Giáo án Mỹ thuật 3 tuần 4

I - MỤC TIÊU:

- Nhận biết được cấu tạo, hình dáng, đặc điểm của cành lá.

- Biết cách vẽ cành lá.

- Vẽ được cành lá đơn giản.

 

II – CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

 - Một số cành lá khác nhau về hình dạng, màu sắc.

- Hình minh họa cách vẽ.

- Một số bài vẽ của học sinh năm trước.

- Một vài bài trang trí có họa tiết là chiếc lá hay cành lá.

 2. Học sinh:

- Mang theo cành lá đơn giản.

- Vở bài tập vẽ hoặc giấy vẽ.

- Bút chì, gôm, màu vẽ.

 

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

1. Ổn định tổ chức lớp:

- Kiểm tra sỉ số lớp.

- Kiểm tra dụng cụ học tập.

2. Kiểm tra bài cũ:

 - Nêu tên một số bức tranh tĩnh vật ?

 3. Giới thiệu bài mới:

 Trong thiên nhiên rất đa dạng phong phú về các loại cây, mỗi loại cây đều có hình dáng khác nhau về thân, lá, cành.

 Hôm nay chúng ta sẽ quan sát và vẽ một cành lá mà mình thích theo mẫu.

 

doc13 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1310 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật 3 tuần 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đơn giản, bước đầu cảm nhận vẻ đẹp của đường diềm.
 - Biết cách vẽ màu vào hình vẽ sẵn ở đường diềm.
II – CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên:
 - Các đồ vật có trang trí đường diềm như: khăn, áo, bát, giấy khen…
 - Một vài hình vẽ đường diềm.
 2. Học sinh:
 - Vở bài tập vẽ.
 - Màu vẽ.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định tổ chức lớp
- Kiểm tra sỉ số lớp.
- Kiểm tra dụng cụ học tập.
2. Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra vở bài tập của một số HS.
3. Giới thiệu bài mới:
 Trong cuộc sống chúng ta có rất nhiều đồ vật được trang trí rất đẹp và bát mắt bằng hình vuông, hình chữ nhật và đặc biệt là đường diềm. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về đường diềm và tìm hiểu cách vẽ màu vào hình vẽ ở đường diềm có sẵn.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Hoạt động 1: Giới thiệu đường diềm:
 - Giới thiệu một số đồ vật được trang trí bằng đường diềm. Yêu cầu HS quan sát. Đặt câu hỏi:
+ Đây là những vật dụng gì?
+ Trên những vật này được trang trí rất đẹp, em có biết nó được trang trí bằng hình vuông hay đường diềm không?
+ Vậy theo các em, thế nào là trang trí đường diềm?
- GV nhận xét, bổ sung và nhấn mạnh lại ch HS nhớ.
 *Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ màu:
 - Yêu cầu HS quan sát hình 1, bài 11, vở bài tập vẽ 1. Đặt câu hỏi:
+ Đường diềm này có những hình gì, màu gì?
+ Các hình được sắp xếp như thế nào?
+ Màu nền và màu hình vẽ như thế nào?
 - Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ, đặt câu hỏi:
+ Đường diềm được vẽ hình hoàn chỉnh chưa? Trên đường diềm vẽ gì?
+ Chúng ta có thể chọn mấy màu để vẽ cho đường diềm này? Những màu đó vẽ vào đâu?
- Nhấn mạnh để HS nhớ cách vẽ.
 *Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành:
 - Quan sát học sinh làm bài. Lưu ý học sinh không dùng nhiều màu để vẽ (chỉ cần 2, 3 màu là đủ).
 - Nhắc nhở các em có thể chọn 2 màu để vẽ xen kẽ ở hình bông hoa và màu nền. Hoặc chỉ cần vẽ ở hình bông hoa một màu, và một màu nền là được.
 - Nhắc nhở các em vẽ màu theo ý thích, không vẽ màu ra ngoài hình.
*Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
 - Chọn một số bài vẽ tiêu biểu, yêu cầu HS quan sát và nhận xét về:
 + Cách chọn màu.
 + Cách vẽ màu.
 - Yêu cầu HS chọn ra bài vẽ mình thích.
 - Nhận xét bổ sung, xếp loại bài vẽ.
 + Chén, khăn, giấy khen…
 + Được trang trí bằng đường diềm.
 + Những hình trang trí kéo dài được lặp đi lặp lại trên giấy khen, chén, khăn … được gọi là đường diềm.
 + Hình thoi, màu đỏ cam. Hình vuông, màu xanh lam.
 + Sắp xếp xen kẽ nhau.
 +Màu nền và màu hình vẽ khác nhau. Màu nền nhạt, hình vẽ đậm.
 + Hình hoàn chỉnh nhưng chưa vẽ màu. Vẽ những bông hoa giống nhau.
 + Hai hoặc ba màu để vẽ vào bông hoa và nền.
 - HS làm bài.
 - Màu cánh hoa có thể là 1 màu hoặc 2 màu.
