Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 30 - Đặng Thị Hồng Anh

TIẾT 59: HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT

I .MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

1 . Kiến thức

- Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Hiểu nội dung , ý nghĩa bài : Ca ngợi Ma- gien- lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử; khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.

2 .Kĩ năng

- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài .

 - Đọc đúng các các tên riêng nước ngoài, đọc rành mạch các từ chỉ tháng năm. từ , câu .

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi Ma- gien- lăng và đoàn thám hiểm

3 . Thái độ

- Giáo dục HS yêu thiên nhiên , tìm hiểu về thế giới xung quanh.

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Ảnh chân dung Ma- gien- lăng .

- Bảng phụ viết sẵn các câu trong bài cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.

 

doc17 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 30 - Đặng Thị Hồng Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhớ để không viết sai những từ đã học
Chuẩn bị bài: Nghe – viết: Nghe lời chim nói.
Hát 
- 2HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con
- HS nhận xét
- 1 HS đọc to yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm
- 2HS đọc thuộc lòng đoạn văn, các HS khác nhẩm theo
- HS luyện viết những từ ngữ dễ viết sai vào bảng con
- HS gấp SGK, nhớ lại đoạn văn , tự viết bài
- HS đổi vở cho nhau để soát lỗi chính tả
- HS đọc yêu cầu của bài tập
- Các nhóm thi tiếp sức
- Đại diện nhóm đọc kết quả, HS làm bài vào vở
- HS đọc yêu cầu của bài tập
- Các nhóm thi tiếp sức
- Đại diện nhóm đọc kết quả, HS làm bài vào vở
A.Thế giới–rộng -biên giới–biên giới– dài.
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 59: LUYỆN TẬP QUAN SÁT CON VẬT 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Kiến thức - Kĩ năng:
- Biết quan sát con vật, chọn lọc chi tiết để miêu tả.
- Biết tìm các từ ngữ miêu tả phù hợp làm nổi bật ngoại hình, hành động của con vật.
2. Thái độ:
 - HS yêu quý loài vật , tìm hiểu về thế giới loài vật .
II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
Giấy khổ rộng viết bài Đàn ngan mới nở (BT1)
Tranh ảnh một số loài vật nuôi trong nhà (chó, mèo) cỡ to.
+ Bảng quan sát cho BT1
Các bộ phận
Từ ngữ miêu tả
Hình dáng
Chỉ to hơn cái trứng một tí
Bộ lông
Vàng óng, như màu của những con tơ non mới guồng
Đôi mắt
Chỉ bằng hạt cườm, đen nhánh hạt huyền, long lanh đưa đi đưa lại như có nước 
Cái mỏ
Màu nhung hươu, vừa bằng ngón tay đứa bé mới đẻ, mọc ngăn ngắn đằng trước
Cái đầu
Xinh xinh, vàng nuột 
Hai cái chân 
Lủn chủn,bé tí, màu đỏ hồng 
 + Bảng phụ ghi nội dung cần quan sát BT3
Các bộ phận
Từ ngữ miêu tả
Bộ lông
Cái đầu
Hai tai
Đôi mắt
Bộ ria
Bốn chân
Cái đuôi
+ hung hung có sắc vằn đo đỏ
+ tròn tròn gần bằng quả banh lông
+ dong dỏng, dựng đứng rất thính nhạy
+ ban ngày nom hiền lành, ban đêm sáng long lanh
+ giống những sợi dây cước, vểnh lên có vẻ oai vệ lắm
+ thon nhỏ, bước đi êm, nhẹ không gây tiếng động
+ dài, thướt tha, duyên dáng
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
13’
15’
3’
1’
1. Khởi động: 
 2. Bài cũ:Cấu tạo bài văn miêu tả con vật 
- GV kiểm tra 2 HS
- GV nhận xét & chấm điểm
3.Bài mới: 
Hoạt động1: Giới thiệu bài 
 Các em đã học về cấu tạo của một bài văn tả con vật. Tiết học này giúp các em biết quan sát con vật, biết chọn lọc chi tiết đặc sắc về con vật định tả. 
