Giáo án môn Giáo dục công dân 9 - Bài 8 - Tiết 10: Năng động và sáng tạo

I.MỤC TIÊU :

1.Kiến thức:

- Hiểu được thế nào là năng động, sáng tạo.

- Hiểu được ý nghĩa của năng động, sáng tạo.

2. Kĩ năng:

- Năng động, sáng tạo trong cuộc sống, lao động, học tập.

3-Thái độ:

- Tích cực chủ động, sáng tạo trọng học tập, lao động và trong cuộc sống hàng ngày.

- Tôn trọng những người sống năng động, sáng tạo.

II- CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.

- Ttư duy sáng tạo.

- Tư duy phê phán.

- Tìm kiếm và xử lý thông tin.

III- PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC

- Động não.

- Phân tích trường hợp điển hình.

- Thảo luận nhóm.

 

doc10 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1072 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân 9 - Bài 8 - Tiết 10: Năng động và sáng tạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thân, vì dân phục vụ
x
- Thương người như thể thương thân
x
- HS : Cả lớp bổ sung.
- GV:Nhận xét, đánh giá, cho điểm.
3, Bài mới 
*/ Giới thiệu bài: (1’)
Trong cuộc sống con người luôn say mê tìm tòi phát hiện và xử lý linh hoạt các tình huống trong học tập, lao động, công tác nhằm đạt kết quả cao đó chính là năng động, sáng tạo. Vậy để hiểu được thế nào là năng động, sáng tạo
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 (10’)
Tìm hiểu nội dung phần đặt vấn đề
* Mục tiêu: HS nhận biết được năng động, sáng tạo của Ê-đi-sơn và Lê Thái Hoàng.
* Cách thực hiện:
GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận.
HS cả lớp tự đọc 2 câu chuyện.
GV gọi 2 em HS có giọng đọc tốt đọc 2 câu chuyện.
GV hướng dẫn HS thảo luận.
N1: Em có nhận xét gì về việc làm của Ê-đi-sơn và Lê Thái Hoàng ,biểu hiện những khía cạnh khác nhau của tính năng động sáng tạo?
N2: Những việc làm năng động sáng tạo đã đem lại thành quả lao động gì cho Ê-đi-sơn và Lê Thái Hoàng?
N3: Em học tập được gì qua việc làm năng động,sáng tạo của Ê-đi -sơn và Lê Thái Hoàng?
Đại diện các nhóm trình bầy kết quả thảo luận.
HS cả lớp nhận xét.
GV kết luận chuyển ý: Sự thành công của mỗi người là kết quả của đức tính năng động ,sáng tạo .Sự năng động ,sáng tạo thể hiện ở mọi khía cạnh trong cuộc sống. Chúng ta cần xét đến tính năng động ,sáng tạo và hành vi thiếu năng động ,sáng tạo trong thực tế
I,Đặt vấn đề.
N1: 
- Ê-đi-sơn và Lê Thái Hoàng là người làm việc năng động ,sáng tạo.
- Biểu hiện khác nhau:
Ê-đi-sơn nghĩ ra cách để tấm gương xung quanh giường mẹ và đặt các ngọn nến, đèn dầu trước gương rồi điều chỉnh vị trí và đặt chúng sao cho ánh sáng tập trung vào một chỗ thuận tiện để thầy thuốc mổ cho mẹ mình.
- Lê Thái Hoàng nghiên cứu ,tìm tòi ra cách giải toán nhanh hơn, tìm đề thi toán quốc tế dịch ra tiếng Việt ,kiên trì làm toán ,thức làm toán đế một,hai giờ sáng.
N2: Thành quả của 2 người:
-Ê-đi-sơn cứu sống mẹ mình và sau này đã trở thành nhà phát minh vĩ đại của nhân loại.
-Lê Thái Hoàng đạt huy chương Đồng kì thi toán quốc tế lần thứ 39 và huy chương Vàng kì thi toán quốc tế lần thứ 40.
N3: Em học tập được đức tính năng động ,sáng tạo ,cụ thể:
-Suy nghĩ tìm ra giải pháp tốt.
-Kiên trì ,chịu khó ,quyết tâm vượt qua khó khăn.
Hoạt động 2 (17’)
Tìm hiểu nội dung bài học.
* Mục tiêu: Hình thành khái niệm và ý nghĩa của năng động sáng tạo.
* Cách tiến hành. 
GV phát vấn HS.
H: Thế nào là năng động, sáng tạo.
GV kể câu chuyện :
Trạng nguyên Lương Thế Vinh đời Lê Thánh Tông say mê khoa học, toán học, lúc cáo quan về quê, ông gần gũi với nông dân. Thấy cần đo đạc ruộng đất cho chính xác , suốt ngày ông miệt mài, lúi húi, vất vả đo vẽ các thửa ruộng. Cuối cùng ông đã tìm ra quy tắc tính toán. Trên cơ sở đó ông viết nên tác phẩm khoa học có giá trị lớn:’’ Đại thành toán pháp’’.
