Giáo án môn Toán lớp 2 - Tiết 123: Luyện tập chung

I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:

- Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính nhân, chia trong trường hợp đơn giản.

- Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 5).

- Biết tìm số hạng của một tổng; tìm thừa số.

- Học sinh làm bài tập 1,2,4.

- Giáo dục học sinh tính toán cẩn thận, chính xác.

II/ Đồ dùng dạy học: bảng phụ.

III/ Các hoạt động dạy học:

 

doc4 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1471 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Toán lớp 2 - Tiết 123: Luyện tập chung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 24 / 02/2014
Ngày dạy : 26/ 02/2014
 GIÁO ÁN THAO GIẢNG TỔ
 Toán	 Tiết: 123
	 LUYỆN TẬP CHUNG Sgk/ 124; TGDK: 35’
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính nhân, chia trong trường hợp đơn giản.
- Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 5).
- Biết tìm số hạng của một tổng; tìm thừa số.
- Học sinh làm bài tập 1,2,4.
- Giáo dục học sinh tính toán cẩn thận, chính xác.
II/ Đồ dùng dạy học: bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy học: 
1/ Hoạt động đầu tiên: Luyện tập
Bài 1: Tính nhẩm
15: 3= ; 4x5= ; 2 x 7= ; 32:4=
Bài 2: 
Tóm tắt:
4 tổ : 40 học sinh
Mỗi tổ :  học sinh ? 
- Gọi 2Hs làm . Hs dưới lớp làm nháp. - 2 em.
- Gv nhận xét, ghi điểm.	
- Gv nhận xét bài cũ.
2/ Hoạt động bài mới: Luyện tập chung
*Giới thiệu bài: Để giúp các em củng cố và khắc sâu 
các kiến thức liên quan đến bảng nhân, bảng chia đã học. 
Hôm nay, chúng ta cùng nhau làm các bài tập trong bài
 “ Luyện tập chung ” .
- GV ghi bảng
* Hoạt động:Thực hành
- GV hướng dẫn làm
 Bài1:Tính (theo mẫu)	
- Hs nêu yêu cầu.
- Gv viết : 3x 4:2
 - Biểu thức 3 nhân 4 chia 2 có mấy phép tính? - Có 2 phép tính: nhân, chia.
- GV: Khi thực hiện tính giá trị của biểu thức này, chúng
 ta cũng thực hiện như cách tính giá trị của một biểu 
thức có hai phép tính phép cộng và trừ.
-Yêu cầu HS nêu lại cách tính giá trị của biểu thức có - Tính lần lượt từ trái sang 
 hai phép tính cộng và trừ. phải.
- GV:Khi thực hiện tính giá trị của biểu thức có hai 
phép tính nhân và chia ta cũng thực hiện tính lần lượt từ
 trái sang phải.
- 1HS nêu cách tính, GV viết bảng.
3 x 4 : 2 = 12 : 2
 = 6
 - HS làm. 
 - Cả lớp làm vở.
5 x 6: 3 = 30: 3; 6 : 3 x 5 = 2 x 5; 2 x 2 x 2 = 4 x 2 3HS bảng.
 = 10	 = 10	 = 8	
- GV theo dõi, sửa sai, ghi điểm. 
- HS nhận xét bài làm trên bảng.
- GV nhận xét. 
- Kết luận: Khi tính giá trị biểu thức có 2 phép tính nhân và 
chia ta thực hiện từ trái sang phải.	
- Chuyển ý:Các em đã áp dụng các bảng nhân, bảng chia đã
 học vào tính giá trị biểu thức rất tốt. Vậy để tìm thành phần 
chưa biết của một phép tính chúng ta phải làm gì, các em 
sang bài tập 2.	
Bài 2: Tìm X	 
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? - Tìm X 
- X được gọi là gì trong phép tính cộng X + 2= 6? - X là số hạng chưa biết.
- Nêu tên gọi các thành phần của phép tính X x 2= 6? - X là thừa số chưa biết, 2 
- Vậy muốn tìm số hạng chưa biết và thừa số chưa biết là thừa số đã biết,6 là 
chúng ta phải làm thế nào, các em hãy nhớ lại các quy tắc tích. 
đã học để vận dụng vào làm các bài tập sau. 
 a/ X + 2 = 6 	 X x 2 = 6 
	 X = 6 - 2	 X = 6:2 - Cả lớp làm vở +2 HS 
	 X = 4	 X = 3 bảng phụ.
 b/ 3 + X = 15 3 x X = 15
 X = 15 - 3 X = 15 : 3
 X = 12 X = 5
- GV theo dõi, nhận xét. GV –HS nhận xét, sửa sai
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào? 	 - Muốn tìm số hạng chưa 
biết ta lấy tổng trừ đi cho số hạng kia.
- Tại sao X lại bằng 6 chia 2 ( 15 chia 3)? - Vì X là thừa số chưa biết. Muốn tìm thừa số chưa biết 
ta lấy tích chia cho thừa số
-Kết luận: Khi làm một bài toán tìm x, chúng ta phải xác kia.
 định được thành phần chưa biết, nhớ lại quy tắc tìm thành
 phần chưa biết đó và sau đó tính toán một cách cẩn thận và
 chính xác. Lưu ý khi trình bày bài làm ( các dấu “ =” thẳng
 hàng với nhau).
- Chuyển ý: Vừa rồi các em đã ôn lại cách làm một bài tập
 dạng tìm thành phần chưa biết trong phép tính .Vậy cô và 
các em sẽ tiếp tục ôn thêm một dạng toán nữa là toán giải. 	
 Bài 4:
- Hs đọc yêu cầu. - Hs chú ý nghe.
-Bài toán cho biết gì? - 1 chuồng có 5 con thỏ.
- Bài toán yêu cầu chúng ta tìm gì? - 4 chuồng có bao nhiêu 
 con thỏ. 
 - HS làm vào vở -1 hs 
 làm bảng phụ. 
 Tóm tắt: Bài giải
Mỗi chuồng : 5 con thỏ 4chuồng có số con thỏ là:
4 chuồng : ..con thỏ ? 5 x 4 = 20 (con thỏ)
- Hỏi hs các lời giải khác ( nếu có). Đáp số : 20 con thỏ 
- GV theo dõi, sửa sai.HS-GV nhận xét . 
-Kết luận : Khi giải một bài toán chúng ta phải xác định
 bài toán yêu cầu gì, cho biết những gì và thuộc dạng 
toán nào. Khi làm bài giải, chú ý phải có 3 phần là lời 
giải, phép tính có đơn vị trong dấu ngoặc đơn và đáp số.	
3/Hoạt động cuối cùng: Trò chơi: “Chăm sóc vườn hoa”	
- GV giới thiệu trò chơi, hướng dẫn cách chơi. - Đại diện lên chơi.
- Mỗi đội có 6 hs ( 2 đội), chơi theo hình thức tiếp sức. 
 Mỗi em sẽ chọn 1 bông hoa có phép tính và điền kết quả
 vào bông hoa đó, sau đó đính hoa lên cây. Đội nào hoàn
 thành nhanh nhất, có nhiều bông hoa có kết quả đúng là 
đội chiến thắng.
 2 x 7 =	4 x 2 =
 6 : 2 =	25 : 5 =
 18 : 3 = 	20 : 4 =
 - GV nhận xét, tuyên dương.	 	
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà xem trước bài mới “ giờ, phút”.
IV/ Phần bổ sung:
......................................
..................................................................................................................................
	Tam Thanh, ngày 24 tháng 02 năm 2014
 Người soạn:
 Nguyễn Thị Dũng

File đính kèm:

  • doctoan lop2.doc