Hoạt động2: Tìm hiểu cách quan sát, chọn lọc chi tiết khi quan sát 
Bài tập 1, 2
+ GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập
+ GV phát phiếu kẻ bảng nội dung BT1 cho các nhóm.
+ GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
Hoạt động 2: Tập ghi lại kết quả quan sát 
Bài tập 3
+ GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập
+GVkiểmtra kết quả quan sát ngoại hình, hành động con mèo, con chó đã dặn ở tiết trước.
+ GV treo tranh, ảnh chó, mèo lên bảng.
+ GV nhắc HS chú ý trình tự thực hiện bài tập:
+ Trước hết, viết lại kết quả quan sát các đặc điểm ngoại hình của con mèo hoặc con chó. Chú ý phát hiện ra những đặc điểm phân biệt con mèo, con chó em miêu tả với những con mèo, con chó khác.
+ Sau đó, dựa vào kết quả quan sát, tả (miệng) các đặc điểm ngoại hình của con vật. Khi tả, chỉ chọn những đặc điểm nổi bật.
+ GV nhận xét, khen ngợi những HS biết miêu tả ngoại hình của con vật cụ thể, sinh động, có nét riêng.
Bài tập 4
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- GV nhắc HS chú ý yêu cầu của đề bài:
+ Trước hết, nhớ lại kết quả các em đã quan sát về các hoạt động thường xuyên của con mèo hoặc con chó. Chú ý phát hiện ra những đặc điểm phân biệt con mèo, con chó em miêu tả với những con mèo, con chó khác.
+ Sau đó, dựa vào kết quả quan sát, tả (miệng) các đặc điểm ngoại hình của con vật. Khi tả, chỉ chọn những đặc điểm nổi bật.
+ GV nhận xét, khen ngợi những HS biết miêu tả ngoại hình của con vật cụ thể, sinh động, có nét riêng.
4.Củng cố :
- Nêu cấu tạo bài văn miêu tả con vật?
- GV nhận xét tiết học
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục quan sát con vật đã chọn , viết lại kết quả quan sát vào vở.
5. Dặn dò: 
- Chuẩn bị bài: Điền vào giấy tờ in sẵn
Hát 
- 1 HS đọc lại nội dung cần ghi nhớ 
- 1 HS đọc lại dàn ý chi tiết tả một vật nuôi trong nhà.
- HS nhận xét
- 1 HS đọc nội dung bài tập. Cả lớp theo dõi trong SGK
- HS làm bài theo nhóm. 
- Sau thời gian quy định, đại diện các nhóm dán nhanh kết quả làm bài lên bảng lớp, trình bày kết quả.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS nêu nhanh 1 số quan sát
- HS quan sát
- HS dựa vào những gì đã quan sát được, ghi lại kết quả quan sát vào nháp.
- HS trình bày kết quả quan sát. Cả lớp nhận xét. 
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS dựa vào những gì đã quan sát được, ghi lại kết quả quan sát vào nháp.
- HS trình bày kết quả quan sát. Cả lớp nhận xét.
Ngàysoạn:22/04/2008
Ngày dạy: 25/04/2008
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 58: ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức- kĩ năng:
 - Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn – Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng.
 - Biết tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng.
2. Thái độ: 
- Có ý thức khai báo tạm trú, tạm vắng khi đi đến địa phương khác.
II.CHUẨN BỊ:
 - 1 bản phôtô mẫu cỡ to Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng.
 - Bản phôtô mẫu Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng để cho HS điền vào.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
22’
7’
3’
1’
 1. Khởi động: 
 2. Bài cũ: Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật.
GV kiểm tra 2 HS
GV nhận xét & chấm điểm
 3. Bài mới: 
GV giới thiệu bài – ghi tựa bài
