Giáo án Mỹ thuật lớp 1 tuần 10

I - MỤC TIÊU:

- HS nhận biết được hình dáng, màu sắc vẻ đẹp của một vài loại quả.

- Biết cách vẽ quả dạng tròn.

- Tập vẽ một vài quả dạng tròn và tập tô màu theo ý thích.

 

 II - CHẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

 - Một số tranh, ảnh về các loại quả dạng tròn.

 - Một vài quả dạng tròn khác nhau.

 - Hình minh họa các bước vẽ quả dạng tròn.

 2. Học sinh :

 - Vở Tập vẽ 1.

 - Bút chì, tẩy, màu,.

 

 III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:

1. Ổn định tổ chức lớp:

- Kiểm tra sỉ số lớp.

- Kiểm tra dụng cụ học tập.

 2. Kiểm tra bài cũ:

 - Kiểm ra vở bài tập của HS.

 3.Giới thiệu bài mới:

- Em thích ăn quả gì? Hãy kể tên một vài loại quả mà em biết?

- Hs trả lời.

- GV nhấn mạnh có rất nhiều loại quả phong phú và đa dạng, các loại quả có dạng hình tròn thì nhiều hơn cả. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về đặc điểm, cách vẽ và tập vẽ - tô màu một số loại quả dạng tròn mà mình thích.

 

