Giáo án Nghề nuôi cá Lớp 11 - Tiết 67+68: Thực hành: Phòng và chữa bệnh cho cá - Năm học 2009-2010
I. MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
- Làm được những công việc chữa bệnh cho cá.
- Chữa 1 số bệnh thường gặp cho cá.
- Củng cố kiến thức về cách phòng trị bệnh cho cá.
2/ Kĩ năng:
- Rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận, kiên trì, chịu khó trong công việc thông qua việc thực hành TN.
- Rèn luyện khả năng quan sát, làm việc có khoa học.
- Vận dụng kiến thức đã học vào SX thực tế.
3/ Thái độ:
- Hình thành cho HS khả năng tìm tòi, sáng tạo, thêm yêu thích các môn học có thực hành TN.
- Có ý thức tổ chức, kỉ luật, trật tự. Bảo đảm an toàn lao động & vệ sinh môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
Chuẩn bị giáo viên và học sinh
1/ Chuẩn bị về nội dung
HS chuẩn bị:
- SGK & các tài liệu có liên quan việc phòng & chữa bệnh cho cá. Đọc trước bài thực hành.
- Chuẩn bị giấy bút để ghi chép theo dõi.
2/ Chuẩn bị các dụng cụ, vật liệu:
GV phân công cùng HS chuẩn bị: Cân, túi đựng vôi bột, xô chậu, muối, vợt cá con, giàn cho cá ăn, TĂ tinh để trộn thuốc, nồi nấu TĂ tinh, thước dây, cây thuốc nam chữa bệnh (cỏ lào, lá xoan, lá cúc dại, tỏi), vitamin C.
III. QUY TRÌNH THỰC HÀNH:35
1/ Bước 1: Tính khối nước trong ao để bón lá xoan chữa bệnh trùng mỏ neo
Tính thể tích nước trong ao: Lấy diện tích mặt nước nhân với độ sâu trung bình ao.
2/ Bước 2: Tính khối lượng lá xoan cần bón cho ao
Mỗi m3 nước ao bón 0,3 – 0,5 kg lá xoan đập dập, rải đều trên mặt ao. Bón lá xoan căn cứ vào tình hình ao: Khi trời nóng, nhiệt độ cao nên dùng lượng lá xoan thấp hơn khi trời lạnh. Ao có màu nước sậm thì bón lượng lá xoan ít hơn ao có màu nước nhạt.
3/ Bước 3: Theo dõi hoạt động của cá trong ao nuôi
Tiết: 67 NS:11/1/2010 ND:. 15/1/2010 THỰC HÀNH: PHÒNG & CHỮA BỆNH CHO CÁ I. MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: Làm được những công việc chữa bệnh cho cá. Chữa 1 số bệnh thường gặp cho cá. Củng cố kiến thức về cách phòng trị bệnh cho cá. 2/ Kĩ năng: Rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận, kiên trì, chịu khó trong công việc thông qua việc thực hành TN. Rèn luyện khả năng quan sát, làm việc có khoa học. Vận dụng kiến thức đã học vào SX thực tế. 3/ Thái độ: Hình thành cho HS khả năng tìm tòi, sáng tạo, thêm yêu thích các môn học có thực hành TN. Có ý thức tổ chức, kỉ luật, trật tự. Bảo đảm an toàn lao động & vệ sinh môi trường. II. CHUẨN BỊ: Chuẩn bị giáo viên và học sinh 1/ Chuẩn bị về nội dung HS chuẩn bị: SGK & các tài liệu có liên quan việc phòng & chữa bệnh cho cá. Đọc trước bài thực hành. Chuẩn bị giấy bút để ghi chép theo dõi. 2/ Chuẩn bị các dụng cụ, vật liệu: GV phân công cùng HS chuẩn bị: Cân, túi đựng vôi bột, xô chậu, muối, vợt cá con, giàn cho cá ăn, TĂ tinh để trộn thuốc, nồi nấu TĂ tinh, thước dây, cây thuốc nam chữa bệnh (cỏ lào, lá xoan, lá cúc dại, tỏi), vitamin C. III. QUY TRÌNH THỰC HÀNH:35’ 1/ Bước 1: Tính khối nước trong ao để bón lá xoan chữa bệnh trùng mỏ neo Tính thể tích nước trong ao: Lấy diệân tích mặt nước nhân với độ sâu trung bình ao. 2/ Bước 2: Tính khối lượng lá xoan cần bón cho ao Mỗi m3 nước ao bón 0,3 – 0,5 kg lá xoan đập dập, rải đều trên mặt ao. Bón lá xoan căn cứ vào tình hình ao: Khi trời nóng, nhiệt độ cao nên dùng lượng lá xoan thấp hơn khi trời lạnh. Ao có màu nước sậm thì bón lượng lá xoan ít hơn ao có màu nước nhạt. 3/ Bước 3: Theo dõi hoạt động của cá trong ao nuôi Lá xoan có chất