Giáo án Mỹ thuật lớp 3 tuần 20

I - MỤC TIÊU:

- Hiểu nội dung đề tài về ngày Tết

 - Biết cách vẽ, tập vẽ tranh đề tài Ngày Tết. HS khá giỏi:vẽ được tranh đề tài Ngày Tết, sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.

 - Yêu quý và giữ gìn bản sắc dân tộc

II – CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Sưu tầm tranh ảnh về đề tài Ngày Tết.

- Hình minh họa cách vẽ.

- Một số bài vẽ của học sinh năm trước.

 2. Học sinh:

- Vở bài tập vẽ.

- Bút chì, gôm, màu vẽ.

 

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

1. Ổn định tổ chức lớp:

- Kiểm tra sĩ số lớp.

2. Kiểm tra:

- Kiểm tra dụng cụ học tập.

 3. Giới thiệu bài mới:

 ? Vào dịp Tết các em thường làm gì, đi chơi ở đâu?

 - Hs trả lời.

 Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về đề tài Ngày Tết thông qua đó tìm hiểu về cách vẽ và tập vẽ một bức tranh về đề tài này.

 

 

doc15 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2046 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật lớp 3 tuần 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỏi: Vẽ được tranh về đề tài ngày hội theo ý thích,sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.) 	- Yêu quý và giữ gìn bản sắc dân tộc
II – CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- SGK, SGV.
- Sưu tầm tranh ảnh về đề tài ngày lễ hội truyền thống.
- Hình minh họa cách vẽ.
- Một số bài vẽ của học sinh năm trước.
 2. Học sinh:
Vở bài tập vẽ.
Bút chì, gôm, màu vẽ.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định tổ chức lớp:
- Kiểm tra sĩ số lớp.	
2. Kiểm tra:
 ? Kể tên hai dòng tranh chính của tranh dân gian Việt Nam? Phân biệt sự khác nhau giữa hai dòng tranh này? Kể tên một số tranh dân gian Việt Nam?
 - HS trả lời.
3. Giới thiệu bài mới:
 ? Ở địa phương chúng ta có những lễ hội nào? Vào dịp lễ hội chúng ta chơi những trò chơi gì?
 - Hs trả lời.
 Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về đề tài ngày lễ hội thông qua đó tìm hiểu về cách vẽ và tập vẽ một bức tranh về đề tài này.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài:
 - Giới thiệu một số tranh, ảnh về đề tài ngày lễ hội. Yêu cầu HS quan sát. Đặt câu hỏi:
 + Bức tranh có những hình ảnh nào?
 + Tranh vẽ những hoạt động gì, vào dịp nào?
 + Bức tranh nào là vẽ vào ngày hội?
 + Không khí ngày lễ hội như thế nào?
 + Trong ngày lễ hội có những hoạt động gì?
 + Mỗi địa phương đều có những trò chơi đặc biệt mang bản sắc riêng, em hãy kể tên? 
 + Vẽ tranh đề tài ngày lễ hội là vẽ những hình ảnh nào?
 - Nhận xét chung, nhấn mạnh, bổ sung.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ:
 - Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ, hướng dẫn học sinh:
 + Tìm chọn nội dung đề tài. Ví dụ: những hoạt động của dịp lễ hội như:tế lễ, rước rồng, múa lân, đấu vật, chọi trâu, đua thuyền, hát dân ca…
 + Sắp xếp bố cục: sắp các mảng nhân vật, các mảng hình ảnh chính phụ…
 Hình ảnh chính phải thể hiện rõ nội dung, các hình ảnh phụ phải phù hợp với cảnh ngày hội như cờ, hoa, sân đình,người xem hội…
 + Vẽ chi tiết các nhân vật, cảnh vật xung quanh…
 + Vẽ màu theo ý thích: màu sắc tươi sáng, có đậm có nhạt phù hợp với nội dung, vẽ màu cẩn thận không ra ngòai hình vẽ…
 - Nhấn mạnh cho hs nhớ rõ các bước vẽ.
 - Cho hs xem một số tranh của học sinh lớp trước.
 *Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành:
 - Quan sát học sinh làm bài. Lưu ý học sinh vẽ hình vừa với phần giấy đã có. 
 - Hướng dẫn thêm những hs còn lúng túng chọn nội dung phù hợp để vẽ.
 - Lưu ý học sinh sắp xếp bố cục sao cho cân đối, không để không gian tờ giấy quá trống hoặc vẽ quá nhiều hình ảnh.
 - Nhắc nhở các em vẽ màu theo ý thích. Vẽ màu kín cả khung hình.
 *Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
 - Chọn một số bài vẽ tiêu biểu, yêu HS quan sát và nhận xét về:
 + Nội dung.
 + Cách sắp xếp bố cục.
 + Cách vẽ hình.
 + Cách vẽ màu.
 - Yêu cầu HS chọn ra bài vẽ mình thích.
 - Nhận xét bổ sung, xếp loại bài vẽ.
 + Con người, cây cối, nhà cửa,...
+ Thiếu nhi và nguời lớn vui chơi vào ngày Tết, trung thu…
 + Bức tranh thứ nhất và thứ hai.
+ Háo hức, đông vui, nhộn nhịp nhưng ấm áp,…
 + Phần tế lễ, chơi trò chơi, ăn uống…
 + Đấu vật, đánh đu, chọi gà, chọi trâu, đua thuyền…
 + Cảnh sinh hoạt, tế lễ, vui chơi,…
Tìm chọn nội dung đề tài
- HS làm bài.
- Cố gắng hoàn thành bài tại lớp.
- Hs quan sát, nhận xét theo cảm nhận riêng. 
 + Rõ nội dung.
+ Bố cục cân đối.
+ Hình và màu vẽ đẹp, đã đều chưa, màu đẹp chưa.
4. Củng cố:
 ? Nêu tên các bước vẽ tranh đề tài ngày lễ hội ở quê em?
 - Hs trả lời. 
5. Dặn dò:
 - Về nhà hoàn thành bài (nếu chưa xong).
 - Xem trước bài 21:vẽ trang trí. TRANG TRÍ HÌNH TRÒN.
 - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập cho bài sau. 
Hiệu Trưởng (Ký duyệt)
Tổ trưởng (Kiểm tra – ký)
Lớp 5:
 Vẽ Theo mẫu:
MẪU VẼ CÓ HAI VẬT MẪU (TCT: 20) 
I - MỤC TIÊU:
- Hiểu hình dáng, đặc điểm của mẫu. - Biết cách vẽ mẫu có hai vật mẫu và vẽ được hình hai vật mẫu bằng bút chì đen hoặc màu.(HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.) - Quan tâm tìm hiểu độ đậm nhạt ở đồ vật
II – CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- SGK, SGV.
- Một số mẫu lọ và quả, đồ vật… có hình dáng, màu sắc khác nhau.
- Hình minh họa cách vẽ.
- Một số bài vẽ của học sinh năm trước.
 2. Học sinh:
- Vở bài tập vẽ.
- Bút chì, gôm, màu vẽ.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định tổ chức lớp:
- Kiểm tra sĩ số lớp.
- Kiểm tra dụng cụ học tập.
2. Kiểm tra:
 Kiểm tra vở bài tập vẽ của một số học sinh. 
3. Giới thiệu bài mới:
 Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta có rất nhiều đồ vật mà chúng ta có thể sử dụng để làm mẫu vẽ, những bài trước chúng ta đã vẽ những vật mẫu có hình dáng đơn giản, hôm nay chúng ta sẽ vẽ những vật mẫu khác. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:
 - Giới thiệu một số mẫu vẽ. Yêu cầu HS quan sát. Đặt câu hỏi:
 + Tỉ lệ chung của vật mẫu? 
 + Vị trí của vật mẫu?(vật nào đứng trước, vật nào đứng sau?)
 + So sánh tỉ lệ của từng vật mẫu?
 + Hình dáng cái phích và quả thế nào?
 + Màu sắc cái phích và quả thế nào?
 + Cái phích có những bộ phận nào? 
 + Chất liệu cái phích là gì?
 + Ánh sáng chiếu vào mẫu hướng nào là chính ?
 + Khung hình chung của mẫu là gì ?
 - Nhận xét chung, nhấn mạnh, bổ sung.
 *Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ:
 - Giới thiệu để học sinh nhận biết một số dạng bố cục:
 + Hình vẽ quá nhỏ hoặc quá to so với tờ giấy.
 + Hình vẽ bị lệch, không cân đối với tờ giấy và hình vẽ cân đối với tờ giấy .
 - Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ, hướng dẫn học sinh:
 + Phác khung hình chung và riêng của từng vật mẫu : ước lượng tỉ lệ sao cho hình vẽ cân đối, không quá to, không quá nhỏ, lệch trái, lệch phải so với tờ giấy.
 + Phác nét chính: bằng nét thẳng. Xác định tỉ lệ các bộ phận, kẻ trục để phác hình cho cân đối.
 + Vẽ chi tiết: vẽ hình dáng lọ và quả, chỉnh sữa cho hoàn chỉnh, có thể trang trí thêm để lọ hoa thêm đẹp.
 + Vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu theo ý thích: màu sắc tươi sáng, có đậm có nhạt, vẽ màu cẩn thận không ra ngòai hình vẽ…
 - Nhấn mạnh cho hs nhớ rõ các bước vẽ.
 - Cho hs xem một số tranh của học sinh lớp trước.
 *Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành:
 - Quan sát học sinh làm bài. Lưu ý học sinh vẽ hình vừa với phần giấy đã có. 
 - Hướng dẫn thêm những hs còn lúng túng.
 - Nhắc nhở các em vẽ màu hoăc vẽ đậm nhạt theo ý thích. Vẽ màu kín cả khung hình.
 *Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
 - Chọn một số bài vẽ tiêu biểu, yêu cầu HS quan sát và nhận xét về:
 + Bố cục.
 + Cách vẽ hình.