H: Năng động sáng tạo có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
GV tổ chức cho HS trao đổi.
GV gợi ý đưa ra những ví dụ chứng minh tính năng động, sáng tạo trong cuộc sống.
HS trả lời câu hỏi.
GV liệt kê ý kiến của HS lên bảng.
II- Bài học.
1- Năng động:
- Là tích cự chủ động, dám nghĩ, dám làm.
- Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất và tinh thần hoặc tìm ra những cái mới, cách giải quyết mới không phụ thuộc vào cái cũ, cái đã có. 
2- Ý nghĩa:
- Năng động, sáng tạo giúp chúng ta vượt qua khó khăn, thử thách, đạt kết quả cao trong công việc và trong cuộc sống.
Hình thức
Năng động, sáng tạo
Không năng động, sáng tạo
Lao động
Chủ động dám nghĩ, dám làm ,tìm ra cái mới, cách làm mới, năng suất, hiệu quả cao, phấn đấu để đạt mục đích tốt đẹp.
Bị động, do dự, bảo thủ, trì trệ, không dám nghĩ dám làm, né tránh, bằng lòng với thực tại.
Học tập
Học tập sáng tạo, khoa học, kiên trì, nhẫn lại để tìm ra cái mới, linh họat xử lí các tình huống.
Thụ động, lười học, lười suy nghĩ, không có chí hướng vươn lên giành kết quả cao nhất. Học theo người khác, học vẹt.
HS trả lời cá nhân.
HS cả lớp nhận xét.
GV hướng dẫn HS lấy ví dụ cụ thể về tính năng động, sáng tạo trên các lĩnh vực khác nhau.
GV động viên HS giới thiệu về gương tiêu biểu của tính năng động, sáng tạo trong học tập, lao động và nghiên cứu khoa học.
Câu chuyện 1: Galilê (1563-1633), nhà thiên văn học nổi tiếng người Ý tiếp tục nghiên cứu thuyết của Cô-péc-níc bằng chiếc kính thiên văn tự sáng chế...
Câu chuyện 2: 
Nguyễn Thị Hà, học sinh cùng trường Trung học ... ,cha mẹ bị bệnh mất sớm, Hà và 2 em ở cùng ông bà ngoại. Tuy nghèo nhưng ông bà cũng lo cho Hà được đi học. Ngoài giờ học, Hà giúp ông bà làm thêm để có tiền giiúp đỡ ông bà.Vừa học, vừa làm mà hà vẫn thu xếp cho bản thân hoàn thành nhiệm vụ của lớp,trường giao cho. Hà trở thành học sinh giỏi của trường và là cá nhân tiêu biểu dự đại hội “ cháu ngoan bác Hồ của trường”.
HS nhận xét các câu chuyện trên.
GV kết luận.
	Năng động, sáng tạo giúp chúng thành công trong cuộc sống, lao động và học tập. đem lại kết quả cao và thành công tốt đẹp.
Hoạt động 3 (7’)
Hướng dẫn Học sinh làm bài tập.
* Mục tiêu: xác định được những hành vi thể hiện sự năng động, sáng tạo trong cuộc sống.
* Cách tiến hành.
GV treo bảng phụ.
Bài 1- SGK-tr.29,30.
H: Theo em, những hành vi nào sau đây thể hiện tính năng động, sáng tạo trong cuộc sống?
Bài tập 2- Sách tình huống.
H: Người năng động, sáng tạo là người?
(Khoanh tròn vào lựa chọn em cho là đúng)
A- Luôn làm theo chỉ dẫn.
B- Luôn nghĩ ra cái mới.
C- Luôn có ý tưởng độc đáo, đem lại hiệu qủa cao.
D- Luôn thay đổi.
HS lên bảng làm bài tập.
HS nhận xét. GV kết luận và chấm điểm học sinh.
III- Bài tập
Bài 1- SGK-tr.29,30.
Đáp án: Những hành vi: b, đ, e, h thể hiện sự năng động, sáng tạo trong cuộc sống, đem lạimkết quả cao trong công việc.
Bài tập 2- Sách tình huống.
 Đáp án đúng: C
4- Củng cố (3’)
 Năng động sáng tạo là đức tính tốt đẹp của mọi người trong cuộc sống, học tập và lao động.Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay,chúng ta cần có đức tính năng động,sáng tạo để có thể vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh,vươn lên làm chủ cuộc sống ,làm chủ bản thân.
5- HDHB (2’)
. Làm bài tập 2- 7 trong SGK.
. Tiếp tục nghiên cứu nội dung bài học còn lại trong SGK trang 29 chuẩn bị cho giờ sau.
********************************************
Ngày soạn: 4/11/2011
Ngày giảng: 7/11/2011
Tiết 11: NĂNG ĐỘNG VÀ SÁNG TẠO
I.MỤC TIÊU :
1.Kiến thức:
- Biết cần làm gì để trở thành người năng động, sáng tạo.
2. Kĩ năng: 
- Năng động, sáng tạo trong cuộc sống, lao động, học tập.
3-Thái độ:
- Tích cực chủ động, sáng tạo trọng học tập, lao động và trong cuộc sống hàng ngày.
- Tôn trọng những người sống năng động, sáng tạo.
II- CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.
- Đặt mục tiêu và rèn luyện tính năng động, sáng tạo.
- Tư duy phê phán.
- Tìm kiếm và xử lý thông tin.
III- PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não.
- Phân tích trường hợp điển hình.
- Thảo luận nhóm.
IV- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC .
- Tranh ảnh, băng hình, kể chuyện thể hiện tính năng động sáng tạo.
- Tục ngữ, ca dao,.... hoặc các câu dẫn chứng biểu hiện sự năng động, sáng tạo trong cuộc sống .
- Giấy khổ to, bút dạ, bảng phụ.
V- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1- Ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (3’)
Câu hỏi:
Em hãy cho biết, thế nào là năng động sáng tạo? Bản thân em đã có những việc làm gì thể hiện sự năng động sáng tạo trong cuộc sống?
- HS : Cả lớp bổ sung.
- GV: Nhận xét, đánh giá, cho điểm.
3- Bài mới (1’)
 Giới thiệu bài:
 Ở giờ học trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu nội dung của năng động sáng tạo trong cuộc sống hàng ngày, hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu nội dung của năng động sáng tạo trong phần nội dung bài học trong SGK trang 29.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 (18’)
Tìm hiểu nội dung bài học.
* Mục tiêu: HS biết cần phải làm gì để trở thành người năng động, sáng tạo.
* Cách tiến hành:
 Chúng ta đã biết, năng động, sáng tạo đem lại kết quả cao trong trong công việc, giúp con người vượt qua khó khăn. năng động, snág tạo có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Năng động, sáng tạo không phải tự nhiên có mà cần phải tích cực, kiên trì rèn luyện. Chúng ta có thể rèn luyện được tính năng động ,sáng tạo không? 
4- Vậy phải rèn luyện như thế nào để có tính năng động, sáng tạo?
GV giúp HS chỉ ra những khó khăn trong lao động và cuộc sống hàng ngày.
GV kết luận.
Trước khi làm việc gì phải tự đặt mục đích, có những khó khăn gì? Làm thế nào thì tốt, kết quả cuối cùng ra sao?
II-Bài học.
4- Cách rèn luyện sự năng động, sáng tạo:
+ Luôn tích cực, siêng năng trong học tập và rèn luyện.
+ Là HS em phải tích cực học tập tốt nhất và tích cực vận dụng những điều đã biết vào trong cuộc sống.
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi nhanh tay, nhanh mắt.
Đưa ra bài tập tình huống cho HS trả lời.
HS suy nghĩ trả lời nhanh.
GV đánh giá và cho điểm HS trả lời nhanh và đúng .
GV có thể ghi bài tập vào phiếu học tập và phát cho HS.
Câu 1:
Em tán thành ý kiến nào sau đây?
HS còn nhỏ chưa thể sáng tạo được.
Học GDCD, kĩ thuật nông nghiệp, thể dục không cần sáng tạo.
Năng động, sáng tạo là cả một quá trình rèn luyện, tu dưỡng.
Năng động, sáng tạo chỉ cần cho lĩnh vực kinh doanh, kinh tế.
Câu 1:
Đáp án: C đúng vì năng động, sáng tạo không tự nhiên có mà phải được rèn luyện trong quá trình học tập, lao động và cuộc sống.
Câu 2: Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện sự năng động, sáng tạo:
- Cái khó ló cái khôn.
- Học một biết mười.
- Miệng nói tay làm.
- Há miệng chờ sung.
- Siêng làm thì có .
- Siêng học thì hay.
HS trả lời nhanh.
HS cả lớp nhận xét.
GV nhận xét và giải thích vì sao?
Hoạt động 2 (17’)
Hướng dẫn HS làm bài tập.
* Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào làm bai tập.
* Cách tiến hành:
GV cho HS làm bài tập ra giấy nháp. Thời gian : 4’.
Bài tập b- SGK-tr.33
Bài tập 8- Sách tham khảo;
Trong học tập, hành vi nào sau đây là năng động, sáng tạo?
a. Tìm niều cách giải cho một bài toán khó.
b. Học thuộc cách giải của cô rồi áp dụng cho các bài dạng đó.
c. Thường xuyên chép sác

File đính kèm:

  • docT10-11CD9.doc