Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 24 - Đặng Thị Hồng Anh

3. Bài mới:

 Giới thiệu bài

Hoạt động1: HD HS nghe - viết chính tả

- GV đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lượt

- Đoạn văn muốn nói về điều gì:

- GV yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết & cho biết những từ ngữ cần phải chú ý khi viết bài

- GV viết bảng những từ HS dễ viết sai & hướng dẫn HS nhận xét

- GV yêu cầu HS viết những từ ngữ dễ viết sai vào bảng con

- GV đọc từng câu, từng cụm từ 2 lượt cho HS viết

- GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt

- GV chấm bài 1 số HS & yêu cầu từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau

- GV nhận xét chung

Hoạt động 2: HDHS làm bài tập

Bài tập 2a

- GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 2a

- GV dán bảng 3 tờ phiếu

- GV nhận xét kết quả bài làm của HS, chốt lại lời giải đúng.

- GV giải thích với HS: viết là chuyện trong các cụm từ kể chuyện, câu chuyện; viết là truyện trong các cụm từ đọc truyện, quyển truyện, nhân vật trong truyện. Chuyện là chuỗi sự việc diễn ra có đầu có cuối, được kể bằng lời. Còn truyện là tác phẩm văn học thường được in hoặc viết ra thành chữ.

 