 - HS nhận xét bài vẽ theo cảm nhận riêng.
 + Đẹp, đúng, hài hòa.
 + Màu vẽ đã đều chưa, có ra ngoài hình không.
4. Dặn dò:
 - Về nhà hoàn thành bài (nếu chưa xong).
 - Xem trước bài mới, Bài 12: TẬP VẼ MỘT BỨC TRANH ĐỀ TÀI TỰ CHỌN.
 - Chuẩn bị đầy đủ dung cụ học tập cho bài sau. 
…………………………………… 
Lớp 4:
 XEM TRANH CỦA HỌA SĨ (TCT: 11)
I – MỤC TIÊU:
 - Hiểu nội dung bức tranh qua hình vẽ, bố cục, màu sắc.
 - HS làm quen với chất liệu và kĩ thuật vẽ tranh.
II – CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
 - SGK, SGV.
 - Tranh Về nông thôn sản xuất, Gội đầu (phóng to).
 - Một số bức tranh của họa sĩ về các đề tài khác nhau.
 2. Học sinh:
 - SGK.
 - Vở ghi.
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
 1. Ổn định tổ chức:
 - Kiểm tra sỉ số lớp.
 - Kiểm tra dụng cụ học tập.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 ? Hãy nêu các bước để vẽ mẫu vẽ có dạng hình trụ?
 - HS trả lời.
 2. Giới thiệu bài mới:
 Ở tiết trước chúng ta đã được xem một số bức tranh về đề tài phong cảnh, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và xem một số tranh về đề tài khác, cũng như một số chất liệu để vẽ tranh.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Hoạt động 1: Xem tranh Về nông thôn sản xuất:
 - Mời 1 hs đọc phần 1-sgk-tr 28. Giới thiệu tranh, yêu cầu HS quan sát:
 - Chia lớp thành các nhóm 4HS, yêu cầu thảo luận các câu hỏi:
 + Tác giả của tranh là ai?
 + Tranh vẽ đề tài gì?
 + Trong bức tranh có những hình ảnh nào?
 + Hình ảnh chính trong bức tranh là gì?
 + Bức tranh được vẽ bằng những màu nào?
 + Chất liệu của tranh là gì?
 - Nhận xét, bổ sung.
 - GV kết luận: Về nông thôn sản xuất là bức tranh đẹp, có bố cục chặt chẽ, hình ảnh rõ ràng, sinh động, màu sắc hài hòa, thể hiện cảnh lao động trong cuộc sống hằng ngày ở nông thôn sau chiến tranh.
- Tranh lụa là tranh vẽ trên nền (lụa làm từ tơ tằm, sợi nhỏ, đều; mặt lụa mịn, mỏng). Tranh lụa được vẽ bằng màu nước. Kĩ thuật vẽ kết hợp vẽ màu cọ rửa mặt tranh bằng nước sạch nên lớp màu bám vào lụa rất mỏng và trong.
 * Hoạt động 2: Xem tranh “ Gội đầu” - Tranh khắc gỗ màu của họa sĩ Trần Văn Cẩn ( 1910 – 1994):
 - Học sinh xem tranh trả lời theo câu hỏi gợi ý:
+ Tên của bức tranh là gì?
+ Tác giả của bức tranh là ai?
+ Tranh vẽ về đề tài nào?
+ Hình ảnh nào là hình ảnh chính trong tranh?
+ Màu sắc trong tranh được thể hiện như thế nào?
+ Em có biết chất liệu vẽ bức tranh này không?
- Gv nhận xét và nói thêm:
+ Bức tranh Gội đầu của họa sĩ trần Văn Cẩn vẽ về đề tài sinh hoạt ( cảnh cô gái nông thôn đang chải tóc, gội đầu).
+ Hình ảnh cô gái là hình ảnh chính chiếm gần hết mặt tranh: thân hình cô gái công mềm mại; mái tóc đen dài buông xuống chậu thau làm cho bố cục vừa vững chãi, vừa uyển chuyển. Bức tranh đã khắc họa cảnh sinh hoạt đời thường của người thiếu nữ nông thôn Việt Nam.
+ Ngoài hình ảnh chính, trong tranh còn có hình ảnh cái chậu thau, cái ghế tre, khóm hồng làm cho bố cục thêm chặt chẽ và thơ mộng.
+ Màu sắc trong tranh nhẹ nhàng: màu trắng hồng của thân cô gái, màu hồng của hoa, màu xanh dịu mát của nền và màu đen đậm của tóc tạo cho tranh thêm sinh động.
+ Đây là tranh làm bằng chất liệu khắc gỗ màu. Đây là thể loại tranh có thể in được nhiều bản.
- GIới thiệu thêm một số tranh của hai họa sĩ mà HS vừa xem tranh (nếu còn thời gian).
 * Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá: 
 - Nhận xét chung tiết học. 
 - Khen ngợi các nhóm hoặc cá nhân tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- 1 hs đọc bài.
- Cả lớp lắng nghe và đọc nhẩm. Sau đó quan sát tranh.
- Học sinh thảo luận nhóm.
 + Họa sĩ Ngô Minh Cầu.
 + Đề tài sản xuất ở nông thôn.
 + Người, bò, đóng rơm, nhà, cây…
 + Vợ chồng người nông dân đang ra đồng.
 + Đỏ, vàng, cam, đen…
 + Tranh lụa.
- Hs lắng nghe, có thể ghi chép lại.
- Quan sát tranh, trả lời câu hỏi:
+ Gội đầu.
+ Trần Văn Cẩn.
+ Đề tài sinh hoạt.
