bài hát tập thể. - Tuyên bố lí do: - Giới thiệu chương trình hoạt động. +Tìm hiểu truyền thống cách mạng. +Đố vui +Văn nghệ Hoạt động 2: Tìm hiểu truyền thống cách mạng Mời đại diện các tổ lên trình bày. Các tổ các nhóm trình bày kết quả tìm hiểu truyền thống cách mạng của tổ mình. Hoạt động 3 : Đố vui Nêu câu hỏi Trả lời 1-Người được lưu truyền là người đầu tiên đánh giặc cứu nước là ai? TL: Thánh Gióng 2-Người anh hùng gắn liền với sự tích Hồ Gươm là ai? TL: Lê Lợi 3-Ai là người có công lớn lãnh đạo nhân dân ta 3 lần chống quân Mông- Nguyên? TL: Trần Hưng Đạo 4-Dòng chữ ghi trên lá cờ của Trần Quốc Toản là gì? TL: Phá cường địch, báo hoàng ân. 5-Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên dòng sông nào? Vào thời gian nào? TL:Sông Bạch Đằng, năm 938. 6-Ai được phong là anh hùng áo vải, cờ đào? TL: Quang Trung – Nguyễn Huệ 7-Thực dân Pháp xâm lược nước ta vào thời gian nào? TL:Năm 1858 8-Ai ôm bom ba càng xông vào xe giặc Pháp được phong là anh hùng? Quê ở đâu? TL: Anh hùng Ngô Mây, quê ở Phù Cát- Bình Định. 9-Kể tên vài anh hùng nhỏ tuổi đã tham gia kháng chiến bảo vệ đất nước. TL: Vừ A Dính, Lê Văn Tám, Kim Đồng, Kơ- pa- kơ- lơn,Võ Thị Sáu 10-Trong kháng chiến chống Mỹ, Nguyễn Viết Xuân đã nói câu gì mà trở thành câu hành động của thanh niên Việt Nam trong thời kì này? TL: Nhằm thẳng quân thù mà bắn. Hoạt động 4 : Văn nghệ Trình bày các bài hát: -Kim Đồng -Lời anh vọng mãi ngàn năm. -Ca ngợi chị Võ Thị Sáu -Màu áo chú bộ đội Hoạt động 5 : Kết thúc -Nhận xét chung về kết quả và sự chuẩn bị của học sinh -Đánh giá, nhận xét. 5’ 15’ 10’ 12’ 3’ TIẾT 8 Ngày soạn : 20/12/2013 Hoạt động 2: HỘI VUI HỌC TẬP I-YÊU CẦU GIÁO DỤC: Giúp học sinh: - Nắm vững kiến hức cơ bản của các môn học. - Hứng thú, vượt khó, quyết tâm học tập để đạt kết quả cao. - Biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống và biết giải thích các hiện tượng khoa học trong tự nhiên và trong xã hội. II-NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 1-Nội dung: -Kiến thức cơ bản của một số môn học. -Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. -Giải thích một số hiện tượng khoa học trong tự nhiên và xã hội. 2-Hình thức hoạt động: Thi hỏi- đáp. III- CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: 1-Phương tiện hoạt động: -Một số câu hỏi, bài tập, câu đố vui... của các môn học và đáp án. -Giấy bút, bảng, dụng cụ làm tín hiệu xin trả lời. -Một số tiết mục văn nghệ. -Phần thưởng. 2-Về tổ chức: -Lớp tahỏ luận, thống nhất chọn các môn học cần tổ chức hội vui (Toán, Văn, Sử, Ngoại ngử, Giáo dục công dân). -Giáo viên chủ nhiệm liên hệ với giáo viên bộ môn đã chọn để nhờ họ giúp xây dựng câu hỏi và đáp án. -Mỗi tổ cử một người dự thi một môn. -Những học sinh khác cũng on tập tốt để dự thi phần cổ động viên và tham gia cùng thí sinh khi có cơ hội. -Phân công người điều khiển chương trình, ban giám khảo, thư kí, mời đại biểu, tranh trí lớp, chuẩn bị phần thưởng ... IV- TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: Người thực hiện Nội dung TL Cả tập thể Người điều khiển Lớp trưởng Người điều khiển Người điều khiển Các tổ cử 3HS tham gia Các tổ Các tổ Các tổ Các tổ Các tổ Các tổ Các tổ Các tổ BGK GVCN Người điều khiển Hoạt động 1: Mở đầu - Hát