Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 26 - Đặng Thị Hồng Anh

3. Bài mới:

 Giới thiệu bài

Hoạt động1: HD HS nghe-viết chính tả

- GV đọc đoạn viết chính tả 1 lượt

- Đoạn văn miêu tả cảnh gì?

- GV yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết & cho biết những từ ngữ cần phải chú ý khi viết bài. GV ghi nhanh lên bảng. những từ HS dễ viết sai

- GV yêu cầu HS viết những từ ngữ dễ viết sai vào bảng con

- GV đọc cho HS viế

- GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt

- GV chấm bài 1 số HS & yêu cầu từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau

- GV nhận xét chung

 

doc16 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 447 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 26 - Đặng Thị Hồng Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đọc 
-HS cả lớp nhận xét bổ sung ý kiến
-2 HS nêu :2 cách kết bài
-Cả lớp viết nháp – trình bày
2HS đọc bài trước lớp 
HS nhận xét tiết học.
* & *
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 51: LUYỆN TẬP VỀ CÂU AI LÀ GÌ?
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 1.Kiến thức:
HS tạo được câu kể Ai là gì? từ chủ ngữ, vị ngữ cho sẵn.
2. Kĩ năng: 
Tìm được câu kể kiểu Ai làm gì? Trong bài thơ. Xác định được bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong câu. Viết được đoạn văn có dùng kiểu câu Ai là gì?
3. Thái độ: 
Thích học và sử dụng kiểu câu trong giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ:
Bìa cứng ghi từ ngữ của bài tập 1.
Bảng phụ chép bài thơ ngắn.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
29’
4’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Mở rộng vốn từ: Dũng cảm.
Tìm một số từ gần nghĩa với “Dũng cảm”
Thế nào là “ gan góc, gan dạ”
GV nhận xét – ghi điểm
3. Bài mới:
Hoạt động 1:Giới thiệu bài: Luyện tập về câu “Ai là gì?
Hoạt động 2:Hướng dẫn luyện tập
 Bài tập 1
Gọi HS đọc yêu cầu của bài, tìm các câu kể Ai là gì? có trong đoạn văn và nêu tác dụng của nó. 
GV nhận xét - dán tờ giấy đã ghi sẵn lời giải đúng lên bảng. 
Bài tập 2: 
Gọi HS đọc yêu cầu của bài
Bài tập yêu cầu gì?
Gọi 4 HS lên bảng làm trên phiếu, cả lớp làm bài vào vở nháp
GV nhận xét chốt ý đúng.
Bài tập 3:
Gọi HS đọc yêu cầu của bài
HD học sinh cần tưởng tượng tình huống cùng bạn đến thăm bạn Hà bị ốm. Gặp bố mẹ của Hà, trước hết cần phải chào hỏi, nêu lí do đến thăm, sau đó giới thiệu với bố và mẹ Hà từng người trong nhóm. 
Cần giới thiệu tự nhiên. 
GV theo dõi, nhận xét,sửa chữa cho HS
4. Củng cố 
 Câu kể Ai là gì? gồm mấy bộ phận ? mỗi bộ phận trả lời câu hỏi nào?
Nhận xét tiết học 
5. Dặn dò:
- Học bài, làm lại BT3 vào vở.
- Chuẩn bị bài: MRVT: Dũng cảm
Hát 
HS tiếp nối nhau nêu 
HS khác nhận xét.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
Học sinh phát biểu ýkiến
Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên. (giới thiệu )
Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội. (nêu nhận định )
Ông Năm là dân định cư của làng này. (giới thiệu )
Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân. (nêu nhận định )
HS đọc yêu cầu bài tập.
Xác định CN, VN trong mỗi câu vừa tìm được.
Học sinh làm bài vào vở nháp
Nguyễn Tri Phương / là người Thừa Thiên.
CN VN
Cả hai ông / đều không phải là  Hà Nội.
 CN VN
Ông Năm / là dân định cư của làng này.
CN VN
Cần trục / là cánh tay  chú công nhân. 
CN VN
 HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ viết bài vào vở.
HS nối tiếp nhau đọc bài của mình
HS đổi chéo vở kiểm tra nhau
HS nhận xét bài bạn
VD: Hôm nay bạn Hà bị ốm, cuối buổi học, chúng em rủ nhau đến thăm bạn. Vừa bước vào nhà, bố mẹ bạn Hà ra cửa đón chúng em. Bạn Lan nhanh nhảu nói:
Cháu giới thiệu với hai bác đây là các bạn trong lớp 4A. Đây là bạn Dũng. Bạn Dũng là lớp trưởng của lớp cháu. Đây là bạn Hương. Bạn Hương là học sinh giỏi nhất lớp. Còn lại là bạn Mai, bạn Quế, bạn Chi đều là bạn thân của Hà. 
* & *
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 52: MỞ RỘNG VỐN TỪ: DŨNG CẢM
MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Kiến thức: 
Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Dũng cảm.
2. Kĩ năng: 
Biết sử dụng các từ đã học để đặ câu và chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực.
Biết được những thành ngữ gắn với chủ điểm.
3. Thái độ: 
 - Biết dùng từ ngữ trong giao tiếp.
CHUẨN BỊ:
Bảng phụ viết bài tập 1, 3, 4.
Từ điển trái nghĩa, đồng nghĩa TV.
Giấy khổ to.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
29’
3’
1’
Khởi động: 
Bài cũ: Luyện tập về câu kể Ai là gì? 
Gọi HS đọc nội dung BT3
GV nhận xét - ghi điểm
Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: MRVT: Dũng cảm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
 Bài tập 1
Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- GV gợi ý: Từ gần nghĩa là những từ có nghĩa gần giống nhau. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
- GV nhận xét kết luận.
 Bài tập 2
Gọi HS đọc yêu cầu của bài
Gợi ý: Muốn đặt câu đúng phải nắm nghĩa của từ và xem từ ấy sử dụng vào trường hợp nào, nói về phẩm chất gì? của ai?.
- GV cùng HS cả lớp nhận xét – sửa chữa uốn nắn cho các em.
Bài tập 3
Gọi HS đọc yêu cầu của bài - thảo luận nhanh trong nhóm
GV treo bảng phụ tổ chức cho HS thi “tiếp sức”
GV nhận xét , chốt ý đúng
Bài tập 4, 5
Gọi HS đọc yêu cầu của bài
GV nêu nghĩa của từng thành ngữ.
Vào sinh ra tử: Trải qua nhiều trận mạc, đầy nguy hiểm,kề bên cái chết.
Gan vàng dạ sắt: gan dạ, dũng cảm, không nao núng trước khó khăn nguy hiểm.
Dựa vào ý nghĩa của thành ngữ, HS đặt câu.
- GV nhận xét, sửa chữa câu văn cho HS
4. Củng cố :
Thế nào là dũng cảm ? Thế nào là gan dạ?
GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Làm lại BT2 vào vở
- Chuẩn bị bài: Câu khiến. 
Hát 
2HS lên bảng đoc bài 
Cả lớp theo dõi- nhận xét
- HS đọc yêu cầu bài, thảo luận nhanh trong nhóm. Các nhóm dán kết quả lên bảng .
- Cả lớp nhận xét.
Từ gần nghĩa với dũng cảm là gan dạ, anh hùng, anh dũng, gan lì.
Từ trái nghĩa với dũng cảm là nhát gan, nhút nhát, hèn nhát...
- HS đọc yêu cầu bài, suy nghĩ tiếp nối nhau đặt câu.
Các chiến sĩ trinh sát rất gan dạ.
Anh Kim Đồng rất dũng cảm.
Bạn ấy nhát gan nên không dám đi đêm một mình.
Bạn ấy rất hiểu bài nhưng nhát gan không dám phát biểu ý kiến.
- HS đọc yêu cầu bài, thảo luận nhanh trong nhóm, cử đại diện tham gia thi đua.
- HS nhận xét sửa bài theo ý đúng:
Dũng cảm bênh vực lẽ phải.
Khí thế dũng mãnh.
Hi sinh anh dũng
- HS đọc yêu cầu bài tập, suy nghĩ làm bài vào vở
- HS đọc bài làm trước lớp - Cả lớp nhận xét.
VD: 
Chú bộ đội ấy đã từng vào sinh ra tử nhiều lần ngoài mặt trận.
Bộ đội ta là những con người gan vàng dạ sắt.
HS tiếp nối nhau trả lời- HS khác nhận xét.
* & *
Ngày soạn:16/03/2008
Ngày dạy: 20/03/2008
TẬP ĐỌC
TIẾT 52: GA-VRỐT NGOÀI CHIẾN LŨY
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt.
2.Kĩ năng:
HS đọc lưu loát toàn bài.
Đọc đúng, lưu loát các tên riêng người nước ngoài (Ga-vrốt, Ăng-giôn-ra, Cuốc-phây-rắc), lời đối đáp giữa các nhân vật.
3. Thái độ:
Cảm phục lòng dũng cảm của Ga-vrốt.
II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
10’
10’
8’
5’
Khởi động: 
Bài cũ: Thắng biển
GV yêu cầu 2 – 3 HS nối tiếp nhau đọc bài & trả lời câu hỏi về nội dung bài 
GV nhận xét - ghi điểm
Bài mới: 
Giới thiệu bài
GV đưa tranh minh hoạ bài đọc