Hoạt động1: Điền nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn – Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng
Bài tập 1:
- GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập
- GV treo tờ phiếu phô tô phóng to lên bảng, giải thích từ ngữ viết tắt: CMND (chứng minh nhân dân).
- GV hướng dẫn HS điền đúng nội dung vào ô trống ở mỗi mục. 
- GV nhắc HS chú ý: Bài tập này nêu tình huống giả định (em & mẹ đến chơi nhà một người bà con ở tỉnh khác), vì vậy:
+ Ở mục Địa chỉ, em phải ghi địa chỉ của người họ hàng.
+ Ở mục Họ và tên chủ hộ, em phải ghi tên chủ nhà nơi mẹ con em đến chơi.
+ Ở mục 1: Họ và tên, em phải ghi họ, tên của mẹ em.
+ Ở mục 6: Ở đâu đến hoặc đi đâu, em khai nơi mẹ con em đang ở đến (không khai đi đâu, vì 2 mẹ con khai tạm trú, không khai tạm vắng)
+ Ở mục 9: Trẻ em dưới 15 tuổi đi theo, em phải ghi họ, tên của chính em.
+ Ở mục 10: Em điền ngày, tháng, năm.
+ Sau đó, đưa cho chủ hộ kí tên vào .
- GV phát phiếu cho từng HS
- GV nhận xét 
Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng
Bài tập 2:
- GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập
- GV nhận xét, kết luận: Phải khai báo tạm trú, tạm vắng để chính quyền địa phương quản lí được những người đang có mặt hoặc vắng mặt tại nơi ở những người ở nơi khác mới đến. Khi có việc xảy ra, các cơ quan nhà nước có căn cứ để điều tra, xem xét.
 4. Củng cố : 
- Bài các em vừa học có nội dung gì?
- Vì sao phải khai báo tạm trú, tạm vắng?
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
5. Dặn dò: 
- Chuẩn bị bài: Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật
 + 1 HS đọc đoạn văn tả ngoại hình của con mèo hoặc con chó đã viết.
+ 1 HS đọc đoạn văn tả hoạt động của con mèo hoặc con chó đã viết.
+ HS nhận xét
- HS đọc yêu cầu đề bài & nội dung phiếu. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS theo dõi sự hướng dẫn của GV.
- HS làm việc cá nhân
- HS tiếp nối nhau đọc tờ khai.
- HS nhận xét
- HS đọc yêu cầu của bài
- Cả lớp suy nghĩ, trả lời câu hỏi. 
+ Điền vào giấy tờ in sẵn: “ Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng”
+ Phải khai báo tạm trú, tạm vắng để chính quyền địa phương quản lí được những người đang có mặt hoặc vắng mặt tại nơi ở những người ở nơi khác mới đến. Khi có việc xảy ra, các cơ quan nhà nước có căn cứ để điều tra, xem xét.
KỂ CHUYỆN
TIẾT 29: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE,ĐÃ ĐỌC 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Rèn kĩ năng nói:
 - Biết kể tự nhiên bằng lời của mình câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc về du lịch hay thám hiểm có nhân vật, có ý nghĩa. 
- Hiểu cốt truyện, trao đổi với các bạn về nội dung & ý nghĩa câu chuyện (đoạn truyện) 
2.Rèn kĩ năng nghe:
 - Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn
3. Thái độ:
 - HS yêu thích du lịch, thám hiểm.
II.CHUẨN BỊ:
* Một số truyện viết về du lịch hay thám hiểm trong truyện cổ tích, truyện danh nhân, truyện viễn tưởng, truyện thiếu nhi
* Bảng lớp viết đề bài.
* Một tờ phiếu viết dàn ý bài kể chuyện:
+ Giới thiệu câu chuyện, tên nhân vật.
+ Mở đầu câu chuyện (chuyện xảy ra khi nào, ở đâu?)
+ Diễn biến câu chuyện.
+ Kết thúc câu chuyện (số phận hoặc tình trạng nhân vật chính)
* Những bông hoa (để viết tên HS thi KC)
* Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá bài KC:
+ Nội dung câu chuyện (có h

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_4_tuan_30_dang_thi_hong_anh.doc