Giáo án môn Tin học Lớp 12 - Tiết 38 đến 43

. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

- Biết khái niệm mô hình dữ liệu quan hệ và các đặc trưng cơ bản của mô hình này

- Biết khái niệm cơ sở dữ liệu quan hệ, khóa và liên kết giữa các bảng

2. Về kỹ năng:

 Liên hệ với các thao tác cụ thể trình bày ở chương II

3. Về thái độ:

 Có thái độ nghiêm túc trong giờ học.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

 Sách giáo viên, máy vi tính đã được cài đặt Microsoft Office

2. Học sinh:

Đọc trước bài học ở nhà và liên hệ với việc tạo bảng, khóa và tạo liên kết giữa các bảng ở bài thực hành 1, chương 2.

III. PHƯƠNG PHÁP:

Phương pháp hỏi đáp, nêu vấn đề, gợi mở, trực quan.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức: kiểm diện

2. Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh lên làm trực tiếp trên máy.

3. Giảng bài mới:

 

doc9 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tin học Lớp 12 - Tiết 38 đến 43, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Về thái độ: 
Có thái độ nghiêm túc trong giờ học. 
II. CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên: 
Sách giáo viên, máy vi tính đã được cài đặt Microsoft Office
2. Học sinh: 
Đọc trước bài học ở nhà và liên hệ với việc tạo bảng, khóa và tạo liên kết giữa các bảng ở bài thực hành 1, chương 2.
III. PHƯƠNG PHÁP: 
Phương pháp hỏi đáp, nêu vấn đề, gợi mở, trực quan.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: kiểm diện
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh lên làm trực tiếp trên máy.
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung
Hoạt động 1 : Mô hình quan hệ
Mục tiêu : Khái niệm mô hình dữ liệu quan hệ và các đặc trưng cơ bản; liên hệ với chương 2.
GV: Trong chương 2 chúng ta đã mô tả dữ liệu bằng một ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu của một hệ QTCSDL. Tuy nhiên, để mô tả các yêu cầu dữ liệu của một tổ chức sao cho dễ hiểu đối với nhiều người sử dụng khác nhau cần có mô tả ở mức cao hơn (trừu tượng hơn) mô hình dữ liệu.
GV: Chúng ta chỉ đề cập đến mô hình quan hệ và là mô hình được dùng phổ biến hiện nay.
GV: Ở chương 2 chúng ta đã biết cách mô tả dữ liệu. Dữ liệu của Access để ở đâu. Mô tả như thế nào?
HS: trả lời, em khác bổ sung.
GV: Cho biết họ tên và môn học của bản ghi thứ 1 trong bảng DIEM
GV: Có khi nào trong một bảng có 2 hàng giống nhau hoàn toàn.Cho ví dụ.
HS: trả lời, học sinh khác bổ sung.
GV: Ta lấy ví dụ: trong danh sách lớp có khi nào có 2 dòng giống như nhau. Khác nhau điểm nào
HS: trả lời, hs khác bổ sung.
GV: Trong Access, mỗi bảng tạo được bao nhiêu khóa. 
HS: trả lời
GV: Trong đó có mấy khóa chính.
HS: trả lời. HS bổ sung
GV: chốt lại và nêu bậc khái niệm khóa chính.
§1. Các loại mô hình CSDL
Mô hình dữ liệu là một tập các khái niệm và ký pháp dùng để mô tả dữ liệu, các mối quan hệ của dữ liệu, các ràng buộc trên dữ liệu của một tổ chức.
Có nhiều mô hình dữ liệu được đề xuất và có thể phân thành hai loại sau: Mô hình lôgic và mô hình vật lý.
- Mô hình lôgic: còn gọi là dữ liệu bậc cao) cho biết bản chất của biểu diễn dữ liệu, cái gì được biểu diễn trong CSDL.
- Mô hình vật lý còn gọi là mô hình dữ liệu bậc thấp cho biết dữ liệu được lưu trữ như thế nào.
§2. Hệ cơ sở dữ liệu quan hệ
1. Mô hình quan hệ:
- Được F.E Codd đề xuất năm 1970 và hiện nay được dùng rất phổ biến.
- Trong mô hình quan hệ đối với người dùng, dữ liệu được thể hiện trong các bảng.
- Mỗi bảng thể hiện thông tin về một đối tượng (một chủ thể) bao gồm các hàng và các cột. Mỗi hàng cho thông tin về một đối tượng (một cá thể) trong quản lý, người ta thường gọi mỗi hàng là một bản ghi hay một bộ.
2. Ví dụ: Nhìn vào mô hình trên ta có thể biết được mối quan hệ giữa các bảng với nhau. Nhìn vào bảng DIEM, bản ghi thứ 1, ta có thể suy ra được đó là điểm của học sinh nào.