Tranh vẽ chú bé Ga-vrốt đang đi nhặt đạn ngoài chiến lũy giúp nghĩa quân, giữa làn mưa đạn của kẻ thù. Ga-vrốt là nhân vật trong tác phẩm nổi tiếng Những người khốn khổ của nhà văn Pháp Huy -gô. Bài Ga - vrốt ngoài chiến luỹ là một trích đoạn của tác phẩm trên.
Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc
GV giúp HS chia đoạn bài tập đọc
GV chú ý HS cách phát âm các tên riêng tiếng nước ngoài, kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp
 GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc
Yêu cầu HS đọc lại toàn bài
GV đọc diễn cảm cả bài
+ Giọng Ăng-giôn-ra bình tĩnh. Giọng Cuốc-phây-rắc lúc đầu ngạc nhiên, sau lo lắng. Giọng Ga-vrốt luôn bình thản, hồn nhiên, tinh nghịch.
Nhấn giọng những từ ngữ miêu tả hình ảnh chú bé nhặt đạn cho nghĩa quân dưới làn mưa đạn: mịt mù, nằm xuống, đứng thẳng lên, ẩn vào, phốc ra, tới lui, dốc cạn. Đoạn cuối đọc chậm lại, giọng cảm động, ngưỡng mộ, thán phục 
Hoạt động 2: HD tìm hiểu bài
Yêu cầu HS đọc lướt bài và trả lời. 
Ga-vrốt ra ngoài chiến luỹ để làm gì?
GV nhận xét & chốt ý 
Những chi tiết nào thể hiện lòng dũng cảm của Ga-vrốt?
GV nhận xét & chốt ý
Vì sao tác giả lại nói Ga-vrốt là một thiên thần?
GV nhận xét & chốt ý 
Hoạt động 3: HD đọc diễn cảm
GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài – HD đọc diễn cảm lời các nhân vật trong truyện. 
GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Ga-vrốt dốc bảy, tám bao đạn  một cách ghê rợn) 
HD cách đọc diễn cảm - GV sửa lỗi cho các em
4. Củng cố - Dặn dò: 
Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Ga-vrốt?
GV nhận xét tiết học 
Chuẩn bị bài: Dù sao trái đất vẫn quay. 
Hát 
HS nối tiếp nhau đọc bài và TLCH
HS nhận xét
HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc 
+ HS tiếp nối đọc đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc
+ Đoạn 1: 6 dòng đầu 
+ Đoạn 2: tiếp theo  Ga-vrốt nói 
+ Đoạn 3: phần còn lại 
+ HS nhận xét cách đọc của bạn
+ HS đọc thầm phần chú giải
1HS đọc lại toàn bài
HS nghe
HS đọc lướt bài và trả lời câu hỏi
Ga-vrốt nghe Ăng-giôn-ra thông báo nghĩa quân sắp hết đạn nên ra ngoài chiến luỹ để nhặt đạn, giúp nghĩa quân có đạn tiếp tục chiến đấu.
Ý đoạn 1: Ga-vrốt ra ngoài chiến luỹ để nhặt đạn, giúp nghĩa quân 
Ga-vrốt không sợ nguy hiểm, ra ngoài chiến lũy để nhặt đạn cho nghĩa quân dưới làn mưa đạn của kẻ địch. Cuốc-phây-rắc thét giục cậu quay vào chiến luỹ nhưng Ga-vrốt vẫn nán lại để nhặt đạn; Ga-vrốt lúc ẩn lúc hiện giữa làn đạn của giặc, chơi trò ú tim với cái chết. 
Ý đoạn 2: Lòng dũng cảm của Ga-vrốt.
HS nêu Vì thân hình bé nhỏ của chú ẩn, hiện trong làn khói đạn như thiên thần / Vì đạn đuổi theo Ga-vrốt nhưng chú bé nhanh hơn đạn, chú như chơi trò ú tim với cái chết Ý đoạn 3: Lòng yêu mến của mọi người đối với cậu bé.
Nội dung chính: ( mục tiêu)
HS đọc tiếp nối nhau đoạn truyện theo cách phân vai.
HS nhận xét cách đọc cho bạn
Thảo luận thầy – trò để tìm ra cách đọc phù hợp
HS luyện đọc diễn cảm theo cặp
Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài theo cách phân vai) trước lớp
HS nêu:Ga-vrốt là một cậu bé anh hùng.
* & *
KỂ CHUYỆN
TIẾT 26: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE – ĐÃ ĐỌC 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Rèn kĩ năng nói:
-HS biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) các em đã nghe, đã đọc có nhân vật, ý nghĩa nói về lòng dũng cảm của con người.
Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện .
2.Rèn kĩ năng nghe:
Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn
3. Thái độ:
Học tập lòng dũng cảm của những nhân vật trong truyện.
II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh họa truyện trong SGK (có thể phóng to, nếu có điều kiện)

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_4_tuan_26_dang_thi_hong_anh.doc
Giáo án liên quan