Giáo án Mỹ thuật lớp 3 tuần 13

I - MỤC TIÊU:

- Biết cách vẽ trang trí cái bát.

- Trang trí được cái bát theo ý thích.

 

II – CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

 - Chuẩn bị một vài cái bát có hình dáng và cách trang trí khác nhau. Một cái bát không có trang trí để HS so sánh.

 - Hình gợi ý cách trang trí.

 - Một số bài trang trí cái bát của học sinh năm trước.

 2. Học sinh:

 - Giấy vẽ hoặc vở bài tập vẽ.

 - Bút chì, tẩy, compa, thước kẻ, màu vẽ

 

 III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

 1. Ổn định tổ chức lớp:

 - Kiểm tra sỉ số lớp.

 - Kiểm tra dụng cụ học tập.

 2. Kiểm tra bài cũ:

 Không kiểm tra bài cũ.

 3. Giới thiệu bài mới:

 Mời 4 HS lên bảng chơi trò ghép hình. 4 em sẽ dùng các mảnh vụn để ghép thành một đồ vật quen thộc trong nhà. Trong thời gian 1 phút, ai xong trước và đẹp sẽ dành chiến thắng.

 - Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cách sắp xếp họa tiết, cách trang trí và trang trí một cái bát đơn giản theo ý thích.

 

