Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 16 - Đặng Thị Hồng Anh

1. Bài mới:

Giới thiệu bài

Kéo co là một trò chơi vui mà người

Việt Nam ta ai cũng biết. Song luật chơi kéo co ở mỗi vùng không giống nhau. Với bài đọc Kéo co, các em sẽ biết thêm về cách chơi kéo co ở một số địa phương trên đất nước ta.

Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc

- GV chia đoạn

- GV kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp

- GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc

§ Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài

§ GV đọc diễn cảm cả bài

Giọng đọc sôi nổi, hào hứng. Chú ý nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm: thượng võ, nam, nữ, rất là vui, ganh đua, hò reo, khuyến khích, nổi trống, không ngớt lời.

Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài

Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ

- Qua phần đầu bài văn, em hiểu cách chơi kéo co như thế nào?

Đoạn 1 cho biết điều gì?

- GV tổ chức cho HS thi kể về cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp.

- GV cùng HS bình chọn bạn giới thiệu tự nhiên, sôi nổi, đúng nhất không khí lễ hội.

Đoạn 2 cho ta biết về điều gì?

- Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt?

 

doc18 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 310 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 16 - Đặng Thị Hồng Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iếu, về một đề tài gắn liền với chủ điểm Có chí thì nên. Trong tiết TLV hôm nay, các em sẽ luyện tập giới thiệu một trò chơi hoặc lễ hội ở quê em. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1:
Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
GV nêu lần lượt từng yêu cầu:
+ Bài “Kéo co” giới thiệu trò chơi của những địa phương nào?
+ Yêu cầu HS thi thuật lại các trò chơi.
GV nhắc HS: cần giới thiệu 2 tập quán kéo co rất khác nhau ở 2 vùng – giới thiệu tự nhiên, sôi động, hấp dẫn, cố gắng diễn đạt bằng lời của mình. 
GV nhận xét – tuyên dương
Bài tập 2:
Xác định yêu cầu của đề bài
GV nhắc HS:
+ Đề bài yêu cầu các em giới thiệu một trò chơi hoặc 1 lễ hội ở vùng quê hương em. Nếu em ở xa quê, biết ít về quê hương, em có thể kể về một trò chơi hoặc lễ hội ở nơi em đang sinh sống, hoặc một trò chơi, lễ hội em đã thấy, đã dự ở đâu đó & để lại cho em nhiều ấn tượng.
+ Mở đầu bài giới thiệu, cần nói rõ: quê em ở đâu, có trò chơi hoặc lễ hội gì thú vị em muốn giới thiệu cho các bạn biết.
Thực hành giới thiệu 
Ví dụ: Quê tôi ở Bình Phước nhưng một lần được ba má cho tham dự hội đua voi ở Tây Nguyên. Tôi muốn giới thiệu với các bạn lễ hội này.
GV cùng HS nhận xét tuyên dương HS giới thiệu hay.
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Luyện tập miêu tả đồ vật. 
Hát 
 1 HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ trong tiết TLV Quan sát đồ vật; 
1 HS đọc lại dàn ý tả 1 đồ chơi em thích 
HS nhận xét
HS đọc yêu cầu bài tập - Cả lớp đọc lướt bài Kéo co, thực hiện lần lượt từng yêu cầu của bài tập:
+ Bài văn giới thiệu trò chơi kéo co của hai địa phương Hữu Trấp (Quế Võ, Bắc Ninh) & Tích Sơn (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) 
+ Vài HS thi thuật lại các trò chơi
Ví dụ: 
Kéo co là trò chơi dân gian rất phổ biến, người Việt Nam không ai không biết. Trò chơi này có rất đông người tham gia & rất đông người cổ vũ nên lúc nào cũng sôi nổi, náo nhiệt, rộn rã tiếng cười.
Tục kéo co ở mỗi vùng mỗi khác.
