Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 12 - Đặng Thị Hồng Anh

I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

 1. Kiến thức

- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy

 2. Kĩ năng:

 - Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng khâm phục nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi.

 3.Thái độ:

 - Học tập ý chí, nghị lực vươn lên của Bạch Thái Bưởi.

II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Tranh minh hoạ nội dung bàiđọc trong SGK.

 

doc18 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 12 - Đặng Thị Hồng Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 giá, bình luận thêm về câu chuyện.
GV: đây là cách kết bài mở rộng.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
12’
12’
4’
Khởi động: 
Bài cũ :
GV yêu cầu 1 HS nhắc lại ghi nhớ trong tiết TLV trước 
Yêu cầu 1 HS đọc phần mở đầu truyện Hai bàn tay theo cách mở bài gián tiếp (về nhà HS đã viết vào vở) 
GV nhận xét & chấm điểm 
Bài mới: 
Giới thiệu bài 
Trong tiết TLV trước, các em đã 
biết hai cách mở bài trực tiếp & gián tiếp trong văn kể chuyện. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em nắm được 2 cách kết bài mở rộng & không mở rộng, từ đó, viết được kết bài của một bài văn kể chuyện theo cả 2 cách đã học. 
Hoạt động1: Hướng dẫn phần nhận xét
Bài tập 1, 2
GV yêu cầu HS đọc đề bài 
Cả lớp đọc thầm truyện Ông Trạng thả diều, tìm phần kết bài của truyện.
GV nhận xét nêu ý đúng:
Bài tập 3
GV nhận xét, khen ngợi những lời đánh giá hay.
Ví dụ:
+ Câu chuyện này làm em càng thấm thía lời của cha ông: Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững. 
+ Trạng nguyên Nguyễn Hiền đã nêu một tấm gương sáng về nghị lực cho chúng em. 
Bài tập 4
GV dán tờ phiếu viết 2 cách kết bài. 
GV chốt lại lời giải đúng. 
Ghi nhớ kiến thức
Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV dán 2 tờ phiếu lên bảng, mời đại diện 2 nhóm chỉ phiếu trả lời
GV nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
Bài tập 3:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV nhắc HS lưu ý: cần viết kết bài theo lối mở rộng sao cho đoạn văn tiếp nối liền mạch với đoạn trên (vốn là kết bài theo lối không mở rộng) 
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Yêu cầu HS học thuộc phần ghi nhớ trong bài
Dặn HS chuẩn bị giấy bút để làm bài kiểm tra TLV viết trong tiết TLV tới.
Hát 
1 HS nhắc lại ghi nhớ trong tiết TLV trước 
- 1 HS đọc phần mở đầu truyện Hai bàn tay theo cách mở bài gián tiếp 
HS nhận xét 
1 HS đọc yêu cầu bài tập
Cả lớp đọc thầm truyện Ông Trạng thả diều, tìm phần kết bài của truyện- HS trình bày ý kiến.
Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta. 
1 HS đọc nội dung bài tập
HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến, thêm vào cuối truyện Ông Trạng thả diều một lời đánh giá (viết nháp)
HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến 
HS đọc yêu cầu bài tập
HS suy nghĩ, so sánh, phát biểu ý kiến. 
HS đọc thầm phần ghi nhớ
3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
5 HS đọc tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài tập
Từng cặp HS trao đổi, trả lời câu hỏi 
Đại diện 2 nhóm chỉ phiếu trả lời 
Lời giải đúng:
Kết bài không mở rộng.
, c), d), e) Kết bài mở rộng. 
HS đọc yêu cầu của bài tập
Cả lớp mở SGK, tìm kết bài các truyện Một người chính trực, Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
HS phát biểu 
Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
Lời giải đúng:
Một người chính trực: Tô Hiến Thành tâu: “Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá. (Kết bài không mở rộng)
Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca: Nhưng An-đrây-ca không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, em ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, em vẫn luôn tự dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa!” (Kết bài không mở rộng)
HS đọc yêu cầu của bài
HS lựa chọn viết kết bài theo lối mở rộng cho một trong hai truyện trên, suy nghĩ, làm bài cá nhân vào vở
Nhiều HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét
Ví dụ:
Truyện Một người chính trực
 + Câu chuyện về sự khảng khái, chính trực của Tô Hiến Thành được truyền tụng mãi đến muôn đời sau. Những người như ông làm cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn. 
+ Câu chuyện giúp chúng ta hiểu: người chính trực làm việc gì cũng theo lẽ phải, luôn đặt việc công, đặt lợi ích của đất nước lên trên tình riêng.
Truyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca
+ Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện phẩm chất đáng quý của em: tình cảm yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân. 