một bài hát tập thể. - Tuyên bố lí do - Giới thiệu khách mời. - Giới thiệu chương trình hoạt động. - Giới thiệu Ban giám khảo, thư kí. Hoạt động 2: Cuộc thi tài trí giữa các tổ - Nêu thể lệ cuộc thi:Mỗi tổ ba người dự thi. Nội dung thi gồm: +Tiếp sức giải toán +Ghép từ +Lĩnh vực hay môn học ưa thích. Chỉ có quyền trả lời khi người điều khiển đã nêu xong câu hỏi, nếu đội nào phất cờ trước khi đọc xong câu hỏi sẽ bị tước quyền thi đấu trong câu trả lời ấy. Mỗi câu được quyền suy nghĩ trong 15 giây. Biểu điểm là 10 tùy theo câu trả lời mà cho điểm. Nếu không có đội nào trả lời được thì dành cho khán giả. Các đội cử người lên tham gia. 1. Đố bạn khi kim giờ quay được một vòng thì kim phút và kim giây quay được bao nhiêu vòng? TL: Kim phút sẽ quay được 12 vòng Kim giây quay được 720 vòng. 2. Ai là nhà Toán học lỗi lạc thời cổ Hi Lạp, sống vào thế kỉ III trước Công nguyên, có câu nói: “Trong hình học không có con đường dành cho vua chúa”? TL:Nhà Toán học Ơ-clit. 3. Kể tên các phong trào yêu nước chông Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918. TL:Phong trào Đông du-Phan Bội Châu đứng đầu. Phong trào Đông Kinh nghĩa thục-Lương Văn Can Cuộc vận động Duy Tân và chống thuế ở Trung kì-Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế- vua Duy Tân, Trần Cao Vân, Thái Phiên. Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên- Trịnh Văn Cấn. (Chỉ yêu cầu nêu được 3 phong trào) 4. Nguyễn Văn Trỗi đặt mìn giết tên Mac-na-ma-ra tại cầu có tên là gì? TL:Cầu Công Lý. 5. Phương châm của giáo dục từ xưa đến nay là gì? TL:Tiên học lễ, hậu học văn. 6. Ngô Gia Văn Phái là ai? TL: Ngô Gia Văn Phái là một nhóm các tác giả dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai (Hà Tây)- một dòng họ lớn nổi tiếng với truyền thống nghiên cứu, sáng tác văn chương ở nước ta. Họ là đồng tác giả của cuốn tiểu thuyết lịch sử- viết bằng chữ Hán Hoàng Lê nhất thống chí 7. Cho tiếng “quân”tổ nào ghép được nhiều từ nhất tổ ấy sẽ chiến thắng. Cho thời gian 2 phút. 8. Hiện tượng hóa học khác với hiện tượng vật lý ở điểm nào? TL:Hiện tượng vật lí là hiện tượng xảy ra khi chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu. Hiện tượng hóa học là hiện tượng xảy ra khi có sự biến đổi từ chất này thành chất khác. 9. Hãy hát một bài hát bằng tiếng Anh. 10. Tại sao lá cây lại có màu xanh lục? TL:Vì trong lá cây có chất diệp lục, ánh sáng mặt trời chiếu vào lá cây chất diệp lục hút các tia sáng có màu khác nhưng không thu nhận màu xanh lục và lại phản chiếu màu này, do đó chúng ta mới thấy lá cây có màu xanh lục. Hoạt động 3: Văn nghệ -Trình bày các tiết mục đã chuẩn bị Hoạt động 4: Kết thúc -Tổng kết điểm và phát thưởng. -Nhận xét chung về kết quả và sự chuẩn bị của học sinh. -Cảm ơn sự giúp đỡ và tham gia của giáo viên. 5’ 20’ 15’ 5’ CHỦ ĐIỂM THÁNG 1 VÀ 2 MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN MỤC TIÊU GIÁO DỤC GIÚP HỌC SINH: - Nhận thức được vai trò của Đảng trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước hiện nay. - Bồi dưỡng niềm tin vào sự lãnh đạo và đường lối của Đảng. - Biết rèn luyện lối sống có văn hoá, có bản lĩnh để vươn lên HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM 1. T
File đính kèm:
- GIAO AN HDNGLL LOP 9.doc