Giáo án Mỹ thuật lớp 3 tuần 16

 I - MỤC TIÊU:

- Hiểu thêm về tranh dân gian.

- Biết cách chọn, tô màu phù hợp.

- Tô được màu vào hình có sẵn.

 

 II - CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

 - Sưu tầm tranh dân gian có đề tài khác nhau.

 - Bài vẽ của HS lớp trước (nếu có).

2. Học sinh:

- Vở bài tập vẽ hoặc giấy vẽ.

- Màu vẽ các loại.

 

 III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

1. Ổn định tổ chức lớp:

- Kiểm tra sỉ số lớp.

- Kiểm tra dụng cụ học tập.

 2. Kiểm tra bài cũ:

Kiểm tra bài nặn của một số HS.

 3. Giới thiệu bài mới:

Ở những tiết trước các em đã được tìm hiểu sơ lược về tranh dân gian Việt Nam. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm một vài bức tranh dân gian khác.

- Bài tập hôm nay các em vẽ màu theo ý thích vào tranh nét “Đấu vật” sao cho màu sắc rực rỡ, thể hiện không khí lễ hội, phù hợp với nội dung của tranh.

 

doc16 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1432 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật lớp 3 tuần 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 một số lọ hoa.
- Biết cách vẽ hoặc xé dán lọ hoa.
- Vẽ hoặc xé dán được một lọ hoa đơn giản.
II - CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên:
- Tranh, ảnh một vài kiểu dáng lọ hoa khác nhau.
- Hình gợi ý cách vẽ, xé dán lọ hoa.
 - Một số bài vẽ, xé dán lọ hoa của HS.
 2. Học sinh :
 - Vở tập vẽ 1 hoặc giấy thực hành . 
- Giấy màu, hồ dán,bút chì, tẩy, màu sáp.
III - HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định tổ chức lớp:
- Kiểm tra sỉ số lớp.
- Kiểm tra dụng cụ học tập.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra một số Vở bài tập của HS.
 3. Giới thiệu bài mới :
 ? Em có biết vật dụng nào trong nhà dùng để cắm hoa không?
 - HS trả lời.
 - Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về hình dáng, đặc điểm của các loại hoa để biết cách vẽ hoặc xé dán và vẽ hoặc xé dán được một lọu hoa đơn giản theo ý thích.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:
 - Giáo viên giới thiệu một số tranh ảnh một số loại lọ hoa. Yêu cầu HS quan sát, đặt câu hỏi gợi ý HS trả lời:
+ Hình dáng các lọ hoa có giống nhau không?
+ Cách trang trí và màu sắc trên các lọ hoa giống hay khác?
+ Các bộ phận chính của lọ hoa là gì?
 + Lọ hoa có công dụng gì? Em làm gì để bảo vệ lọ hoa và các vật dụng trong đời sống hằng ngày của chúng ta?
 - GV nhấn mạnh: lọ hoa có rất nhièu loại với hình dáng, màu sắc và cách trang trí khác nhau dùng để cắm hoa hoặc làm đồ trang trí trong nhà rất đep. Ngoài những lọ hoa có hình dáng phong phú hiện nay thì còn có nhiều lọ hoa cổ có giá trị rất lớn được nhiều nhà sưu tầm cổ vật tìm kiếm và trưng bày.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn vẽ, xé dán lọ hoa:
 *Cách vẽ: 
- Giới thiệu hình gơii ý cách vẽ:
+ Vẽ miệng lọ bằng nét cong.
+ Vẽ thêm đường cong của thân lọ
+ Vẽ màu theo ý thích, màu vẽ có đậm, có nhạt.