doc11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1636 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật lớp 1 tuần 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cá loại quả: Có nhiều loại quả dạng hình tròn với nhiều màu sắc phong phú, chúng có tác 
dụng rất lớn đối với cuộc sống và sức khỏe 
của chúng ta.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ, quả dạng tròn:
- Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ đồng thời vẽ một số hình đơn giản lên bảng hướng dẫn HS cách vẽ:
+ Vẽ hình bên ngoài của quả trước (quả tròn thì vẽ hình gần tròn).
+ Nhìn mẫu vẽ chi tiết quả, tìm các chi tiết như: cuống, ngấn múi…
+ Vẽ màu theo ý thích vào quả.
*Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành:
- Bày một số quả dạng tròn làm mẫu để HS chọn mẫu vẽ.
- Yêu cầu HS vẽ một vài quả dạng tròn theo ý thích.
- Quan sát HS làm bài, hướng dẫn những HS còn lúng túng để các em có thể hoàn thành bài làm tốt hơn.
- Lưu ý các em có thể vẽ 1 hoặc 2 loại quả dạng tròn khác nhau, to hoặc nhỏ, che khuất nhau hoặc cách nhau 1 chút.
 - Khuyến khích HS làm bài và hoàn thành bài tại lớp.
 *Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
- Chọn 1 số bài vẽ tiêu biểu, yêu cầu HS nhận xét.
+ Hình dáng quả.
+ Màu sắc.
- Nhận xét chung, xếp loại và động viên học sinh.
+ Cam, táo, bưởi…
+ Hình tròn.
+ Vàng, xanh, da cam…
+ Xoài, dưa hấu, măng cụt…
*A,B,C… Rất tốt cho sức khỏe.
- Hs làm bài.
- Hỏi ngay GV nếu còn thắc mắc.
- Hs quan sát, nhận xét.
 4. Củng cố:
	? Hãy kể tên một số loại quả dạng tròn mà em biết?
	- Hs trả lời.
 5. Dặn Dò:
	- Về nhà hoàn thành bài (nếu chưa xong).
 - Xem trước bài mới: Bài 11: VẼ MÀU VÀO HÌNH VẼ Ở ĐƯỜNG DIỀM.
 - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập.
…………………………………….
Lớp 3: 
Thường thức Mĩ thuật:
TẬP MÔ TẢ CÁC HÌNH ẢNH VÀ MÀU SẮC TRÊN TRANH (TCT: 10)
 I - MỤC TIÊU:
- HS làm quen với tranh tĩnh vật.
- .
 II - CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên:
 - SGV.
 - Sưu tầm tranh tĩnh vật của Đường Ngọc Cảnh. Trang vở bài tập vẽ (phóng to).
 - Tranh tĩnh vật của HS.
 2. Học sinh :
- Vở tập vẽ.
 III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Ổn định tổ chức lớp :
 - Kiểm tra sỉ số lớp.
 - Kiểm tra dụng cụ học tập .
 2. Kiểm tra bài cũ.
 Kiểm tra vở bài tập của một số HS.
Giới thiệu bài mới :
 Thiên nhiên tươi đẹp là nguồn cảm hứng sáng tác của các họa sĩ. Qua vẻ đẹp về hình dáng, màu sắc phong phú của hoa, quả các họa sĩ muốn gửi gắm vào ttranh tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của mình. Ở Việt Nam, họa sĩ Đường Ngọc Cảnh cũng dành nhiều tình cảm, tâm sức để sáng tác được những tác phẩm đẹp về hoa quả.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Hoạt động 1: Xem tranh:
 - Giới thiệu tranh Tĩnh vật ở vở bài tập 
(phóng to). Yêu cầu HS quan sát, đặt câu hỏi:
+ Tác giả của bức tranh là ai?
+ Tranh vẽ những loại hoa quả gì? 
+ Hình dáng của các loại hoa quả đó như 
thế nào ?
+ Màu sắc của các loại hoa quả là gì?
+ Những hình ảnh chính của bức tranh 
được đặt ở vị trí nào? Tỉ lệ của hình ảnh chính so với hình ảnh phụ ? 
 - GV yêu cầu HS nhận xét sau đó nhấn mạnh.
 - Giới thiệu tranh Hoa và quả ở vở bài 
tập (phóng to). Yêu cầu HS quan sát, đặt câu hỏi giống câu hỏi bức tranh trước để các nhóm thảo luậnx câu, tìm và khoanh tròn vào những câu trả lời đúng nhất:
 + Tác giả của bức tranh là ai?
Tô Ngọc Vân.
Đường Ngọc Cảnh.
Nguyễn Gia Trí.
 + Tranh vẽ những loại hoa quả gì? 
 a. Mít, măng cụt.
 b. Sầu riêng, măng cụt, sen.