 Ví dụ: Hội làng Hữu Trấp thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa một bên là nam & một bên là phái nữ. Có năm bên nam thắng, có năm bên thắng lại là phái yếu. Lạ hơn nữa là tục lệ kéo co ở làng Tích Sơn thuộc thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đó là cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng nhưng số người tham gia của mỗi bên rất thoải mái, hoàn toàn không hạn chế. ..
HS đọc yêu cầu của bài, quan sát 6 tranh minh hoạ trong SGK, nói tên những trò chơi, lễ hội được vẽ trong tranh (trò chơi: thả chim bồ câu – đu bay – ném còn. Lễ hội: hội bơi trải – hội cồng chiêng – hội hát quan họ) 
HS tiếp nối nhau phát biểu – giới thiệu quê mình, trò chơi hoặc lễ hội mình muốn giới thiệu.
Từng cặp HS thực hành giới thiệu trò chơi, lễ hội ở quê mình.
HS thi giới thiệu trò chơi, lễ hội trước lớp. 
HS nhận xét tiết học
Ngày soạn:18/12
Ngày dạy : 21/12
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 32: LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
 1.Kiến thức - Kĩ năng
 - Dựa vào dàn ý đã lập trong bài TLV tuần 15, HS viết được một bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích với đủ 3 phần: mở bài – thân bài – kết bài.
 2. Thái độ:
 - Trình bày bài cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức rèn chữ viết đẹp.
II.CHUẨN BỊ:
Dàn ý bài văn tả đồ chơi mà em thích. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’ 
1’
5’
5’
17’
2’
Khởi động: 
Bài cũ: 
GV kiểm tra 1 HS đọc bài giới thiệu một trò chơi hoặc lễ hội ở quê em (về nhà em đã viết hoàn chỉnh vào vở) 
GV nhận xét & chấm điểm
3. Bài mới: 
Hoạt động1: Giới thiệu bài 
 Trong tiết TLV tuần 15, các em đã tập quan sát một đồ chơi, ghi lại những điều quan sát được, lập dàn ý tả đồ chơi đó. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ chuyển dàn ý đã có thành một bài viết hoàn chỉnh với 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. 
Hoạt động 2: HD HS chuẩn bị viết bài 
Hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu bài 
GV mời 2 HS khá giỏi đọc lại dàn ý của mình 
b)HDHSxây dựng kết cấu 3 phần của một bài văn
Chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp 
Viết từng đoạn thân bài
Chọn cách kết bài
c) HS viết bài vào vở. 
GV tạo không khí yên tĩnh cho HS viết
GV theo dõi gúp đỡ cho HS yếu 
4. Củng cố - Dặn dò: 
GV thu bài 
Nhận xét tiết học
Nhắc HS nào chưa hài lòng với bài viết có thể về nhà viết lại bài, nộp cho GV trong tiết học tới. 
Chuẩn bị bài: Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật. 
Hát 
 HS đọc bài giới thiệu một trò chơi hoặc lễ hội ở quê em (về nhà em đã viết hoàn chỉnh vào vở) 
HS nhận xét
1 HS đọc đề bài
4 HS tiếp nối nhau đọc 4 gợi ý trong SGK. Cả lớp theo dõi.
HS mở vở, đọc thầm dàn ý bài văn tả đồ chơi mà mình đã chuẩn bị tuần trước
HS đọc
Chọn cách mở bài:
+ HS đọc thầm lại mẫu: a (mở bài trực tiếp), b (mở bài gián tiếp)
+ 1 HS trình bày bài làm mẫu cách mở đầu bài viết theo kiểu trực tiếp của mình: Trong những đồ chơi em có, em thích nhất con gấu bông.
+ 1 HS trình bày bài làm mẫu cách mở đầu bài viết theo kiểu gián tiếp của mình: Những đồ chơi làm bằng bông mềm mại, ấm áp là thứ đồ chơi mà con gái thường thích. Em có một chú gấu bông, đó là người bạn thân thiết nhất của em suốt năm nay. 
Viết từng đoạn thân bài:
+ 1 HS đọc mẫu
+ 1 HS giỏi dựa theo dàn ý, nói thân bài của mình
Chọn cách kết bài:
+ 1 HS trình bày mẫu cách kết bài không mở rộng: Ôm chú gấu như một cục bông lớn vào lòng, em thấy dễ chịu.