- Chú ý: vẽ hình cân đối giữa tờ giấy,không quá to, không quá nhỏ và không bị lệch.
*Cách xé dán:
- Vừa hướng dẫn vừa thực hiện để HS quan sát:
 + Chọn giấy màu: để xé, màu giấy theo ý thích.
+ Cách xé dán:
. Gấp đôi tờ giấy màu.
. Xé hình thân lọ sao cho cân xứng với tờ giấy định dán vào.
. Xếp hình lọ hoa vào giấy sao cho nằm ở giữa.
. Dùng hồ dán từng hình lọ hoa không xê dịch vị trí đã xếp.
- Lưu ý HS có thể vẽ dáng lọ vào giấy màu sau đó mới xé hình lọ hoa.
- Có thể trang trí vào hình lọ hoa được vẽ hoặc xé dán.
*Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành:
- Vẽ hoặc xé dán một lọ hoa kiểu dáng theo ý thích.
- Thực hiện bài tập theo từng bước đã hướng dẫn.
- Giáo viên hướng dẫn thêm để HS thực hành tốt hơn.
- Quan sát từng bàn để giúp đỡ những HS còn lúng túng trong việc tìm hình lọ hoa, cách vẽ và xé dán. 
*Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
- Chọn một số bài vẽ tiêu biểu, yêu cầu HS quan sát, nhận xét về :
 + Hình lọ hoa.
 + Màu sắc.
- Gợi ý HS nhận xét và chọn những bài 
vẽ hoặc xé dán đẹp theo ý mình, tập xếp loại bài vẽ.
- GV bổ sung và xếp loại các bài vẽ.
- Nhận xét chung tiết học.
+ HS quan sát tranh và trả lời:
+ Không giống nhau.
+ Khác nhau.
+ Miệng, cổ, vai, thân, đế..
+ HS trả lời.
- Cách vẽ lọ hoa.
- Xé dán lọ hoa.
- HS làm bài. Cố gắng hoàn thành bài tại lớp.
- Quan sát, nhận xét, xếp loại theo cảm nhận riêng.
 4. Dặn dò:
 - Hoàn thành bài (nếu chưa xong).
 - Xem trước bài 17: TẬP VẼ BỨC TRANH CÓ HÌNH NGÔI NHÀ. 
 - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập.
****************************
Lớp 4:
Tập nặn tạo dáng:
TẬP TẠO DÁNG MỘT CON VẬT 
HOẶC Ô TÔ ĐƠN GIẢN (TCT: 16)
I - MỤC TIÊU:
 - Hiểu cách tạo dáng con vật hoặc ô tô bằng vỏ hộp.
 - Biết cách tạo dáng con vật hoặc đồ vật bằng vỏ hộp.
 - Tập tạo dáng con vật hay đồ vật bằng vỏ hộp theo ý thích.
II – CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên:
 - SGK, SGV.
 - Một vài hình tạo dáng bằng vỏ hộp đã hoàn thiện.
 - Các vật liệu và dụng cụ để tạo dáng.
 2. Học sinh:
 - SGK.
 - Dụng cụ tạo dáng. 
 III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
 1. Ổn định tổ chức lớp:
 - Kiểm tra sĩ số lớp.
 - Kiểm tra dụng cụ học tập.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Không kiểm tra bài cũ.
 3. Giới thiệu bài mới:
 * Ở lớp mẫu giáo các em đã được thấy rất nhiều hình tạo dáng con vật hoặc ô tô bằng vỏ hộp rất đẹp. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cách làm và tập tạo dáng một con vật hoặc ô tô đơn giản.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:
 - Giới thiệu một số sản phẩm tạo dáng. Yêu cầu hs quan sát. Đặt câu hỏi:
 + Nêu tên hình tạo dáng?
 + Các bộ phận chính của chúng là gì?
 + Nguyên liệu để làm là gì?
 - Nhấn mạnh:
+ Các loại vỏ hộp, nút chai, bìa cứng… với nhiều hình dáng, kích cỡ, màu sắc khác nhau có thể sử dụng để làm nhiều đồ chơi đẹp thei ý thích.