+ An-đrây-ca tự dằn vặt, tự cho mình có lỗi vì em rất yêu thương ông. Em đã trung thực, nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân. 
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 22 : KỂ CHUYỆN (Kiểm tra viết)
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
HS thực hành viết một bài văn kể chuyện sau giai đoạn học về văn kể chuyện. Bài viết đáp ứng với yêu cầu của đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt truyện (mở bài, diễn biến, kết thúc), diễn đạt thành câu, lời kể tự nhiên, chân thật. 
II.CHUẨN BỊ:
Giấy, bút làm bài kiểm tra.
Bảng lớp viết đề bài, dàn ý vắn tắt của 1 bài văn kể chuyện. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
28’
5’
Khởi động: 
Bài cũ: Kết bài trong bài văn kể chuyện
Có mấy cách làm kết bài?
Thế nào là kết bài mở rộng? Thế nào là kết bài không mở rộng?
 Yêu cầu 2 HS đọc kết bài BT3 
 Giáo viên nhận xét bài cũ
Bài mới: Kể chuyện (kiểm tra viết)
Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay các em thực hành viết bài văn kể chuyện hoàn chỉnh
Cách kiểm tra:
Gọi HS đọc gợi ý đề bài 
Giáo viên nêu một số đề bài khác
Hướng dẫn cả lớp làm bài vào vở. Giáo viên theo dõi nhắc nhở HS còn lúng túng.
Củng cố – dặn dò
Giáo viên thu bài chấm bài
Nhận xét tiết học
Học bài và chuẩn bị bài sau.
Hát
2 HS lên bảng trả lời câu hỏi
Có hai cách kết bài;
2 HS đọc
3 HS tiếp nối đọc gợi ý SGK 
HS chọn đề bài phù hợp
HS làm bài vào vở
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 22 :MỞ RỘNG VỐN TỪ : Ý CHÍ – NGHỊ LỰC 
I - MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU
 1.Kiến thức: 
 - Nắm được một số từ, một số câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người .
2. Kĩ năng:
 - Biết cách sử dụng các từ ngữ nói trên . 
 3 Thái độ:
 - HS có ý chí và nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- 4,5 tờ giấy to mở rộng đã viết sẵn nội dung các bài tập 1, 3.
- Băng dính.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCCHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
28’
4’
1. Khởi động
2 .Bài cũ : Tính từ
- Tính từ là gì? Nêu ví dụ?
- Đặt câu có dùng tính từ ?
GV nhận xét - ghi điểm
3 .Bài mới
GV giới thiệu bài – ghi bảng
 Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập 
* Bài tập 1: 
Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Chia lớp thành 4, 5 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy to đã viết sẵn nội dung bài tập.
- GV nhận xét chốt lại ý đúng:
Bài tập 2 
Gọi HS đọc yêu cầu bài- yêu cầu HS thảo luận cặp đôi tìm ra ý đúng.
GV nhận xét kết luận
Thế nào là nghị lực?
GV giúp HS hiểu nghĩa các từ khác:
Ý a là nghĩa của từ kiên trì.
Ý c là nghĩa của từ kiên cố.
Ýd là nghĩa của từ chí tình, chí nghĩa.
Bài tập 3
Gọi HS đọc yêu cầu bài – GV treo bảng phụ tổ chức cho HS thi tiếp sức.
- GV cùng HS nhận xét chốt lại ý đúng:
 Bài tập 4 
Gọi HS đọc yêu cầu bài. 
Giúp HS hiểu nghĩa đen của từng câu tục ngữ
+ Câu 1 : Lửa thử vàng, gian nan thử sức. -> 
+ Câu 2 : Nước lã mà vã nên hồ 
 Tay không mà làm nổi cơ đồ mới ngoan. ->
( hồ : vật liệu xây dựng :(chỉ có nước lã mà làm nên hồ ) . ( ngoan : tài giỏi ) 
+ Câu 3 : Có vất vả mới thanh nhàn , không dưng ai dễ cầm tàn che cho. ->
Cầm tàn che cho : phải thành đạt, làm quan mới được người cầm tàn che cho. 
4 – Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS học tốt. 
- Chuẩn bị : Tính từ ( tt )
Hát 
- HS đọc yêu cầu bài + Cả lớp đọc thầm
- HS trao đổi trong nhóm ghi nhanh ý kiến của nhóm - Đại diện nhóm trình bày kết quả + Cả lớp nhận xét 
+ Chí có nghĩa là rất, hết sức ( biểu thị mức độ cao nhất ) : chí phải , chí lí, chí thân, chí tình, chí công. . .
+ Chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp : ý chí, chí khí, chí hướng, quyết chí.
- 1 HS đọc yêu cầu bài + đọc thầm bài thảo luận cặp đôi – trình bày ý kiến: 
+ Ý đúng là ý b
+ Sức mạnh tinh thần làm cho con người kiên quyết trong hành động , không lùi bước trước mọi khó khăn
- 1HS đọc yêu cầu bài+ Cả lớp đọc thầm trao đổi trong nhóm. Thư kí ghi nhanh ý kiến của nhóm+ cử đại diện nhóm tham gia thi đua - Cả lớp nhận xét 
+ Các từ cần điền : nghị lực, nản chí , kiên nhẫn, quyết chí , ý nguyện. 
- 1 HS đọc yêu cầu bài – HS tiếp nối nhau đọc các câu tục ngữ + Cả lớp đọc thầm , suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
+Muốn biết có phải vàng thật hay không, người ta đem vàng ra thử trong lửa. Đừng sợ vất vả gian nan. Gian nan, vất vả thử thách con người, giúp con người vững vàng , cứng cỏi hơn lên. 
+ Đừng sợ bắt đầu từ hai bàn tay trắng. Những người từ hai bàn tay trắng mà làm 

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_4_tuan_12_dang_thi_hong_anh.doc
Giáo án liên quan