Giáo án Nghề nuôi cá Lớp 11 - Tiết 100+101+102: Thực hành: Sử dụng một số chất kích thích cá đẻ và chế phẩm vi sinh trong nuôi cá - Năm học 2009-2010
I. MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
- Sử dụng được 1 số chất kích thích sinh sản thường dùng.
- Lấy & bảo quản được não thùy cá.
- Tiêm được chất kích dục tố cho cá.
- Sử dụng được chế phẩm vi sinh EM dùng trong bảo vệ mt.
2/ Kĩ năng:
- Rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận, kiên trì, chịu khó trong công việc thông qua việc thực hành TN.
- Rèn luyện khả năng quan sát, làm việc có khoa học.
- Vận dụng kiến thức đã học vào SX thực tế.
3/ Thái độ:
- Hình thành cho HS khả năng tìm tòi, sáng tạo, thêm yêu thích các môn học có thực hành TN.
- Có ý thức tổ chức, kỉ luật, trật tự. Bảo đảm an toàn lao động & vệ sinh môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
Chuẩn bị giáo viên và học sinh
1/ Chuẩn bị về nội dung
HS chuẩn bị:
- SGK & các tài liệu có liên quan các chất kích dục tố & chế phẩm vi sinh dành cho nghề cá. Đọc trước bài thực hành.
- Chuẩn bị giấy bút để ghi chép theo dõi.
2/ Chuẩn bị các dụng cụ, vật liệu:
GV phân công cùng HS chuẩn bị:
- Cá thịt sống: mè, trắm cỏ loại > 1kg/con, cá chép > 0,5 kg/con.
- Các kích dục tố: HCG, LRH – A, não thùy cá.
- Cối chày sứ để nghiền nát & DOM.
- Nước cất (hoặc nước muối 7%0.
- Dao để bổ đầu cá, dụng cụ móc lấy não.
- Dung dịch axeton để bảo quản tuyến não thùy.
III. QUY TRÌNH THỰC HÀNH:
1/ Bước 1: Nhận dạng các kích dục tố
- HCG đóng trong lọ (thường là loại 1 000 UI), màu trắng dạng viên đông khô.
- LRH – A dạng viên đông khô đựng trong ống tiêm 100 – 1 000 g.
Tuần: Tiết: 100 - 102. BÀI 33: THỰC HÀNH: SỬ DỤNG MỘT SỐ CHẤT KÍCH THÍCH CÁ ĐẺ & CHẾ PHẨM VI SINH TRONG NUÔI CÁ I. MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: Sử dụng được 1 số chất kích thích sinh sản thường dùng. Lấy & bảo quản được não thùy cá. Tiêm được chất kích dục tố cho cá. Sử dụng được chế phẩm vi sinh EM dùng trong bảo vệ mt. 2/ Kĩ năng: Rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận, kiên trì, chịu khó trong công việc thông qua việc thực hành TN. Rèn luyện khả năng quan sát, làm việc có khoa học. Vận dụng kiến thức đã học vào SX thực tế. 3/ Thái độ: Hình thành cho HS khả năng tìm tòi, sáng tạo, thêm yêu thích các môn học có thực hành TN. Có ý thức tổ chức, kỉ luật, trật tự. Bảo đảm an toàn lao động & vệ sinh môi trường. II. CHUẨN BỊ: Chuẩn bị giáo viên và học sinh 1/ Chuẩn bị về nội dung HS chuẩn bị: SGK & các tài liệu có liên quan các chất kích dục tố & chế phẩm vi sinh dành cho nghề cá. Đọc trước bài thực hành. Chuẩn bị giấy bút để ghi chép theo dõi. 2/ Chuẩn bị các dụng cụ, vật liệu: GV phân công cùng HS chuẩn bị: Cá thịt sống: mè, trắm cỏ loại > 1kg/con, cá chép > 0,5 kg/con. Các kích dục tố: HCG, LRH – A, não thùy cá. Cối chày sứ để nghiền nát & DOM. Nước cất (hoặc nước muối 7%0. Dao để bổ đầu cá, dụng cụ móc lấy não. Dung dịch axeton để bảo quản tuyến não thùy. III. QUY TRÌNH THỰC HÀNH: 1/ Bước 1: Nhận dạng các kích dục tố HCG đóng trong lọ (thường là loại 1 000 UI), màu trắng dạng viên đông khô. LRH – A dạng viên đông khô đựng trong ống tiêm 100 – 1 000 g. DOM (motilum) dành chống nôn ở người. Não thùy cá (có thể dùng dạng khô bảo quản trong axeton hoặc dang tươi không qua bảo quản). Các dạng viên sẽ tự tan trong nước, các dạng thuốc khô phải nghiền nát. 2/ Bước 2: Cách sử dụng kích dục tố để tiêm cho cá. Liều lượng dùng của thuốc cho mỗi kg cá theo hướng dẫn của nhãn thuốc. Liều não thùy là 3 mg/ 1 kg cá chép ( 3 não thùy/ 1kg cá chép). Liều cá đực chỉ bằng ½ cá cái. Lượng dd sinh lí pha thuốc tiêm cho mỗi kg cá từ 1 – 2 ml. Đối với cá lớn không tiêm quá 2 ml (pha đặc hơn). * Cách pha não thùy: Não thùy ngâm trong axêton được lấy ra đặt trên tờ giấy sạch, chờ khi axêton bay hơi hết thì cho vào cối sứ để nghiền vài giọt nước sinh lí để nghiền não thùy thành bột nhão, sau đó dùng bơm tiêm cho thêm nước sinh lí theo liều lượng đã tính. * Vị trí tiêm: Đối với các loài cá có vẩy thường tiêm vào gốc vây ngực (thuốc vào xoang thân). Đối với cá da trơn thường tiêm vào phần thịt ngay dưới trước vây lưng, kim tiêm cắm sâu & hướng lên phía đầu để không bị ra ngoài (thuốc tiêm vào cơ). Qua thực nghiệm, ta thấy tiêm vào xoang thân tốt hơn. 3/ Bước 3: Cách lấy não thùy cá & bảo quản - Dùng dao mở hộp sọ cá (dùng dao chặt vát từ gáy cá xuống phía mắt, để lộ tòan bộ khối não, dùng que móc não cắt đứt não với tủy sống, hất cả khối não về phía mắt cá, não thùy màu trắng hình quả lê sẽ nằm lại trong hốc sâu phía dưới dây thần kinh khứu giác (đối với cá chép). Đối với cá mè, trắm, não thùy nằm nổi ngay phía trên như hạt tấm. - Não thùy sau khi gạt hết mỡ, bỏ vào lọ đựng axêton nguyên chất có nút kín. Thể tích axeton trong lọ ít nhất phải gấp 20 lần thể tích não.Sau khi ngâm 1 ngày thay axêton mới. Cũng có thể dùng cồn 960 để bảo quản não thùy thay axeton. Não thùy giữ trong axêton có thể giữ nguyên hoạt tính trong nhiều năm. IV. TỔNG KẾT BÀI THỰC HÀNH: HS tự đánh giá theo bảng sau: Chỉ tiêu đánh giá Tự đánh giá (hoặc đánh giá chéo) Người đánh giá Tốt Khá Đạt Chuẩn bị thực hành Thực hiện quy trình thực hành Kết quả thực hành GV nhận xét & đánh giá kết quả chung của lớp. V. DẶN DÒ: Chuẩn bị bài mới: Đọc kĩ bài mới – Liên hệ với hoạt đông hướng nghiệp phổ thông để biết thêm về các ngành nghề thuỷ sản.
File đính kèm:
- t106-107ngnc11.doc