độc nên khi bón phải theo dõi hoạt động của cá thấy cá nổi đầu nhiều thì thêm nước vào ao, còn nổi đầu nhẹ thì không cần thêm nước. 4/ Bước 4: Treo túi vôi trong ao Cho 2 – 3 kg vôi vào túi xác rắn hoặc túi vải, buộc miệng túi lại. Đối với ao nuôi cá trắm cỏ treo túi vôi quanh khung chứa cỏ (khoảng 4 túi đối với khung nhỏ 4 m2). Đối với ao cá ăn đáy, túi vôi treo chìm cách đáy ao (15 – 20 cm) xung quanh nơi cho cá ăn TĂ tinh. 5/ Bước 5: Bón vôi theo định kì 10 – 15 ngày bón 1 lần theo quy trình Bón vôi cho ao theo định kì để điều tiết môi trường (trừ ao nuôi cá nước chảy). Hòa vôi bột vào nước té đều xuống ao vào lúc chiều mát. IV. TỔNG KẾT BÀI THỰC HÀNH:8’ HS tự đánh giá theo bảng sau: Chỉ tiêu đánh giá Tự đánh giá (hoặc đánh giá chéo) Người đánh giá Tốt Khá Đạt Chuẩn bị thực hành Thực hiện quy trình thực hành Kết quả thực hành IV. DẶN DÒ:2’ - Nộp báo cáo thực hành. ************************************************************************ Tiết: 68 NS:11/1/2010 ND:. 15/1/2010 THỰC HÀNH: PHÒNG & CHỮA BỆNH CHO CÁ I. MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: Làm được những công việc chữa bệnh cho cá. Chữa 1 số bệnh thường gặp cho cá. Củng cố kiến thức về cách phòng trị bệnh cho cá. 2/ Kĩ năng: Rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận, kiên trì, chịu khó trong công việc thông qua việc thực hành TN. Rèn luyện khả năng quan sát, làm việc có khoa học. Vận dụng kiến thức đã học vào SX thực tế. 3/ Thái độ: Hình thành cho HS khả năng tìm tòi, sáng tạo, thêm yêu thích các môn học có thực hành TN. Có ý thức tổ chức, kỉ luật, trật tự. Bảo đảm an toàn lao động & vệ sinh môi trường. II. CHUẨN BỊ: Chuẩn bị giáo viên và học sinh 1/ Chuẩn bị về nội dung HS chuẩn bị: SGK & các tài liệu có liên quan việc phòng & chữa bệnh cho cá. Đọc trước bài thực hành. Chuẩn bị giấy bút để ghi chép theo dõi. 2/ Chuẩn bị các dụng cụ, vật liệu: GV phân công cùng HS chuẩn bị: Cân, túi đựng vôi bột, xô chậu, muối, vợt cá con, giàn cho cá ăn, TĂ tinh để trộn thuốc, nồi nấu TĂ tinh, thước dây, cây thuốc nam chữa bệnh (cỏ lào, lá xoan, lá cúc dại, tỏi), vitamin C. III. QUY TRÌNH THỰC HÀNH:39’ 6/ Bước 6: Trộn vitamin C vào TĂ để tăng sức đề kháng cho cá TĂ tinh nấu chín, để nguội & trộn vtm C đã nghiền nát vào TĂ. Dự đoán lượng cá trong ao để tính lượng vtm C cần trộn (trừ cá mè): 3mg/ 1kg cá. VD: Dự đoán lượng cá trong ao là 100 kg, thông thường lượng TĂ cho cá là 5% (5 kg TĂ). Khi trộn TĂ với vtm C thì phải giảm lượng TĂ xuống cho cá ăn hết TĂ & thuốc. Lượng vtm C cho trộn cho cá ăn là: 3 mg x 100 = 3 000 mg = 3 gram. 7/ Bước 7: Trộn tỏi vào TĂ để chữa bệnh viêm ruột TĂ nấu chín như bánh đúc, tỏi giã nát, cứ 10 kg TĂ thì trộn với 0,3 – 0,4 kg tỏi. Chú ý: Cho cá ăn thuốc trộn vào TĂ để cá ăn được hết thuốc nhanh hơn khi cho ăn bình thường. Cố định thời gian & địa điểm cho ăn, cá tập trung ngay tại nơi cho cá ăn. 8/ Bước 8: Tắm nước muối cho cá trước khi thả cá xuống ao Hòa nước muối đựng trong chậu theo liều lượng 0,2 kg/ 100 lit nước, cho cá vào vợt đặt trong chậu (10 – 15 phút ở nhiệt độ 250 – 300C. Chú ý khi tắm cho cá phải theo dõi cẩn thận, nếu thấy cá phản ứng mạnh với nước muối thì phải thả ra ao sớm hơn. IV. TỔNG KẾT BÀI THỰC HÀNH:5’ HS tự đánh giá theo bảng sau: Chỉ tiêu đánh giá Tự đánh giá (hoặc đánh giá chéo) Người đánh giá Tốt Khá Đạt Chuẩn bị thực hành Thực hiện quy trình thực hành Kết quả thực hành IV. DẶN DÒ:1’ - Nộp báo cáo thực hành.
File đính kèm:
- t100-102ngnc11.doc