3. Khóa và liên kết giữa các bảng:
- Trong một bảng, mỗi hàng thể hiện thông tin về một đối tượng (cá thể) nên sẽ không có 2 hàng giống nhau hoàn toàn.
- Một tập hợp gồm một hay một số thuộc tính trong một bảng có tính chất vừa đủ “phân biệt được” các bộ và không thể loại bớt một thuộc tính nào để tập thuộc tính còn lại vẫn đủ “phân biệt được” các bộ trong bảng gọi là một khóa của bảng đó.
- Một bảng có thể có nhiều khóa. Trong các khóa của một bảng người ta thường chọn (chỉ định) một khóa làm khóa chính (primary key). Khi nhập dữ liệu trong bảng, giá trị thuộc tính tại mọi khóa chính không được để trống
4. Củng cố và luyện tập:
- Tại sao không có 2 dòng dữ liệu giống như nhau trong bảng.
- Có thể để trống một ô dữ liệu nào đó của khóa chính được không? Tại sao?
- Tiêu chí để chọn một trường làm khóa chính? Ví dụ?
5. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà:
Ôn lại các kiến thức cho tiết thực hành
V. RÚT KINH NGHIỆM:	
+ Giáo viên 	
+ Học sinh: 	
+ Phương tiện:	
Tuần: 30 - Tiết PPCT: 41,42	Ngày dạy:
Bài . BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 10
I. MỤC TIÊU: 
1. Về kiến thức: 
2. Về kỹ năng: 
Biết chọn khoá cho các bảng dữ liệu trong một bài toán quen thuộc; 
Hiểu được khái niệm liên kết giữa các bảng;
Biết cách xác lập liên kết giữa các bảng thông qua khoá để có thể tìm được những thông tin liên quan đến một cá thể được quản lí.
3. Về thái độ: 
Có thái độ nghiêm túc trong giờ học. 
II. CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên: 
Sách giáo viên, máy vi tính đã được cài đặt Microsoft Office
2. Học sinh: 
Xem lại bài cũ.
Chuẩn bị bài BÀI TẬP & THỰC HÀNH 10.
III. PHƯƠNG PHÁP: 
Phương pháp hỏi đáp, nêu vấn đề, gợi mở, trực quan.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: kiểm diện
2. Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi: Mô hình dữ liệu là gì? Nêu những loại mô hình dữ liệu mà em biết? (3đ)
Câu hỏi: CSDL quan hệ? Hệ QTCSDL quan hệ? Mục đích của khóa là gì? (5đ)
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung
GV: Yêu cầu học sinh mở SGK.
GV: Yêu cầu học sinh đọc kỹ phần chú yù trong sách giáo khoa trước khi thực hành để thực hành tốt hơn.
HS: lắng nghe và nghiên cứu sách giáo khoa. Ghi nhận vào tập.
GV: Yêu cầu học sinh khởi động Access, thực hành các nội dung trong sách giáo khoa.
HS: lắng nghe là làm theo yêu cầu của giáo viên.
GV: Quan sát, theo dõi và hường dẫn học sinh thực hành.
GV: Thao tác mẫu cho học sinh.
HS: tập trung theo dõi GV thao tác mẫu.
GV: Yêu cầu học sinh làm theo.
GV: Tiếp tục hướng dẫn học sinh làm các bài tập trong sách giao khoa.
GV: Nhắc HS lưu lại bài và thoát khỏi Access.
Sở giáo dục của một tỉnh tổ chức một kì thi để kiểm tra chất lượng môn Toán cho các lớp 12 của tỉnh. Trong cơ sở dữ liệu quản lí kì kiểm tra này có ba bảng với cấu trúc được cho như ở cơ sở dữ liệu mẫu dưới đây:
Bảng THÍ SINH
STT
SBD
Họ tên thí sinh
Ngày sinh
Trường
1
2
3
4
...
HA10
HA11
HA12
HA14
...
Đỗ Hà Anh
Lê Như Bình
Trần Thu Cúc
Nguyễn Anh Quân
...
02-01-1990
21-11- 1990
14-05-1899
29-11-1990
...
Lê Hồng Phong
Phan Chu Trinh
Phan Chu Trinh
Lê Hồng Phong
....
Bảng ĐÁNH PHÁCH	Bảng ĐIỂM THI
STT
SBD
phách
STT
phách
điểm
1
2
3
4
...
HA10
HA11
HA12
HA14
...
S28
S27
S26
S25
...
1
2
3
4
...
S25
S26
S27
S28
...
9
6
8
10
Bảng THÍ SINH được niêm yết cho tất cả các thí sinh biết. Bảng ĐÁNH PHÁCH là bí mật chỉ có người đánh phách là Chủ tịch Hội đồng thi giữ. Bảng ĐIỂM THI có các giáo viên trong Hội đồng chấm thi biết. Có thể liên kết ba bảng trên để có được bảng kết quả kì thi dưới đây.
Bảng KẾT QUẢ THI
STT
SBD
Họ tên thí sinh
Ngày sinh
Trường
Điểm
1
2
3
4
...
HA10
HA11
HA12
HA14
...