+ Một cô gái đang gội đầu, chải tóc.
+ Màu sắc nhẹ nhàng.
+ Khắc gỗ màu.
- Hs lắng nghe, có thể ghi chép lại.
 4. Củng cố:
 - Nêu tên tác phẩm và tác giả mà em vừa xem?
 - HS trả lời.  5. Dặn dò:
 - Xem lại bài.
 - Xem trước bài mới. Bài 12: TẬP VẼ TRANH ĐỀ TÀI SINH HOẠT.
 - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập.
…………………………………….
Lớp 5: Vẽ tranh:
TẬP VẼ TRANH
ĐỀ TÀI NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20 – 11 (TCT: 11)
I - MỤC TIÊU:
 - Hiểu cách chọn nội dung và cách vẽ tranh đề tài Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11.
 - Tập vẽ một bức tranh về đề tài Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11.
II – CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
 - SGK, SGV.
 - Một số tranh ảnh về Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11.
- Hình gợi ý cách vẽ.
- Một số bài vẽ của học sinh năm trước.
 2. Học sinh:
 - SGK.
 - Vở vẽ hoặc vở thực hành.
 - Bút chì, gôm, màu vẽ.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định tổ chức lớp:
 - Kiểm tra sỉ số lớp.
 - Kiểm tra dụng cụ học tập.
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra vở bài tập của một số HS.
 3. Giới thiệu bài mới:
 ? Em học trường nào, trong năm học trường chúng ta thường tổ chức những ngày lễ lớn nào?
 - HS trả lời.
 Có rất nhiều ngày lễ lớn trong năm, đặc biệt ngày 20 -11 có ý nghĩa rất đặc biệt đối với những thầy cô giáo. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách vẽ và tập vẽ tranh về đề tài này.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài:
 - Giới thiệu một số tranh, ảnh về ngày 20 -11. Yêu cầu HS quan sát. Đặt câu hỏi:
 + Tranh vẽ đề tài nào?
 + Những hoạt động trong tranh gồm những gì?
 + Quang cảnh trong trường ngày này như thế nào?
 + Các dáng người trong tranh như thé nào?
 + Vẽ tranh về đề tài Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 thì chúng ta nên vẽ những hình ảnh là gì? Em sẽ vẽ hoạt động nào?
 - Gợi ý một số hình ảnh cụ thể để HS tập chọn nội dung và tìm những hình ảnh phù hợp: quang cảnh buổi lễ; cha mẹ tổ chức chúc mùng thầy giáo, cô giáo; học sinh tặng hoa cho thầy giáo, cô giáo; tiết học tốt chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam.
 - Nhận xét chung, nhấn mạnh, bổ sung.
*Hoạt động 2: Cách vẽ tranh:
 - Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ, hướng dẫn học sinh:
 + Tìm chọn nội dung phù hợp với khả năng. (quang cảnh buổi lễ; tiết học tốt chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam…)
 + Vẽ hình ảnh chính trước. (các hoạt động của học sinh, thầy - cô giáo … với nhiều hình dáng khác nhau).
 + Vẽ thêm các hình ảnh phụ: cây cối, sân trường, dãy lớp học, mây, nhà cửa… Để tranh sinh động hơn.
 + Vẽ màu theo ý thích: màu sắc tươi sáng, có đậm có nhạt, vẽ màu cẩn thận không ra ngòai hình vẽ…
 - Nhấn mạnh cho HS nhớ rõ các bước vẽ.
 - Cho HS xem một số tranh của học sinh lớp trước.
 *Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành:
 - Quan sát học sinh làm bài. Lưu ý học sinh vẽ hình vừa với phần giấy đã có. 
 - Hướng dẫn thêm những HS còn lúng túng. Nhắc các em không vẽ quá nhiều hình ảnh hoặc hình ảnh quá nhỏ sẽ làm cho bố cục tranh rườm rà, vụn vặt.
 - Nhắc nhở các em vẽ màu theo ý thích. Vẽ màu kín cả khung hình. 
 - Đến từng bàn hướng dẫn những học sinh còn lúng túng trong việc tìm chọn nội dung đề tài, tìm màu…
 *Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
 - Chọn một số bài vẽ tiêu biểu, yêu cầu HS quan sát và nhận xét về:
 + Cách sắp xếp.
 + Cách vẽ hình.
 + Cách vẽ màu.
 - Yêu cầu HS chọn ra bài vẽ mình thích.
 - Nhận xét bổ sung, xếp loại bài vẽ.
 + Đề tài Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11.
 + Quang cảnh buổi lễ; tiết học tốt chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam.
 + Đông vui, nhộn nhịp, màu sắc rực rỡ.
+ Các dáng người khác nhau, phong phú, đa dạng.
+ HS trả 

File đính kèm:

  • docTUẦN 4.doc
Giáo án liên quan