Giáo án môn Tin học 10 - Bài 5: Ngôn ngữ lập trình

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Kiến thức trọng tâm:

- Biết được khái niệm ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao.

- Biết được ngôn ngữ lập trình là phương tiện dùng để diễn đạt thuật toán cho máy tính hiểu những việc mà con người muốn máy tính thực hiện.

2. Kỹ năng:

- Học sinh nắm được khái niệm ngôn ngữ lập trình, ưu nhược điểm của các ngôn ngữ.

- Biết được máy tính hoạt động theo chương trình, ngôn ngữ lập trình mà máy tính hiểu được là ngôn ngữ máy.

3. Tư tưởng, thực tế:

- Có thái độ nghiêm túc trong học tập, tích cực tham gia xây dựng bài.

- Học sinh thấy được máy tính hoạt động theo chương trình và từ đó có thái độ đúng đắn đối với việc học máy tính và tin học nói chung.

- Cần thấy rõ muốn sử dụng máy tính, ngoài hiểu biết phần cứng còn cần hiểu biết về phần mềm.

- Có hứng thú đối với môn học, ham thích môn học, có tinh thần kỉ luật cao.

 

doc4 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 2987 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tin học 10 - Bài 5: Ngôn ngữ lập trình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Equation Chapter 1 Section 1SỞ GD&ĐT TỈNH PHÚ YÊN
TRƯỜNG THPT NGUYỄN CÔNG TRỨ
...™&˜..
Họ tên giáo viên: TRẦN VĂN TÚ. 	Môn dạy: TIN HỌC 10.
Ngày soạn: 10/10/2014. 	Ngày dạy: 20/10/2014.
Tiết dạy: Tiết 17.
BÀI DẠY: § 5. NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
I.	MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Kiến thức trọng tâm:	
- Biết được khái niệm ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao.
- Biết được ngôn ngữ lập trình là phương tiện dùng để diễn đạt thuật toán cho máy tính hiểu những việc mà con người muốn máy tính thực hiện.
2. Kỹ năng:
- Học sinh nắm được khái niệm ngôn ngữ lập trình, ưu nhược điểm của các ngôn ngữ.
- Biết được máy tính hoạt động theo chương trình, ngôn ngữ lập trình mà máy tính hiểu được là ngôn ngữ máy.
3. Tư tưởng, thực tế:
- Có thái độ nghiêm túc trong học tập, tích cực tham gia xây dựng bài.
- Học sinh thấy được máy tính hoạt động theo chương trình và từ đó có thái độ đúng đắn đối với việc học máy tính và tin học nói chung.
- Cần thấy rõ muốn sử dụng máy tính, ngoài hiểu biết phần cứng còn cần hiểu biết về phần mềm.
- Có hứng thú đối với môn học, ham thích môn học, có tinh thần kỉ luật cao.
II.	PHƯƠNG PHÁP:
Phương pháp thuyết trình, vấn đáp, phân tích và giảng giải.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tham khảo, máy tính, máy chiếu Projecter. 
2. Chuẩn bị của học sinh: Vở ghi chép, sách giáo khoa.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
1. Ổn định tình hình lớp: (2ph) Kiểm tra sĩ số lớp.
Số HS vắng:................... 
Có lý do:...................... Tên HS:...........................
Không lý do:................ Tên HS:...........................
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Giảng bài mới: (39ph)
Nội dung bài học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ngôn ngữ máy:
- Là ngôn ngữ duy nhất mà máy tính có thể hiểu được và thực hiện.
- Các loại ngôn ngữ khác muốn máy hiểu được và thực hiện phải được dịch ra ngôn ngữ máy thông qua chương trình dịch.
- Các lệnh viết bằng ngôn ngữ máy ở dạng mã nhị phân hoặc mã hexa.
+ Ưu điểm: Khai thác triệt để các đặc điểm phần cứng của máy.
+ Hạn chế: Không thuận lợi cho con người trong việc viết hoặc hiểu chương trình.
Vì vậy ngôn ngữ này không thích hợp với số đông người lập trình.
2. Hợp ngữ:
- Hợp ngữ cho phép người lập trình sử dụng một số từ (thường là những từ viết tắt trong tiếng Anh) để thực hiện các lệnh trên các thanh ghi.
Ví dụ: ADD AX, BX
Trong đó: ADD: phép cộng
 AX, BX: các thanh ghi