 c. Mãng cầu, mận, hoa đào.
 + Hình dáng của các loại hoa quả đó như 
thế nào ?
Không đẹp, quả nhỏ quá.
Đẹp, quả to quá.
Đẹp, cân đối.
 + Màu sắc của các loại hoa quả là gì?
Vàng, tím.
Xanh, hồng, nâu.
Trắng, tím, đỏ. 
 + Những hình ảnh chính của bức tranh 
được đặt ở vị trí nào? Tỉ lệ của hình ảnh chính so với hình ảnh phụ?
a. Ở bên trái, to.
b. Bên phải, nhỏ. 
c. Ở giữa, cân đối.
- Sau đó đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm, các nhóm khác nhận xét. GV
nhấn mạnh, kết luận chung. Giới thiệu thêm vài nét về họa sĩ Đường Ngọc Cảnh: ông đã nhiều năm giảng dạy tại trường Đại học Mĩ thuật Công Nghiệp. Ông rất thành công về đề tài phong cảnh và tĩnh vật. Ông có rất nhiều tác phẩm đạt giải tại các cuộc triển lãm quốc tế 
và trong nước. 
Vậy trong hai bức tranh trên em thích 
bức tranh nào hơn, vì sao? 
Xem tranh chúng ta cần quan sát kĩ và nhận xét từ các hình ảnh tạo nên bố cục trong tranh đến màu sắc tạo nên bức tranh đó. Xem tranh chúng ta còn xác định được những cái đẹp trong tranh và nêu lên cảm nhận chúng ta thích hay không thích bức tranh đó.
- Giới thiệu thêm một số tanh của Đường Ngọc Cảnh hoặc của họa sĩ khác cho HS quan sát thêm.
*Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá:
- Nhận xét chung tiết học.
- Khen ngợi những HS ý kiến phát biểu xây dựng bài.
+ Đường Ngọc Cảnh.
+ Mận.
+ Tròn trĩnh, đẹp.
+ Màu trắng.
+ Ở giữa. Cân đối.
.
- HS quan sát tranh và thảo luận nhóm. 
- Chọn b. 
- Chọn a.
- Chọn c.
- Chọn a.
- Chọn c.
- HS trình bày ý kiến thảo luận nhóm, nhận xét.
- HS lắng nghe. 
- HS trả lời theo cảm nhận riêng.
- HS quan sát tranh.
 4. Củng cố :
- Nêu tên một số tác phẩm của họa sĩ Đường Ngọc Cảnh?
- HS trả lời.
	5. Dặn dò:
- Xem lại bài.
- Xem trước bài mới: Bài 11: VẼ CÀNH LÁ.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập.
………………………..
Lớp 5: 
Vẽ trang trí:
 TẬP VẼ MỘT HỌA TIẾT ĐỐI XỨNG ĐƠN GIẢN (TCT: 10)
 I - MỤC TIÊU:
- Hs nhận biết được các hoạ tiết trong trang trí đối xứng qua trục. 
- HS biết cách vẽ hoạ tiết trang trí đối xứng qua trục.
- Hs cảm nhận được vẻ đẹp hoạ tiết trang trí đối xứng qua trục.
 II - CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: 
- SGK, SGV.
- Hình phóng to 1 số họa tiết đối xúng qua trục.
- Một số bài trang trí có họa tiết đối xứng.
- Một số bài của HS lớp trước.
 2. Học sinh :
 - SGK, vở ghi.
 - Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
 - Bút chì, tẩy, màu vẽ.
 III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định tổ chức lớp:
- Kiểm tra sỉ số lớp.
- Kiểm tra dụng cụ học tập
	2. Kiểm tra bài cũ:
? Hãy nêu vài nét sơ lược về điêu khắc cổ? Nêu tên một số tác phẩm điêu khắc cổ?
- Học sinh trả lời.
	3. Giới thiệu bài mới:
- GV giới thiệu vài bài trang trí có họa tiết đối xứng. Nhấn mạnh:
+ Họa tiết trang trí có nhiều loại: hoa lá, chim thú.
+ Họa tiết trang trí làm tăng thêm vẻ đẹp của mọi vật.
 + Đây là các họa tiết đối xứng, đặt câu hỏi gợi ý HS: Theo em thế nào là họa tiết đối xứng?
- Sau đó nhấn mạnh. Hôm trước chúng ta đã được tập vẽ về họa tiết này, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn và tiếp tục tập vẽ các họa tiết này.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:
- Giới thiệu một số họa tiết phóng to đặt câu hỏi gợi ý HS: 
+ Hoạ tiết này giống hình gì?
+ Hoạ tiết nằm trong khung hình nào?
+ So sánh các phần của hoạ tiết được chia qua các đường trục?
+ Hoa, lá, con vật…
+ Vuông, tròn, chữ nhật…
+ Giống nhau và bằng nhau.
+ Họa tiết đối xứng qua trục là gì?
+ Các họa tiết có đặc điểm gì?