+ 1 HS trình bày mẫu cách kết bài mở rộng: Em luôn mơ ước có nhiều đồ chơi. Em cũng mong muốn cho tất cả trẻ em trên thế giới đều có đồ chơi, vì chúng em sẽ rất buồn nếu cuộc sống thiếu đồ chơi.
HS viết bài vào vở.
HS nhận xét tiết học
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 31: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRÒ CHƠI – ĐỒ CHƠI 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
HS biết một số trò chơi rèn luyện sức mạnh, sự khéo léo, trí tuệ của con người. 
HS hiểu nghĩa một số thành ngữ, tục ngữ liên quan đến chủ điểm.
2.Kĩ năng:
Biết sử dụng những thành ngữ, tục ngữ đó trong những tình huống cụ thể. 
3. Thái độ:
Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.
II.CHUẨN BỊ:
Phiếu khổ to kẻ bảng để HS làm BT1
Giấy trắng để HS làm BT2
Tranh ảnh về trò chơi ô ăn quan, nhảy lò cò. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
23’
5’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi 
Yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ & làm lại BT2 
GV nhận xét & chấm điểm
3. Bài mới: 
Hoạt động1: Giới thiệu bài 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV cùng HS cả lớp nói cách chơi một số trò chơi các em có thể chưa biết:
Ô ăn quan:
Hai người thay phiên nhau bốc những viên sỏi từ các ô nhỏ (ô dân) lần lượt rải lên những ô to (ô quan) để “ăn” những viên sỏi to trên các ô to ấy; chơi đến khi “hết quan, tàn dân, thu quân, bán ruộng” thì kết thúc; ai ăn được nhiều quan hơn thì thắng. 
Lò cò:
Dùng một chân vừa nhảy vừa di động một viên sỏi, mảnh sành hay gạch vụn  trên những ô vuông vẽ trên mặt đất. 
Xếp hình:
Xếp những hình bằng gỗ hoặc bằng nhựa có hình dạng khác nhau thành những hình khác nhau (người, ngôi nhà, con chó, ô tô ) 
GV phát phiếu cho các nhóm.
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: 
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV dán 3 tờ phiếu
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
Bài tập 3:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV nhắc HS: 
+ Chú ý phát biểu thành tình huống đầy đủ.
+ Có tình huống có thể dùng 1, 2 thành ngữ, tục ngữ để khuyên bạn.
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
4. Củng cố - Dặn dò: 
Nêu cách chơi một số trò chơi các em biết?
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Về nhà HTL 4 thành ngữ, tục ngữ trong BT2
Chuẩn bị bài: Câu kể 
Hát 
 HS nhắc lại ghi nhớ & làm lại BT2 
HS nhận xét
HS đọc yêu cầu bài tập
HS nghe
Từng cặp HS trao đổi, làm bài theo nhóm
Đại diện nhóm trình bày kết quả phân loại từ
Cảlớp nhận xét,sửa bài theo lờigiải đúng: 
+ Trò chơi rèn luyện sức mạnh:kéo co, vật.
+ Trò chơi rèn luyện sự khéo léo:nhảy dây, lò cò, đá cầu.
+ Trò chơi rèn luyện trí tuệ: ô ăn quan, cờ tướng, xếp hình. 
HS đọc yêu cầu bài tập
3 HS lên bảng làm bài thi 
Cả lớp nhận xét, 
1 HS đọc lại các thành ngữ, tục ngữ.
HS nhẩm HTL, thi HTL các thành ngữ, tục ngữ. 
HS đọc yêu cầu của bài tập, suy nghĩ, chọn câu thành ngữ, tục ngữ để khuyên bạn cho thích hợp.
HS tiếp nối nhau nói lời khuyên bạn
HS viết vào vở.
Ví dụ:
Nếu bạn em chơi với một số bạn hư nên học kém hẳn đi.Em sẽ nói với bạn: “Ở chọn nơi, chơi chọn bạn”. Cậu nên chọn bạn tốt mà chơi.
Nếu bạn em thích trèo lên một chỗ cao chênh vênh, rất nguy hiểm để tỏ ra là mình gan dạ.Em sẽ bảo: “Chơi dao có ngày đứt tay đấy. Xuống đi thôi”
Hs tiếp nối nhau nêu – HS khác nhận xét.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 32:CÂU KỂ 

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_4_tuan_16_dang_thi_hong_anh.doc
Giáo án liên quan