Ngôn ngữ này chỉ thích hợp với những nhà lập trình chuyên nghiệp vì nó vẫn còn phức tạp.
3. Ngôn ngữ bậc cao:
- Là ngôn ngữ gần với ngôn ngữ tự nhiên, có tính độc lập cao, ít phụ thuộc vào các loại máy cụ thể.
Ví dụ: FORTRAN, COBOL, BASIC, PASCAL, JAVA, C, C++...
4. Chương trình dịch:
Là chương trình dùng để dịch từ các ngôn ngữ khác nhau ra ngôn ngữ máy.
Dẫn dắt vấn đề: Ta biết rằng để giải một bài toán, máy tính không thể chạy trực tiếp thuật toán mà phải thực hiện theo chương trình. Vì vậy chúng ta cần phải đi diễn tả thuật toán bằng một ngôn ngữ để máy tính hiểu và thực hiện được. Ngôn ngữ đó gọi là ngôn ngữ lập trình. 
- Để tìm hiểu về các loại ngôn ngữ lập trình, hôm nay thầy trò chúng ta sẽ đi vào bài 5: “NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH”.
* Hoạt động 1: Giới thiệu về ngôn ngữ máy.
- Thế nào là ngôn ngữ máy?
- Có thể dùng nhiều ngôn ngữ khác nhau để viết CT không?
- Có thể dùng nhiều ngôn ngữ khác nhau để viết chương trình nhưng muốn máy thực hiện được thì phải chuyển đổi sang ngôn ngữ máy.
- Hãy nêu ưu và nhược điểm của ngôn ngữ máy?
- Phân tích và nhận xét.
- Chuyển vấn đề: Với ngôn ngữ máy, thì máy có thể trực tiếp hiểu được nhưng nó khá phức tạp và khó nhớ. Chính vì thế đã có rất nhiều loại ngôn ngữ xuất hiện để thuận tiện hơn cho việc viết chương trình. Một trong các ngôn ngữ chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp theo là Hợp ngữ.
* Hoạt động 2: Giới thiệu về hợp ngữ 
- GV giải thích ví dụ: ADD là phép cộng các số, giá trị của các số này được ghi trên thanh ghi.
- Máy tính có thể thực hiện trực tiếp chương trình viết bằng hợp ngữ hay không?
- Muốn máy hiểu và thực hiện được ngôn ngữ này cần phải chuyển đổi nó sang ngôn ngữ máy nhờ chương trình hợp dịch.
- Chuyển vấn đề: Do nhu cầu về tính thông dụng của ngôn ngữ mà một loại ngôn ngữ khác xuất hiện, đó là ngôn ngữ bậc cao.
* Hoạt động 3: Giới thiệu về ngôn ngữ bậc cao
- Các em đã biết các loại ngôn ngữ lập trình nào?
- Đó là các ngôn ngữ bậc cao, vậy ngôn ngữ thế nào thì được coi là ngôn ngữ bậc cao?
- Không nằm ngoài qui định, ngôn ngữ bậc cao muốn máy tính hiểu và thực hiện thì cũng phải chuyển đổi sang ngôn ngữ máy.
* Hoạt động 4: Giới thiệu về chương trình dịch: 
- Ta luôn nói phải chuyển các ngôn ngữ khác sang ngôn ngữ máy, vậy làm cách nào để có thể chuyển đổi được, đó là nhờ chương trình dịch.	
- Học sinh chú ý nghe giảng.
I Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và trả lời.
? Học sinh nghe giảng, ghi chép bài.
I Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và trả lời.
? Học sinh nghe giảng, ghi chép bài.
- Học sinh chú ý nghe dẫn dắt vấn đề.
? Học sinh nghe giảng, ghi chép bài.
I Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và trả lời.
- Pascal, Foxpro, C,
- Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và trả lời.
? Học sinh nghe giảng, ghi chép bài.
? Học sinh nghe giảng, ghi chép bài.
4. Củng cố kiến thức: (3ph) 
Nhắc lại những nội dung đã học cho học sinh: Qua tiết học ngày hôm nay các em cần phải nắm vững những nội dung sau:
- Có các loại ngôn ngữ: Ngôn ngữ máy, hợp ngữ, ngôn ngữ bậc cao. Trong đó ngôn ngữ máy là ngôn ngữ duy nhất mà máy tính có thể trực tiếp hiểu và thực hiện được.
- Các ngôn ngữ khác muốn máy tính hiểu được phải chuyển đổi sang ngôn ngữ máy nhờ vào chương trình trung gian gọi là chương trình dịch.
5. Dặn dò học sinh, bài tập về nhà: (1ph)
- Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 trong sách giáo khoa, trang 46.
- Xem trước bài 6: “Giải bài toán trên máy tính” trang 47, sách giáo khoa.
V. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Ngày ... tháng ... năm 2014	 Ngày 10 tháng 10 năm 2014
 Tổ trưởng 	Người soạn
	 (Ký, ghi rõ họ tên)
Trần Văn Tú

File đính kèm:

  • docbai 5.doc
Giáo án liên quan