+ Trong thiên nhiên có vật hình đối xứng không? Hãy kể tên?
- Sau đó nhấn mạnh: Hình đối xứng mang vẻ đẹp cân đối và thường được dùng để làm họa tiết trang trí. Các họa tiết được dùng trong trang trí mang giá trị nghệ thuật cao.
*Hoạt động 2: Cách vẽ:
+ Trục ngang, dọc,..
+ Được cách điệu đơn giản.
+ Có, hoa cúc, sen, lá, bướm…
- Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ theo trình tự sai, yêu cầu HS lên bảng sắp xếp lại theo trình tự đúng.
+ Có mấy cách vẽ họa tiết đối xứng qua trục? Đó là những bước nào, hãy kể tên?
 Có 4 bước:
 . Phác dáng chung và vẽ trục.
 . Vẽ nét chính.
 . Vẽ chi tiết.
 . Vẽ màu.
- Hướng dẫn cách vẽ cho hs. Bước đầu tiên là phác dáng chung có thể là hình tam giác, vuông, tròn, hình chữ nhật, sau đó phác nét chính bằng nét thẳng, mờ. Tiếp theo vẽ chi tiết và vẽ màu theo ý thích.
- Lưu ý ta vẽ màu có nóng, có lạnh, có đậm, có nhạt. Các phần đối xứng của họa tiết cần được vẽ cùng màu.
- Hs sắp xếp lại.
*Hoạt động 3: Thực hành:
- Yêu cầu HS vẽ một họa tiết đối xứng đơn giản vào vở bài tập hoặc vở thực hành và vẽ màu vào họa tiết.
- Nhắc HS có thể vẽ họa tiết dạng hình vuông, tròn, tam giác… họa tiết có thể đối xứng qua trục ngang hoặc dọc theo ý thích. Chọn họa tiết đơn giản hay phức tập phù hợp với khả năng. 
- Quan sát hướng dẫn học sinh ở từng bàn.
- Hướng dẫn HS làm bài theo từng bước để hoàn thành bài nhanh và chính xác, hình vẽ cân đối.
- Hs làm bài.
 *Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá:
- Chọn 1 số bài vẽ của HS, yêu cầu HS quan sát và nhận xét:
+ Bố cục.
+ Hình họa tiết.
+ Màu sắc.
- Yêu cầu HS nhận xét và xếp loại từng bài.
- GV nhận xét và chỉ rõ những phần chưa đạt yêu cầu ở từng bài.
- Nhận xét chung tiết học.
- Hs quan sát, nhận xét.
+ Cân đối với tờ giấy.
+ Đẹp, cân đối qua trục.
+ Hài hòa, có đậm, có nhạt.
 4. Củng Cố:
	? Nêu các bước chép họa tiết trang trí đối xứng qua trục?
	 - Hs trả lời.	
 5. Dặn Dò:
	- Về nhà làm tiếp bài (nếu chưa xong). 
 - Xem trước bài mới: Bài 11: TẬP VẼ TRANH ĐỀ TÀI NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM.
 - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập.
…………………………………….
Lớp 4: Vẽ theo mẫu:
ĐỒ VẬT CÓ DẠNG HÌNH TRỤ (TCT: 10)
 I - MỤC TIÊU:
- Nhận biết được và đặc điểm, hình dáng của các đồ vật có dạng hình trụ.
- Biết cách vẽ mẫu có dạng hình trụ.
- Vẽ đuợc đồ vật dạng hình trụ giống mẫu.
 II - CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: 
 - SGK, SGV.
 - Một số mẫu vẽ có dạng hình trụ.
 - Hình bố cục cân đối và chưa cân đối. 
 - Hình gợi ý cách vẽ.
 2. Học sinh :
 - SGK,.
 - Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
 - Bút chì, tẩy.
 III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định tổ chức lớp: 
- Kiểm tra sỉ số lớp.
- Kiểm tra dụng cụ học tập.
	2. Kiểm tra bài cũ:
? Hãy nêu các bước vẽ đơn giản hoa, lá?
- Học sinh trả lời.
	3. Giới thiệu bài mới:
- Cho bốn HS lên bảng ghi tên các đồ vật có dạng hình trụ, thời gian một phút, ai ghi được đúng và nhiều hơn sẽ dành chiến thắng.
- Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách vẽ những vật dạng hình trụ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:
- Tách, ly, quả, hộp sữa…
- Giới thiệu mẫu vẽ có dạng hình trụ. Yêu cầu HS kể thêm 1 số vật dạng hình trụ. Đặt câu hỏi:
+ Hình dáng chung của mẫu có dạng hình trụ thế nào?
+ Cấu tạo của chúng gồm những bộ phận nào?
- Kết luận: trong cuộc sống chúng ta những đồ vật có dạng hình trụ rất đa dạng và phong phú.
- Chọn cái ca làm mẫu 

File đính kèm:

  • docTUẦN 10.doc
Giáo án liên quan