doc18 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 24 - Đặng Thị Hồng Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân giấy khổ rộng trình bày cách tóm tắt của mình.
Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn có phương án tóm tắt ngắn gọn, đủ ý nhất.
17 – 11 – 1994,Vịnh Hạ Long được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
29 – 11 – 2000 UNEFCO lại công nhận Vịnh Hạ Long là di sảnthiên nhiên thế giới, trong đó nhấn mạnh giá trị về địa chất, địa mạo.
Việt Nam rất quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản thiên nhiên.
1 HS nhắc lại 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 47: CÂU KỂ AI LÀ GÌ?
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
HS hiểu được cấu tạo, tác dụng của câu kể Ai là gì?
2.Kĩ năng:
Biết tìm câu kể Ai là gì? trong đoạn văn.
Biết đặt câu kể Ai là gì? để giới thiệu hoặc nhận định về một người, một vật.
3. Thái độ:
Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.
II.CHUẨN BỊ:
2 tờ phiếu ghi 3 câu văn của đoạn văn ở phần Nhận xét.
3 tờ phiếu – mỗi tờ ghi nội dung 1 đoạn văn, thơ ở BT1 (phần Luyện tập).
Mỗi HS mang theo một tấm ảnh gia đình.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
13’
13’
3’
Khởi động: 
Bài cũ: Mở rộng vốn từ: Cái đẹp 
GV kiểm tra 2 HS
GV nhận xét
3. Bài mới: 
Giới thiệu bài 
Các em đã học một số kiểu câu kể 
Ai làm gì? Ai thế nào?. Hôm nay các em sẽ học tiếp kiểu câu kể Ai là gì?
Khi làm quen với nhau, người ta 
thường giới thiệu về người khác hoặc tự giới thiệu, như: Cháu là con mẹ Mai. / Bạn Bích Vân là học sinh trường Dịch Vọng Những câu giới thiệu hoặc tự giới thiệu này chính là câu kể Ai là gì?
Hoạt động1: HD phần nhận xét
GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập
Yêu cầu HS đọc 3 câu in nghiêng trong đoạn văn.
Yêu cầu HS tìm câu dùng để giới thiệu, câu nêu lên nhận định về bạn Diệu Chi.
GV nhận xét, chốt lại ý đúng bằng cách dán lên bảng tờ giấy ghi lời giải.
GV yêu cầu HS tìm các bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai? ø Là gì?
GV dán bảng 2 tờ phiếu đã viết 3 câu văn, mời 2 HS lên bảng làm bài
\
Yêu cầu HS so sánh,xác định sự khác nhau giữa kiểu câu Ai là gì? với các kiểu câu đã học: Ai làm gì? Ai thế nào? 
+ Ba kiểu câu này khác nhau chủ yếu ở bộ phận nào?
+ Bộ phận VN khác nhau như thế nào?
Ghi nhớ 
Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV nhắc HS: Trước hết, các em phải tìm đúng câu kể Ai là gì? trong các câu đã cho. Sau đó, nêu tác dụng của câu vừa tìm được. 
GV dán 3 tờ phiếu, mời 3 HS lên bảng làm bài
GV lưu ý HS: Với câu thơ, nhiều khi không có dấu chấm khi kết thúc câu, nhưng nó đủ kết cấu CV chính thì vẫn coi là câu (như câu Lá là lịch của cây).
GV nhận xét
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV nhắc HS chú ý:
+ Chọn tình huống giới thiệu: giới thiệu với các bạn trong lớp 
+ Nhớ dùng các câu kể Ai là gì? trong khi giới thiệu.
GV nhận xét, cùng HS bình chọn bạn có đoạn giới thiệu đúng đề tài, tự nhiên, sinh động, hấp dẫn.
4. Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tiết học
Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh đoạn giới thiệu, viết lại vào vở.
Chuẩn bị bài: Vị ngữ trong câu kể Ai là gì? 
Hát 
1 HS đọc TL 4 câu tục ngữ trong BT1. Nêu 1 trường hợp có thể sử dụng 1 trong 4 câu tục ngữ đó.
1 HS làm lại BT3
HS nhận xét
4 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu các bài tập 1, 2, 3, 4.
1 HS đọc 3 câu in nghiêng trong đoạn văn
Cả lớp đọc thầm các câu in nghiêng – tìm câu dùng để giới thiệu, câu nêu lên nhận định về bạn Diệu Chi.
HS nêu 
HS gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ai?, gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Là gì? trong mỗi câu văn. 
2 HS lên bảng làm bài
Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng
HS suy nghĩ, so sánh , xác định sự khác nhau giữa kiểu câu Ai là gì? với các kiểu câu đã học: Ai làm gì? Ai thế nào? 
+ Ba kiểu câu này khác nhau chủ yếu ở bộ phận VN
+ Kiểu câu Ai làm gì? VN trả lời cho câu hỏi làm gì?
+ Kiểu câu Ai thế nào? VN trả lời cho câu hỏi thế nào?
+ Kiểu câu Ai là gì? VN trả lời cho câu hỏi là gì?
HS đọc thầm phần ghi nhớ
3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
HS đọc yêu cầu của bài tập - suy nghĩ, trao đổi cùng bạn
HS phát biểu. Cả lớp cùng GV nhận xét
3 HS có ý kiến đúng lên bảng gạch dưới những câu kể trong mỗi đoạn văn, thơ. Sau đó, mỗi em nói (miệng) tác dụng của từng câu kể.