+ Muốn tạo dáng một con vật hoặc một đồ vật cần phải nắm được hình dáng và các bộ phận của chúng để tìm vỏ hộp cho phù hợp.
 *Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách nặn: 
- Hướng dẫn và làm mẫu để các em quan sát:
+ Yêu cầu HS chọn hình để tạo dáng. Ví dụ: ô tô, tàu thủy, tàu hỏa; con voi, con gà,…
+ Suy nghĩ tìm các bộ phận chính của hình sao cho rõ đặc điểm và sinh động.
+ Chọn hình dáng và màu sắc vỏ hộp để làm các bộ phận cho phù hợp. Có thể cắt bớt hoặc sửa đổi hình vỏ hộp rồi ghép cho tương xứng với hình dáng các bộ phận chính.
+ Tìm và làm thêm các chi tiết cho hình sinh động hơn.
+ Dính các bộ phận bằng keo, hồ, băng dính… để hoàn chỉnh hình.
- Hướng dẫn chi tiết cách làm ô tô tải:
+ Chuẩn bị một vỏ hộp to làm thùng chở hàng. Thêm một hoặc hai vỏ hộp nhỏ làm buồng lái và đầu ô tô.
+ Cắt 4 hình tròn làm bánh xe.
+ Làm thêm vài chi tiết cho ô tô đẹp hơn như đèn, cửa…
 *Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành:
 - Quan sát học sinh làm bài. Đến từng bàn hướng dẫn đối với một số nhóm học sinh còn lúng túng. 
 - Nhắc nhở các em lựa chọn hình tạo dáng đơn giản, phù hợp với khả năng.
 - Lưu ý các em dùng màu vỏ hộp, nguyên liêu làm theo ý thích.
 - Khuyến khích hs làm bài và hoàn thành bài tại lớp. 
*Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
 - Các nhóm trưng bày sản phẩm của cả nhóm, đại diện nhóm lên thuyết trình bài làm.
+ Hình dáng chung.
+ Các bộ phận chi tiết.
+ Màu sắc.
 - Yêu cầu HS các nhóm còn lại nhận xét, tập xếp loại. Chọn ra bài tạo dáng mình thích.
 - Nhận xét bổ sung, xếp loại các bài nặn.
- Nhận xét chung tiết học.
 + Con mèo, ô tô…
+ Đầu, mình, chân-tay.
 + Vỏ hộp, bìa cứng…
 - HS quan sát và lắng nghe.
- HS quan sát và lắng nghe.
- Yêu cầu hs thực hành theo nhóm 4, chọn và tạo dáng một con vật hoặc ô tô đơn giả, chia việc nhau để làm.
- HS làm bài theo nhóm.
- HS quan sát, nhận xét.
- Trả lời các câu hỏi:
 + Rõ đặc điểm, đẹp.
 + Hợp lí, sinh động.
 + Hài hòa, tươi vui.
- Chọn bài nặn đẹp theo cảm nhận riêng của mình.
4.Củng cố:
? Nêu tên một số loại nguyên liệu để tạo dáng ô tô hoặc con vật đơn giản ?
- HS trả lời.
5. Dặn dò:
 - Về nhà tập tạo dáng thêm đồ vật hoặc con vật.
 - Xem trước bài mới, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập cho bài 17 : TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG.
************************
Lớp 5:
Vẽ theo mẫu:
TẬP VẼ QUẢ DỪA HOẶC 
CÁI XÔ ĐỰNG NƯỚC (TCT: 16)
I - MỤC TIÊU:
- Hiểu hình dáng, đặc điểm của mẫu.
- Biết cách vẽ quả dừa hoặc cái xô đựng nước.
- Tập vẽ quả dừa hoặc cái xô đựng nước.
II – CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- SGK, SGK.
- Mẫu vẽ: quả dừa hoặc cái xô đựng nước.
- Hình minh họa cách vẽ.
- Một số bài vẽ của học sinh năm trước.
 2. Học sinh:
- Vở bài tập vẽ.
- Bút chì, gôm, màu vẽ.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định tổ chức lớp:
- Kiểm tra sỉ số lớp.