doc15 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1583 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật lớp 3 tuần 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 VẼ CON VẬT QUEN THUỘC.
 - Quan sát các con vật quen thuộc trong nhà và xung quanh nơi mình ở. Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập cho bài sau. 
**********************************
Lớp 1: 
VẼ CÁ (TCT: 13)
I - MỤC TIÊU:
 - HS nhận biết được hình dáng chung, bộ phận và vẻ đẹp của các loại cá.
 - Biết cách vẽ cá.
 - Vẽ được con cá và tô màu theo ý thích.
II – CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên:
 - Tranh ảnh về các loại cá.
 - Hình hướng dẫn cách vẽ cá.
 2. Học sinh:
 - Vở bài tập vẽ.
 - Bút chì, gôm, màu vẽ.
 III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
 1. Ổn định tổ chức lớp
 - Kiểm tra sỉ số lớp.
 - Kiểm tra dụng cụ học tập.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Không kiểm tra bài cũ.
 3. Giới thiệu bài mới:
 ? Hãy kể tên một số loại cá mà em biết?
 - Hs trả lời.
 * Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cách vẽ cá để vẽ được con cá và tô màu theo ý thích.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Hoạt động 1: Giới thiệu với HS về cá
 - Giới thiệu một số hình ảnh về cá. Yêu cầu quan sát. Đặt câu hỏi:
 + Có những loại gà nào trên hình?
 + Hình dáng các loại cá có giống nhau không?
 + Cá có dạng hình gì?
 + Cá gồm có những bộ phận nào?
 + Màu sắc của cá như thế nào?
 + Con cá có tác dụng gì đối với chúng ta?
 + Chúng ta làm gì để bảo vệ những loài cá trong thiên nhiên quý hiếm như cá voi, cá heo ?
 - Nhấn mạnh các ý chính để học sinh nắm rõ về hình dáng, đặc điểm của con cá.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ con gà:
 - Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ, hướng dẫn học sinh cách vẽ:
 + Vẽ phác dáng chung con cá: vẽ các bộ phận chính như đầu, mình, đuôi.
 + Vẽ chi tiết các bộ phận: mang, vây, vảy, mắt, miệng…
 + Vẽ màu theo ý thích hoặc một màu ở con cá.
 - Vẽ phác lên bảng để hướng dẫn kĩ hơn các bước vẽ cá (nhiều hình dáng khác nhau) cho học sinh.
- Nhắc lại các bước vẽ để HS nhớ.
 *Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành:
 - Nêu yêu cầu bài thực hành: 
+ Các em có thể vẽ một con cá cho vừa với phần giấy.
+ Vẽ một đàn cá với nhiều hình dáng và màu sắc với nhiều loại to nhỏ khác nhau đang bơi với nhiều tư thế.
 - Quan sát học sinh làm bài. Lưu ý học sinh có thể vẽ hình dáng cá theo ý thích của mình. Con cá phải đầy đủ các bộ phận, ngoài ra có thể vẽ thêm các hình ảnh phụ như: nước, rong, thực vật thủy sinh hay các con vật khác như cua, ếch… để tranh thêm sinh động.
 - Nhắc nhở các em vẽ màu theo ý thích. Vẽ màu kín cả khung hình. Tô màu kĩ để màu không bị ra ngoài hình vẽ.
 - Khuyến khích HS làm bài và hoàn thành bài tại lớp. 
*Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
 - Chọn một số bài vẽ tiêu biểu, yêu cầu HS quan sát và nhận xét về:
 + Cách vẽ hình.
 + Cách vẽ màu.
 - Yêu cầu HS chọn ra bài vẽ mình thích.
 - Nhận xét bổ sung, xếp loại bài vẽ.
 + Cá lóc, cá rô, cá trắm, cá voi...
 + Không giống nhau.
 + Dạng hình tròn, hình quả trứng, hình thoi…
 + Đầu, mình, đuôi, vây…
 + Có nhiều hình dáng khác nhau.
 + Làm thức ăn, làm cảnh.
 + Không săn bắt những loài cá cần được bảo vệ.
- HS làm bài.
- Cố gắng hoàn thành bài tại lớp.
- HS quan sát các bài vẽ và nhận xét theo cảm nhận riêng.
 + Rõ nội dung.
+ Màu vẽ đã đều chưa, màu đẹp chưa.
4. Dặn dò:
 - Về nhà hoàn thành bài (nếu chưa xong).
 - Xem trước bài mới: Bài 14: VẼ MÀU VÀO CÁC HỌA TIẾT Ở HÌNH VUÔNG.
 - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập cho bài sau.
*****************************
Lớp 4: Vẽ trang trí:
TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM (TCT: 13)
I - MỤC TIÊU:
- Hiểu vẻ đẹp và làm quen với ứng dụng của đường diềm.
- Biết cách vẽ trang trí đường diềm.
- Trang trí được đường diềm đơn giản.
II – CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên:
 - SGK, SGV. Hình 1, trang 32 SGK (phóng to).
 - Một số bài trang trí đường diềm và đồ vật có trang trí đường diềm.
 - Hình gợi ý cách vẽ đường diềm.
 - Một số bài trang trí đường diềm của học sinh năm trước.
 2. Học sinh:
 - Vở bài tập vẽ hoặc giấy vẽ.
 - Bút chì, tẩy, compa, thước kẻ, màu vẽ.
 III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
 1. Ổn định tổ chức lớp:
 - Kiểm tra sỉ số lớp.
 - Kiểm tra dụng cụ học tập.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Không kiểm tra bài cũ.
 3. Giới thiệu bài mới:
 ? Theo các em thì những vật dụng gì có đường diềm được trang trí rất đẹp?
 - Giấy khen, đĩa, khăn, áo...
 - Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cách sắp xếp họa tiết, cách trang trí và trang trí 
một đường diềm.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:
 - Giới thiệu hình 1, trang 32 SGK (phóng to), yêu cầu hs quan sastg. Đặt câu hỏi:
+ Em thấy đường diềm được trang trí ở những đồ vật nào?
+ Ngoài những đồ vật trên hình em còn biết đường diềm được trang trí ở những đồ v ật nào nữa?
 - Nhấn mạnh: đường diềm được trang trí trên rất nhiều đồ vật trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, nó làm cho đồ vật thêm đẹp.
 - Giới thiệu một số bài trang trí đường diềm. Yêu cầu HS quan sát. Đặt câu hỏi:
+ Họa tiết nào được sử dụng để trang trí đường diềm? 
+ Các họa tiết để trang trí đường diềm thường được sắp xếp giống nhau không?