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS suy nghĩ, viết nhanh vào nháp lời giới thiệu, kiểm tra các câu kể Ai là gì? có trong đoạn văn
Từng cặp HS thực hành giới thiệu
HS thi giới thiệu trước lớp
Cả lớp cùng GV nhận xét, bình chọn bạn có đoạn giới thiệu đúng đề tài, tự nhiên, sinh động, hấp dẫn.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 48: VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀ GÌ?
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
HS nắm được VN trong câu kể kiểu Ai là gì?, các từ ngữ làm VN trong kiểu câu này.
2.Kĩ năng:
Xác định được VN của câu kể Ai là gì? trong đoạn văn, đoạn thơ; đặt được câu kể Ai là gì? từ những VN đã cho.
3. Thái độ:
Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.
II.CHUẨN BỊ:
3 tờ phiếu rời viết 4 câu văn (phần Nhận xét).
Bảng lớp viết các VN ở cột B (phần Luyện tập, BT2)
4 mảnh bìa màu (in hình & viết tên các con vật ở cột A).
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
13’
13’
3’
Khởi động: 
Bài cũ: Câu kể Ai là gì?
GV kiểm tra 2 HS
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu bài 
Trong tiết LTVC trước, các em đã học về câu kể Ai là gì?. Bài học hôm nay giúp các em tìm hiểu bộ phận VN của kiểu câu này.
Hoạt động1: Hướng dẫn phần nhận xét
GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 
Yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, thực hiện từng yêu cầu của bài tập:
+ Đoạn văn này có mấy câu?
+ Câu nào có dạng Ai là gì?
GV nêu: Để tìm VN trong câu, phải xem bộ phận nào trả lời câu hỏi là gì?
GV lưu ý HS: Câu Em là con nhà ai mà đến giúp chị chạy muối thế này? là câu hỏi không phải câu kể.
Yêu cầu HS thực hiện lần lượt từng yêu cầu trong SGK:
Tìm câu kể Ai là gì?
Xác định VN trong câu vừa tìm 
được:
+ Trong câu này, bộ phận nào trả lời cho câu hỏi là gì?
+ Bộ phận đó gọi là gì? 
Những từ ngữ nào có thể làm vị ngữ trong câu kể Ai là gì?
GV kết luận, chốt lại ý đúng.
Ghi nhớ 
Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV nhắc HS thực hiện tuần tự các bước: tìm các câu kể Ai là gì/ trong các câu thơ. Sau đó mới xác định VN của các câu vừa tìm được.
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập (đọc hết các từ ở cột A mới đến các từ ở cột B)
GV: Để làm đúng bài tập, các em cần thử ghép lần lượt từng từ ngữ ở cột A với các từ ngữ ở cột B sao cho tạo ra được những câu kể Ai là gì? thích hợp về nội dung.
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV gợi ý: Các từ ngữ cho sẵn là bộ phận VN của câu kể Ai là gì?. Các em hãy tìm các từ ngữ thích hợp đóng vai trò làm CN trong câu. Cần đặt câu hỏi: Cái gì?,Ai? ở trước để tìm CN của câu.
GV nhận xét
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Yêu cầu HS học thuộc phần ghi nhớ trong bài.
Chuẩn bị bài: Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì?
Hát 
2 HS làm lại BT3 – dùng câu kể Ai là gì? giới thiệu với các bạn trong lớp em (hoặc giới thiệu từng người trong ảnh chụp gia đình em).
HS nhận xét
1 HS đọc yêu cầu của BT 
HS đọc thầm lại các câu văn, trao đổi với bạn, lần lượt thực hiện từng yêu cầu trong SGK.
+ Đoạn văn này có 4 câu.
+ Em là cháu bác Tự.
Xác định vị ngữ trong các câu vừa tìm được:
+ là cháu bác Tự.
+ Vị ngữ.
Do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành.
HS đọc thầm phần ghi nhớ
3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS làm việc cá nhân vào vở
HS phát biểu ý kiến.
Cả lớp nhận xét. Sửa bài theo ý kiến đúng.
Người / là Cha, là Bác, là Anh
Quê hương / là chùm khế ngọt.
Quê hương/ là đường đi học.
HS đọc yêu cầu của bài tập 
HS phát biểu ý kiến.
1 HS lên bảng gắn những mảnh bìa màu (in hình & viết tên các con vật ở cột A) với từ ngữ ở cột B, tạo thành câu hoàn chỉnh.
2 HS đọc lại kết quả làm bài.
HS đọc yêu cầu bài tập.
HS tiếp nối nhau đặt câu 
Hà Nội là một thành phố lớn. 
Bắc Ninh là quê hương .quan họ.
Đỗ Trung Quân là nhà thơ
Nguyễn Du là nhà thơ lớn.
HS nhận xét. 
Ngày soạn:28/2/2008
Ngày dạy: 3/3/2008
TẬP ĐỌC
TIẾT 47: VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
Hiểu các từ ngữ mới trong bài.
Nắm được nội dung chính của bản tin: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng. Tranh dự thi cho thấy các em có nhận thức đúng về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông & biết thể hiện nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội hoạ. 
2.Kĩ năng:
HS đọc lưu loát toàn bài.
Đọc đúng tên viết tắt của tổ chức UNICEF (u-ni-xép).
Biết đọc đúng một bản tin (thông báo 

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_4_tuan_24_dang_thi_hong_anh.doc
Giáo án liên quan