Đỗ Hà Anh
Lê Như Bình
Trần Thu Cúc
Nguyễn Anh Quân
...
02-01-1990
21-11- 1990
14-05-1899
29-11-1990
...
Lê Hồng Phong
Phan Chu Trinh
Phan Chu Trinh
Lê Hồng Phong
....
10
8
6
9
Bài 1
Em hãy chọn khoá cho mỗi bảng trong cơ sở dữ liệu trên và giải thích lí do lựa chọn đó.
Bài 2
Em hãy chỉ ra các mối liên kết cần thiết giữa ba bảng để có được kết quả thi thông báo cho thí sinh.
Bài 3
Hãy dùng hệ quản trị CSDL Access để làm các việc sau:
Tạo lập cơ sở dữ liệu nói trên: gồm ba bảng (mỗi bảng với khoá đã chọn), thiết đặt các mối liên kết cần thiết, đưa dữ liệu giả định (khoảng trên 10 thí sinh); 
Đưa ra kết quả thi để thông báo cho thí sinh;
Đưa ra kết quả thi theo trường;
Đưa ra kết quả thi của toàn tỉnh theo thứ tự giảm dần của điểm thi.
4. Củng cố và luyện tập:
Nhắc lại các kiến thức quan trọng cần nắm.
5. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà:
Học bài và chuẩn bị bài mới.
V. RÚT KINH NGHIỆM:	
+ Giáo viên 	
+ Học sinh: 	
+ Phương tiện:	
Tuần: 31 - Tiết PPCT: 43	Ngày dạy: 
Bài11 . CÁC THAO TÁC VỚI CSDL QUAN HỆ
I. MỤC TIÊU: 
1. Về kiến thức: 
	Nắm được các chức năng mà hệ QTCSDL quan hệ phải có và vai trò, ý nghĩa của các chức năng đó trong quá trình tạo lập và khai thác hệ QTCSDL
2. Về kỹ năng: 
Có sự liên hệ với các thao tác cụ thể được trình bày ở chương II.
3. Về thái độ: 
Có thái độ nghiêm túc trong giờ học. 
II. CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên: 
Sách giáo viên.
2. Học sinh: 
Xem lại bài cũ.
Chuẩn bị bài 11 CÁC THAO TÁC VỚI CSDL QUAN HỆ
III. PHƯƠNG PHÁP: 
Phương pháp hỏi đáp, nêu vấn đề, gợi mở, trực quan.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: kiểm diện
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh lên làm trực tiếp trên máy.
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung
GV: Nội dung kiến thức trong bài này HS đã được tiếp cận ở các bài trước do đó GV có thể triển khai giảng dạy bài này ở trên phòng máy nếu có điều kiện, hoặc dùng máy chiếu để thực hiện bài giảng thông qua các Slide, có thể mô tả trực tiếp trên Access.
GV: Em hãy nêu các bước chính để tạo CSDL?
HS: Trả lời câu hỏi.
Tạo bảng.
Chọn khóa chính cho bảng.
Đặt tên bảng và lưu cấu trúc bảng.
Tạo liên kết bảng.
GV: Bước đầu tiên để tạo lập một CSDL quan hệ là tạo ra 1 hay nhiều bảng. Để thực hiện điều đó, cần phải xác định và khai báo cấu trúc bảng.
GV: Trong Word mà các em đã học để tạo một danh sách học sinh em phải thực hiện như thế nào?
HS: Tạo cấu trúc bảng.
 Nhập dữ liệu.
GV: Trong Access cũng tương tự như vậy sau khi các em đã tạo xong cấu trúc cho bảng ta phải cập nhật dữ liệu cho bảng.
GV: Trong quá trình cập nhật dữ liệu không tránh khỏi những sai sót do đó Access cũng cung cấp cho chúng ta những chức năng sau để xử lý những tình huống đó:
Ví dụ, có thể xếp danh sách học sinh theo bảng chữ cái của trường tên (H.77) hoặc theo thứ tự giảm dần của ngày sinh.
Tạo lập CSDL
Tạo bảng:
Để tạo một bảng ta cần phải khai báo cấu trúc bảng bao gồm các bước:
Đặt tên trường.
Chỉ định kiểu dữ liệu cho trường.
Khai báo kích thước của trường.
Một ví dụ về giao diện để tạo bảng như trong hình 75.
Chọn khóa chính cho bảng bằng cách để hệ QTCSDL tự động chọn hoặc ta xác định khóa thích hợp trong các khóa làm khóa chính.
Đặt tên bảng và lưu cấu trúc bảng.
Tạo liên kết bảng.
Cập nhật dữ liệu
Phần lớn các hệ QTCSDL cho phép tạo ra biểu mẫu nhập dữ liệu Hình.76 để làm cho công việc nhập dữ liệu trở nên dễ dàng hơn, nhanh hơn và hạn chế bớt khả năng nhầm lẫn.
Dữ liệu nhập vào có thể được chỉnh sửa, thêm, xóa.
Thêm bản ghi bằng cách bổ sung một hoặc một vài bộ dữ liệu vào bảng.
Chỉnh sửa dữ liệu là việc thay đổi các giá trị của một bộ mà không phải thay đổi toàn bộ giá trị các 

File đính kèm:

  • docTin 12 tuan 29 31.doc