 + Cách vẽ màu.
 - Yêu cầu HS chọn ra bài vẽ mình thích.
 - Nhận xét bổ sung, xếp loại bài vẽ.
+ Chiều ngang dài hơn chiều cao.
+ Cái phích đứng sau quả cam. + Cái phích lớn hơn quả cả về chiều cao và chiều ngang.
+ Khác nhau: cái phích có dạng hình trụ, quả có dạng hình cầu.
 + Cái phích màu trắng, quả màu xanh. 
+ Miệng, than, vòi, đáy, tay cầm.
+ Nhựa.
+ Ánh sáng tùy vào từng thời điểm.
+ Hình chữ nhật ngang.
 - HS làm bài.
 - Cố gắng hoàn thành bài tại lớp.
- Quan sát, nhận xét theo cảm nhận riêng.
 + Cân đối, không bị lệch.
 + Vẽ được hình gần giống với mẫu.
+ Màu vẽ đep, đều, tươi sáng.
+ Bài vẽ tạo được 3 độ đậm nhạt rõ ràng.
4. Dặn dò:
 - Về nhà hoàn thành bài (nếu chưa xong).
 - Xem trước bài 21: tập nặn tạo dáng.TẬP NẶN DÁNG NGƯỜI ĐƠN GIẢN.
 - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập cho bài sau. 
Hiệu Trưởng (Ký duyệt)
Tổ trưởng (Kiểm tra – ký)
Lớp 2:
 Vẽ theo mẫu:
TẬP VẼ CÁI TÚI XÁCH (GIỎ XÁCH) (TCT: 20)
I - MỤC TIÊU:
- Hiểu hình dáng, đặc điểm của một vài loại túi xách. 	- Biết cách vẽ, tập vẽ cái túi xách theo mẫu.(HS khá giỏi: vẽ được cái túi xách theo mẫu, sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu) 	- Biết giữ gìn đồ vật.
II – CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Sưu tầm một số túi xách có hình dáng, cách trang trí khác nhau.
- Hình minh họa cách vẽ.
- Một số bài vẽ của học sinh năm trước.
 2. Học sinh:
- Vở bài tập vẽ.
- Bút chì, gôm, màu vẽ.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định tổ chức lớp:
- Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập.
3. Giới thiệu bài mới:
 ? Túi đựng tập vở đi học của em có dạng hình gì, nó như thế nào, em hãy mô tả về nó? Công dụng của nó như thế nào?
 - HS trả lời. 
 Túi xách là một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Hôm nay chúng ta sẽ tập vẽ một cái túi xách theo mẫu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:
 - Giới thiệu một số túi xách. Yêu cầu HS quan sát. Đặt câu hỏi:
 + Hình dáng các túi xách thế nào?
 + Màu sắc các túi xách có giống nhau không?
 + Túi xách có những bộ phận nào?
 + Cách trang trí trên các túi xách thế nào?
 + Chất liệu lọ hoa là gì?
 - Nhận xét chung, nhấn mạnh, bổ sung.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ:
 - Vẽ phác lên bảng để học sinh nhận biết hình cái túi xách như thế nào là vừa với phần giấy :
 + Không quá nhỏ. + Không quá to.
 + Không bị lệch sang trái, sang phải hoặc lên trên, xuống dưới.
 - Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ, hướng dẫn học sinh:
 + Phác khung hình chung của túi xách.
 + Phác nét chính: bằng nét thẳng. Xác định tỉ lệ các bộ phận, kẻ trục để phác hình cho cân đối.
 + Vẽ chi tiết: vẽ hình túi xách và chỉnh sữa cho hoàn chỉnh, có thể trang trí thêm để túi xách thêm đẹp.
 + Vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu theo ý thích: màu sắc tươi sáng, có đậm có nhạt, vẽ màu cẩn thận không ra ngòai hình vẽ…
 - Gợi ý hs trang trí túi xách theo ý thích :
 + Trang trí kín mặt túi bằng hoa, lá, quả, chim, thú hoặc phong cảnh…
 + Trang trí đường diềm.
 + Vẽ màu tự do.
 - Nhấn mạnh cho hs nhớ rõ các bước vẽ.
 - Cho hs xem một số tranh của học sinh lớp trước.
 *Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành:
 - Quan sát học sinh làm bài. Lưu ý học sinh vẽ hình vừa với phần giấy đã có. 
 - Hướng dẫn thêm những hs còn lúng túng.
 - Nhắc nhở các em vẽ màu theo ý thích. Vẽ màu kín cả khung hình.
 *Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
 - Chọn một số bài vẽ tiêu biểu, yêu cầu HS quan sát và nhận xét về:
 + Cách vẽ hình. Cách trang trí.
 + Cách vẽ màu.
 - Yêu cầu HS chọn ra bài vẽ mình thích. Xếp loại bài đẹp, chưa đẹp.
 - Nhận xét bổ sung, xếp loại bài vẽ.
 + Khác nhau, phong phú và đa dạng.
 + Cũng khác nhau.
 + T

File đính kèm:

  • docTUẦN 20.doc
Giáo án liên quan