Giáo án môn Tự nhiên xã hội - Tuần 5
I. Mục tiêu:
- HS nêu được một số tác hại của thuốc lá, rượu, bia, ma tuý và trình bày những thông tin đó.
- Từ chối sử dụng thuốc lá, rượu, bia, ma tuý.
II- Đồ dùng dạy – học:
- Các hình ảnh và thông tin về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý sưu tầm được.
- Một số phiếu ghi các câu hỏi về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
III- Hoạt động dạy học chủ yếu: (Tiết 1)
Khoa học Thực hành nói “Không!”đối với các chất gây nghiện I. Mục tiêu: - HS nêu được một số tác hại của thuốc lá, rượu, bia, ma tuý và trình bày những thông tin đó. - Từ chối sử dụng thuốc lá, rượu, bia, ma tuý. II- Đồ dùng dạy – học: - Các hình ảnh và thông tin về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý sưu tầm được. - Một số phiếu ghi các câu hỏi về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý. III- Hoạt động dạy học chủ yếu: (Tiết 1) TG HĐ của GV HĐ của HS 3' 32' 1' 13' 16' 2' A/ Bài cũ: Chúng ta nên và không nên làm gì để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì ? - GV nhận xét đánh giá. B/ Bài mới: *GV giới thiệu bài *HĐ1:Trình bày các thông tin sưu tầm. -Y/c HS chia sẻ thông tin theo bàn: kể các chuyện liên quan đến rượu bia, thuốc lá, ma tuý, … - Gọi HS lên trình bày trước lớp. - GV nhận xét bổ sung. *HĐ2:Tìm hiểu t/hại của các chất gây nghiện. - GVchia 6 nhóm hoạt động, giao việc: N1: Tác hại của thuốc lá. N2: Tác hại của rượu bia. N3: Tác hại của ma tuý. - GV theo dõi các nhóm thảo luận. - Gọi từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. - GV chốt nội dung thông tin. - Gọi HS đọc lại các thông tin SGK. - GV kết luận: Rượu bia thuốc lá, ma tuý đều là các chất gây nghiện. Riêng ma tuý là chất gây nghiện bị nhà nước nghiên cấm. Vì vậy, người sử dụng, buôn bán, vận chuyển ma tuý đều là phạm pháp. Các chất gây nghiện đều gây hại cho sức khoẻ người sử dụng và những người xung quanh, tiêu hao tiền của làm mất trật tự an toàn xã hội. *Củng cố dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. - 2HS trả lời. - Lớp nhận xét . - HS luyện nói theo nhóm đôi. - Từng nhóm HS trình bày trước lớp, lớp nhận xét. - Các nhóm hoạt động, hoàn thành phiếu học tập. - Các nhóm lên trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét bổ sung, hoàn chỉnh phiếu của nhóm mình. - 2HS nối tiếp đọc thông tin SGK. - HS nghe - HS lắng nghe - HS về nhà chuẩn bị tiết sau. Khoa học Thực hành nói “Không!”đối với các chất gây nghiện (Tiếp) I. Mục tiêu: - HS nêu được một số tác hại của thuốc lá, rượu, bia, ma tuý và trình bày những thông tin đó. - Từ chối sử dụng thuốc lá, rượu, bia, ma tuý. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: (Tiết 2) TG HĐ của GV HĐ của HS 3' 32' 1' 15' 14' 2' A/ Bài cũ: + Nêu tác hại của rượu bia, thuốc lá và chất ma tuý với người sử dụng và những người xung quanh? - GV nhận xét, đánh giá. B/ Bài mới: *GV giới thiệu bài. *HĐ1: Thực hành từ chối khi bị lôi kéo, rủ rê sử dụng chất gây nghiện. - Y/c HS quan sát hình minh hoạ SGK. + Hình minh hoạ các tình huống gì? - GV chia lớp 3 nhóm thảo luận tìm cách từ chối cho mỗi tình huống, xây dựng thành đoạn kịch đóng vai trước lớp. - GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm phân vai và tạo lời thoại. - Tổ chức HS phân vai và đóng vai thực hành diễn trong nhóm, sử lí tình huống. - Tổ chức HS bình chọn nhóm HS đóng hay, diễn xuất tốt và sử lí tình huống linh hoạt, hay nhất. *HĐ2: Liên hệ thực tế - GV cho HS kể về gia đình mình xem có thành viên nào trong GĐ HS không may đã bị nghiện một trong những chất gây nghiện trên. - Y/c HS nêu biện pháp khắc phục. - GV chốt ý. * Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học - Dặn dò về nhà học bài, thực hiện tốt những điều đã học được, chuẩn bị bài sau. - 3HS nêu. - Lớp nhận xét - HS lắng nghe . - HS quan sát. + Các bạn HS bị lôi kéo sử dụng các chất gây nghiện: thuốc lá, rượu bia, ma tuý. - HS thảo luận, tự đưa ra tình huống và giải quyết tình huống đó. - 3 nhóm thể hiện, lớp nhận xét bổ sung thêm cách xử lí. - HS bình chọn. - HS kể. - HS nêu: Khuyên nhủ, tuyên truyền về tác hại của các chất này chomọi người trong GĐ và đặc biệt là cho người đã bị nghiện. - HS lắng nghe. - Về nhà thực hiện . Lịch sử Phan Bội Châu và phong trào Đông du I - Mục tiêu: - HS biết Phan Bội Châu là một trong những nhà yêu nước tiêu biểu đầu thế kỷ XX ( Giới thiệu đôi nét về cuộc đời hoạt động của Phan Bội Châu): + Phan Bội Châu sinh năm 1867 trong một GĐ nhà nho nghèo thuộc tỉnh Nghệ An. Phan Bội Châu lớn lên khi đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, ông day dứt lo tìm con đường giảI phóng dân tộc. + Từ năm 1905 - 1908 ông vận động thanh niên Việt Nam sang Nhật học để trở về đánh Pháp cứu nước. Đây là phong trào Đông du. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ thế giới (để xác định vị trí Nhật Bản). - Tư liệu về Phan Bội Châu và phong trào Đông du. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: TG HĐ của GV HĐ của HS 3' 32' 1' 8' 21' 2' A/ Bài cũ: -HS nêu ND bài học tiết trước. - GV nhận xét đánh giá. B/ Bài mới: *GV giới thiệu: *HĐ1: Tìm hiểu tiểu sử Phan Bội Châu. - Y/c HS đọc thông tin SGK trao đổi theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi . + Nêu những điều em biết về PBC? - GV giới thiệu về cuộc đời Phan Bội Châu. *HĐ2: Tìm hiểu sơ lược về PT Đông Du. - GV chia lớp thành 3 nhóm, giao việc: + PT Đông Du diễn ra vào thời gian nào? Ai là người lãnh đạo? MĐ của họ là gì? + Các thanh niên yêu nước hưởng ứng phong trào này như thế nào? + Kết quả, ý nghĩa của phong trào này như thế nào? - GVtheo dõi, HD các nhóm thảo luận. - GV gọi đại diện các nhóm HS trình bày. - GV nhận xét. + Tại sao trong điều kiện khó khăn thiếu thốn, nhóm thanh niên Việt Nam vẫn hăng say học tập? + Tại sao chính phủ Nhật trục xuất Phan Bội Châu và những người theo du học? - GV tổng hợp, bổ sung thêm. * Củng cố dặn dò. + Nêu những suy nghĩ của em về Phan Bội Châu? - GV nhận xét chung tiết học. - Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. - 2HS trả lời. - Lớp nhận xét . - HS lắng nghe . -2HS đọc thông tin SGK, trao đổi nhóm đôi trả lời: - HS lắng nghe . - Các nhóm HS tham khảo thông tin SGK, thảo luận, ghi kết quả. - Đại diện các nhóm HS trình bày. + Vì họ có lòng yêu nước, quyết tâm học tập để về giúp dân, giúp nước. + Vì thực dân Pháp đã cấu kết với Nhật chống phá phong trào. - 2 HS nêu. - HS lắng nghe. Địa lí Vùng biển nước ta I. Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm và vai trò của vùng biển nước ta: - Vùng biẻn Việt Nam là một bộ phận của Biển Đông - ở vùng biển Việt Nam nước không bao giờ đóng băng. - Biển có vai trò điều hòa khí hậu, là đường giao thông quan trọng và cung cấp nguồn tài nguyên to lớn. - Chỉ được một số điểm du lịch, nghỉ mát ven biển nổi tiếng: Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu,...trên bản đồ, lược đồ. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: TG HĐ của GV HĐ của HS 3’ 34’ 10’ 11’ 10’ 2’ A/ Bài cũ: Nêu đặc điểm, vai trò của sông ngòi nước ta? - Nhận xét đánh giá. B/ Bài mới:*GV giới thiệu bài: 1’ *HĐ1: Giới thiệu vùng biển nước ta. - HS quan sát H1 SGK: Lược đồ biển Đông. - GV chỉ lược đồ và giới thiệu. - Y/c HS chỉ lược đồ vùng biển Việt Nam. - Gọi HS lên bảng chỉ trên bản đồ. - GV kết luận: Vùng biển nước ta là một bộ phận của Biển Đông. *HĐ2: Đặc điểm của vùng biển nước ta. - Y/c HS TL theo nhóm bàn: + Tìm hiểu đặc điểm của biển Việt Nam? + Mỗi đặc điểm trên có tác động gì đến đời sống và sản xuất của nhân dân ta? - GV theo dõi hướng dẫn các nhóm thảo luận.- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày. * HS: K- G: + Nêu thuận lợi và khó khăn của người dân vùng biển + Gọi HS lên hệ tới tác hại của các cơn bão từ biển đổ bộ vào nước ta. *HĐ3: Tìm hiểu vai trò của biển. + Nêu vai trò của biển đối với khí hậu, đối với đời sống và sản xuất của nhân dân? *Liên hệ: Chúng ta cần làm gì để cho biển Việt Nam vừa đẹp vừa đảm bảo nguồn tài nguyên để khai thác đem lại nguồn lợi cho đất nước * Củng cố dặn dò. - GV tổ chức HS thi giới thiệu về biển VN trên bản đồ tự nhiên VN. - GVnh.xét chung.- Dặn về nhà CB bài sau. - 2HS trả lời. - Lớp nhận xét . - HS lắng nghe . - HS quan sát. + Bao bọc phía đông, nam và phía tây nam của phần đất liền nước ta. - HS chỉ theo nhóm đôi. - 2HS lên chỉ lược đồ. - HS tham khảo thông tin SGK, thảo luận, ghi kết quả. - Đại diện các nhóm trình bày, lớp nx bổ sung. +HS nêu: Thuận lợi: khai thác thế mạnh của biển để phát triển kinh tế. Khó khăn: thiên tai +HS liên hệ thực tế . - HS suy nghĩ cá nhân, trả lời câu hỏi: + Biển giúp khí hậu trở nên điều hoà hơn. Biển cung cấp dầu mỏ, muối, ... - HS thi giới thiệu, lớp nhận xét bình chọn bạn thể hiện hay và ý nghĩa. - HS nghe.Về nhà thực hiện.
File đính kèm:
- TN-XH.doc