+ Các họa tiết để trang trí đường diềm thường được sắp xếp thế nào?
+ Có những cách sắp xếp họa tiết nào để thành đường diềm?
 + Họa tiết chính to hay nhỏ, đặt ở đâu?
 + Họa tiết phụ thế nào, đặt ở đâu?
 + Có những màu nào trong bài trang trí? Các màu được vẽ như thế nào?
 - Gợi ý để HS nhận ra sự khác nhau về cách vẽ màu giữa các họa tiết trong đường diềm:
 + Các họa tiết giống nhau trong đường diềm thì vẽ như thế nào?
 + Màu họa tiết chính, họa tiết phụ với màu nền như thế nào?
 - Nhấn mạnh, bổ sung: Vẽ màu cần làm rõ trọng tâm, màu có đậm, có nhạt.
 *Hoạt động 2: Cách trang trí hình vuông:
 - Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ. Hướng dẫn HS cách trang trí đường diềm:
a). Vẽ hai đường thẳng song song. Chia các khoảng đều nhau. Kẻ trục. (trục ngang, trục dọc, các đường chéo). 
b). Tìm và vẽ các mảng hình trang trí. Ở mỗi khoảng vẽ giống nhau hoặc xen kẽ nhau. (sử dụng họa tiết nhắc lại hoặc xen kẽ. Mảng họa tiết chính ở giữa to hơn các mảng họa tiết phụ ở các góc). 
c).Vẽ chi tiết (vẽ các họa tiết phù hợp với các mảng tròn, vuông hoặc tam giác đã vẽ).
d). Vẽ màu. (Không dùng quá nhiều màu, vẽ màu họa tiết chính trước, màu họa tiết phụ và màu nền sau. Màu sắc có đậm, có nhạt, rõ trọng tâm).
 - Giới thiệu một số bài trang trí đường diềm của HS lớp trước để HS quan sát, rút kinh nghiệm.
 *Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành:
 - Quan sát học sinh làm bài. Lưu ý học sinh vẽ hình cân đối theo đường trục.
 - Tìm và vẽ các họa tiết đẹp và sáng tạo. 
 - Nhắc nhở các em vẽ màu theo ý thích. Nhưng màu sắc phải có đậm, có nhạt làm nổi bật họa tiết chính.
 - Đến từng bàn hướng dẫn những học sinh còn lúng túng trong việc tìm họa tiết, tìm mảng hình.
 - Khuyến khích HSlàm bài và hoàn thành bài tại lớp.
 *Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
 - Chọn một số bài vẽ tiêu biểu, yêu cầu HS quan sát và nhận xét về:
 + Cách vẽ hình.
 + Cách vẽ màu.
 - Yêu cầu HS chọn ra bài vẽ mình thích.
 - Nhận xét bổ sung, xếp loại bài vẽ.
+ Áo, váy, khăn, bát, đĩa, tách.
+ Bình hoa, giấy khen, khăn, vải, ly, ca…
- HS lắng nghe.
 + Hoa, lá, chim, thú… Được sắp xếp nối tiếp nhau.
 + Không giống nhau.
 + Được sắp xếp đối xứng qua trục và qua các đường chéo.
 + Nhắc lại, xen kẽ, đối xứng, xoay chiều…
 + Họa tiết chính thường to hơn và đặt ở giữa.
 + Hoạ tiết phụ thường nhỏ hơn và đặt ở 4 góc xung quanh.
 + Xanh lá, vàng, cam, tím… Vẽ đều, kĩ và đẹp.
 + Vẽ giống nhau, bằng nhau và vẽ cùng màu, cùng độ đậm nhạt.
 + Khác nhau.
- HS làm bài.
- Cố gắng hoàn thành bài tại lớp. 
- Quan sát, nhận xét bài vẽ theo cảm nhận riêng của mình.
 + Họa tiết đẹp, cân đối, có sáng tạo.
 + Màu vẽ đã đều chưa, màu đẹp, có đậm, có nhạt.
 4. Củng cố:
 ? Đường diềm được trang trí vào vật dụng nào trong cuộc sống?
 - HS trả lời.
 5. Dặn dò:
 - Về nhà hoàn thành bài (nếu chưa xong).
 - Xem trước bài mới: Bài 14: MẪU CÓ HAI ĐỒ VẬT.
 - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập cho bài sau. 
****************************
Lớp 5: Tập nặn tạo dáng:
TẬP NẶN DÁNG NGƯỜI ĐƠN GIẢN (TCT: 13)
I - MỤC TIÊU:
 - Hiểu đặc điiểm, hình dáng của một số người hoạt động.
 - Tập nặn một hoặc hai dáng người đơn giản.
II – CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên:
 - SGK, SGV.
 - Sưu tầm một số tranh, ảnh về dáng người đang hoạt động.
 - Bài nặn của HS lớp trước (nếu có).
- Đất sét.
 2. Học sinh:
 - SGK.
 - Đất nặn. 
 III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
 1. Ổn định tổ chức lớp:
 - Kiểm tra sỉ số lớp.
 - Kiểm tra dụng cụ học tập.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Không kiểm tra bài cũ.
 3. Giới thiệu bài mới:
 * Ở những tiết trước chúng ta đã tìm hiểu và tập nặn một số con vật, con người. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về cách nặn 1 dáng người hoặc dáng con vật quen thuộc. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:
 - Giới thiệu tranh, ảnh về dáng người đang hoạt động. Yêu cầu hs quan sát. Đặt câu hỏi:
+ Nêu các bộ phận của con người?
+ Mỗi bộ phận của con người có hình dạng gì?
+ Nêu một số dáng hoạt động của con người?
+ Khi hoạt động thì dáng vẻ và tỉ lệ các bộ phận của con người có thay đổi không?
 - Nhận xét chung, nhấn mạnh lại: con người luôn chuyển động với nhiều hình dáng và tư thế khác nhau.
 *Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách nặn: 
 Dùng đất sét nặn và hướng dẫn học sinh:
 + Trước tiên nặn khối các bộ phận chính của người.
 + Từ các khối đó chúng ta tạo dáng các bộ phận cho đúng và đẹp.
 + Sau đó ghép các bộ phận đó lại với nhau và nặn thêm các chi tiết.
- Nên tạo dáng người cho sinh động.
- Có thể dùng đất sét mền dẻo hoặc đất màu để nặn. 
 *Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành:
 - Quan sát học sinh làm bài. Đến từng bàn hướng dẫn đối với một số nhóm học sinh còn lúng túng. Nhắc nhở các em có thể vẽ một vài dáng người trên giấy nháp để chọn dáng người đẹp và sinh động hơn để nặn. 
 - Nhắc nhở các em nặn phải theo các bước đã hướng dẫn. khuyến khích các em tìm dáng người và cách nặn khác nhau để bài nặn cả lớp phong phú và đa dạng hơn.
 - Lưu ý các em dùng đất màu theo ý thích. 
 - Khuyến khích hs làm bài và hoàn thành bài tại lớp. 
*Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
 - Chọn một số bài nặn tiêu biểu để các HS nhận xét về:
+ 

File đính kèm:

  • docTUẦN 13.doc
Giáo án liên quan