- Kiểm tra dụng cụ học tập.
2. Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra vở bài tập vẽ của một số học sinh. 
3. Giới thiệu bài mới:
 Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta có rất nhiều đồ vật phong phú và đa dạng, chúng ta có thể dùng chúng để đưa vào tranh. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách vẽ và tập vẽ quả dừa hoặc cái xô đựng nước.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:
 - Giới thiệu quả dừa và cái xô. Yêu cầu hs quan sát. Đặt câu hỏi:
 + Nêu tên hai mẫu vật?
 + Cái xô có dạng hình gì, quả dừa có dạng hình gì?
 + Cái xô làm bằng chất liệu gì? Nó có những bộ phận nào?
+ Màu sắc của hai vật mẫu là gì?
+ So sánh tỉ lệ chiều cao và chiều ngang của từng vật mẫu? Khung hình chung của mẫu là gì?
 - Nhấn mạnh, bổ sung.
 *Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ: 
 - Giới thiệu để học sinh nhận biết một số dạng bố cục:
 + Hình vẽ quá nhỏ hoặc quá to so với tờ giấy.
 + Hình vẽ bị lệch, không cân đối với tờ giấy và hình vẽ cân đối với tờ giấy .
 - Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ, hướng dẫn học sinh:
 + Phác khung hình chung của từng vật mẫu: ước lượng tỉ lệ sao cho hình vẽ cân đối, không quá to, không quá nhỏ, lệch trái, lệch phải so với tờ giấy.
 + Phác nét chính: bằng nét thẳng. Xác định tỉ lệ các bộ phận, kẻ trục để phác hình cho cân đối.
 + Vẽ chi tiết: vẽ hình xô hoặc quả, chỉnh sửa cho hoàn chỉnh, có thể trang trí thêm để xô thêm đẹp.
 + Vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu theo ý thích: màu sắc tươi sáng, có đậm có nhạt, vẽ màu cẩn thận không ra ngòai hình vẽ…
 - Nhấn mạnh cho HS nhớ rõ các bước vẽ.
 - Cho hs xem một số tranh của học sinh lớp trước.
 *Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành:
 - Có thể chọn vẽ quả dừa hoặc cái xô theo ý thích.
 - Quan sát học sinh làm bài. Lưu ý học sinh vẽ hình vừa với phần giấy đã có. 
 - Hướng dẫn thêm những hs còn lúng túng.
 - Nhắc nhở các em vẽ màu hoặc vẽ đậm nhạt theo ý thích. Vẽ màu kín cả khung hình.
 - Khuyến khích hs làm bài và hoàn thành bài tại lớp. 
 *Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
 - Chọn một số bài vẽ tiêu biểu, yêu cầu HS quan sát và nhận xét về:
 + Bố cục
 + Cách vẽ hình.
 + Cách vẽ màu hoặc vẽ đậm nhạt.
 - Yêu cầu HS chọn ra bài vẽ mình thích.
 - Nhận xét bổ sung, xếp loại bài vẽ.
 - Nhận xét chung tiết học.
- HS quan sát mẫu và trả lời câu hỏi.
 + Qủa dừa và cái xô đựng nước.
 + Cái xô hình trụ, quả dừa hình cầu.
 + Cái xô bằng nhựa, có miệng, thân, đáy, quai xách.
+ Cái xô màu xanh lam nhạt, quả dừa màu lá.
 + HS trả lời.
 - HS quan sát và lắng nghe.
 - HS làm bài.
 - Quan sát mẫu kĩ khi vẽ.
- HS quan sát, nhận xét. Trả lời các câu hỏi:
 + Rõ đặc điểm, đẹp.
 + Hợp lí, sinh động.
 + Hài hòa, tao được ba độ đậm nhạt chính.
- Chọn bài nặn đẹp theo cảm nhận riên

File đính kèm:

  • docTUAN 16.doc
Giáo án liên quan