Giáo án môn Sinh học Lớp 9 - Tiết 4, Bài 4: Lai hai cặp tính trạng
1. MỤC TIÊU.
a. Về kiến thức.
- Học sinh mô tả được thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen.
- Biết phân tích kết quả thí nghiệm lai 2 cặp tính trạng của Menđen.
- Hiểu và phát biểu được nội dung quy luật phân li độc lập của Menđen.
- Giải thích được khái niệm biến dị tổ hợp.
b. Về kỹ năng.
- Kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.
- Rèn kĩ năng phân tích kết quả thí nghiệm.
c. Thái độ.
-Giáo dục tính cẩn thận và lòng yêu thích môn học
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
a. GV:
- Tranh phóng to hình 4 SGK. - Bảng phụ ghi nội dung bảng 4
Tiết 4 :Bài 4: LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG 1. MỤC TIÊU. a. Về kiến thức. - Học sinh mô tả được thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen. - Biết phân tích kết quả thí nghiệm lai 2 cặp tính trạng của Menđen. - Hiểu và phát biểu được nội dung quy luật phân li độc lập của Menđen. - Giải thích được khái niệm biến dị tổ hợp. b. Về kỹ năng. - Kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình. - Rèn kĩ năng phân tích kết quả thí nghiệm. c. Thái độ. -Giáo dục tính cẩn thận và lòng yêu thích môn học 2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. a. GV: - Tranh phóng to hình 4 SGK. - Bảng phụ ghi nội dung bảng 4. b. HS: - Học kĩ bài cũ + Nghiên cứu bài mới 3. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC. a. Kiểm tra bài cũ bài cũ (7’) Câu hỏi Đáp án -HS:1: Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần làm gì? - Phải thực hiện phép lai phân tích -HS:2:Tương quan trội lặn có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất ? * Kết luận: Tương quan trội, lặn là hiện tượng phổ biến ở giới sinh vật. - Tính trạng trội thường là tính trạng tốt vì vậy trong chọn giống phát hiện tính trạng trội để tập hợp các gen trội quý vào 1 kiểu gen, tạo giống có ý nghĩa kinh tế. - Trong chọn giống, để tránh sự phân li tính trạng, xuất hiện tính trạng xấu phải kiểm tra độ thuần chủng của giống. b. Dạy bài mới. * Mở bài: Phép lai 2 cặp tính trạng có tuân theo các định luật của men đen không? Hoạt động 1: Thí nghiệm của Menđen (23’) Mục tiêu: Học sinh:- Trình bày được thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen. - Biết phân tích kết quả thí nghiệm từ đó phát triển thành quy luật PLĐL Hoạt động của GV Hoạt động của - HS Nội dung -GV: Yêu cầu - HS quan sát hình 4 SGk, nghiên cứu thông tin và trình bày thí nghiệm của Menđen. - Từ kết quả, GV yêu cầu - HS hoàn thành bảng 4 Trang 15. (gv gợi ý cách tính tỉ lệ) - GV treo bảng phụ gọi - HS lên điền - GV chốt lại kiến thức. - HS quan sát tranh nêu được thí nghệm. - Đại diện nhóm lên bảng điền. I Thí nghiệm của Menđen. 1. Thí nghiệm: P: Vàng, trơn x Xanh, nhăn F1: Vàng, trơn Cho F1 tự thụ phấn F2: 315 V, T : 108 X, T : 101 V, N : 32X, N Kiểu hình F2 Số hạt Tỉ lệ kiểu hình F2 Tỉ lệ từng cặp tính trạng ở F2 Vàng, trơn Vàng, nhăn Xanh, trơn Xanh, nhăn 315 101 108 32 9 3 3 1 Vàng 315+101 416 3 Xanh 108+32 140 1 Trơn 315+108 423 3 Nhăn 101+32 133 1 --?:Tỉ lệ từng cặp tính trạng F2 nói lên điều gì? -?:Kết quả xét chung các tính trạng nói lên điều gì? => trên cơ sở phân tích hướng - HS điền vào chỗ trống. -?: Nội dung đinh luật phân li độc lập? - Mở rộng: Cách tính tỉ lệ khác: (3 :1)(3 :1) = 9 : 3: 3 : 1 -?: Căn cứ vào đâu Menđen cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu di truyền độc lập - HS trả lời - xét chung: Vàng, trơn = 3/4V x 3/4T= 9/16 Vàng, nhăn = 3/4V x 1/4N= 3/16 Xanh, trơn = 1/4X x 3/4T= 3/16 Xanh, nhăn = 1/4X x 1/4= 1/16 - HS vận dụng kiến thức ở mục 1 điền đựơc cụm từ “tích tỉ lệ”. - HS: Một - HS lên bảng điền còn các em khác tự điền vào vở - 1 - HS trả lời, - HS khác đọc lại nội dung SGK. - HS nêu được: căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình ở F2 bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó. -F2 phân tính theo tỉ lệ: 9:3:3:1 (3:1)*(3:1) 2. Nội dung định luật phân li độc lập. Khi lai hai cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản di truyền độc lập thì F2 có tỉ lệ kiểu hình bằng tích các tính trạng hợp thành nó Hoạt động 2: Biến dị tổ hợp (7’) Mục tiêu: - HS nắm được khái niệm và ý nghĩa của biến dị tổ hợp. Hoạt động của GV Hoạt động của - HS Nội dung -GV: Yêu cầu - HS nhớ lại kết quả thí nghiệm ở F2 và trả lời câu hỏi: - F2 có những kiểu hình nào khác với bố mẹ? -GV: Những kiểu hình khác bố mẹ người ta gọi là hiện tượng biến dị tổ hợp. -?khái niệm biến dị tổ hợp?. -?:Nguyên nhân nào có sự xuất hiện biến dị tổ hợp? - HS nêu được; 2 kiểu hình khác bố mẹ là vàng, nhăn và xanh, trơn. (chiếm 6/16). - HS: trả lời các - HS khác nhận xét bổ sung hoàn thiện II. Biến dị tổ hợp * Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ. - Nguyên nhân: Chính sự phân li độc lập của các cặp tính trạng đã đưa đến sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện kiểu hình khác P c. Củng cố - Luyện tập: (5’) - Phát biểu nội dung quy luật phân li? - Biến dị tổ hợp là gì? Nó xuất hiện ở hình thức sinh sản nào? d. Hướng dẫn học bài ở nhà (3’) - Học bài và trả lời câu hỏi SGK - Kẻ sẵn bảng 5 vào vở bài tập
File đính kèm:
- giao_an_mon_sinh_hoc_lop_9_tiet_4_bai_4_lai_hai_cap_tinh_tra.doc