Giáo án môn Sinh học Lớp 9 - Tiết 30: Bệnh và tật di truyền ở người

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

HS phân biệt bệnh và tật di truyền, nhận biết được bệnh nhân Đao và bệnh nhân Tơcnơ qua các đặc điểm hình thái. Trình bày được đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh và 1 số tật di truyền ở người. Nêu được nguyên nhân của các tật, bệnh di truyền và đề xuất được một số biện pháp hạn chế phát sinh chúng.

2.Kĩ năng

 Quan sát, phân tích kênh hình, hoạt động

3.Thái độ

 Giáo dục ý thức tự bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, phòng tránh bệnh tật di truyền.

II. PHƯƠNG TIỆN

1.Giáo viên(Giáo án điện tử)

2.Học sinh

-sưu tầm tranh về bệnh tật di truyền

-kẻ phiếu học tập: Tìm hiểu bệnh tật di truyền.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra

-Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì? Tại sao người ta phải dùng phương pháp đó để nghiên cứu sự di truyền một số tính trạng ở người? cho một ví dụ về ứng dụng của phương pháp trên

3. Bài mới

Giới thiệu bài các đột biến gen, đột biến NST xảy ra ở người, do ảnh hưởng của tác nhân vật lí và hóa học trong tự nhiên, do ô nhiễm môi trường và do rối lọan quá trình trao đổi chất trong tế bào đã gây ra các tật và bệnh di truyền, có khoảng 5000 bệnh, tật di truyền

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 504 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học Lớp 9 - Tiết 30: Bệnh và tật di truyền ở người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Tiết 30
BỆNH VÀ TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯỜI
Soạn: 
Giảng: 
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức 
HS phân biệt bệnh và tật di truyền, nhận biết được bệnh nhân Đao và bệnh nhân Tơcnơ qua các đặc điểm hình thái. Trình bày được đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh và 1 số tật di truyền ở người. Nêu được nguyên nhân của các tật, bệnh di truyền và đề xuất được một số biện pháp hạn chế phát sinh chúng.
2.Kĩ năng
 Quan sát, phân tích kênh hình, hoạt động
3.Thái độ
 Giáo dục ý thức tự bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, phòng tránh bệnh tật di truyền.
II. PHƯƠNG TIỆN 
1.Giáo viên(Giáo án điện tử)
2.Học sinh
-sưu tầm tranh về bệnh tật di truyền
-kẻ phiếu học tập: Tìm hiểu bệnh tật di truyền.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra 
-Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì? Tại sao người ta phải dùng phương pháp đó để nghiên cứu sự di truyền một số tính trạng ở người? cho một ví dụ về ứng dụng của phương pháp trên
3. Bài mới 
Giới thiệu bài các đột biến gen, đột biến NST xảy ra ở người, do ảnh hưởng của tác nhân vật lí và hóa học trong tự nhiên, do ô nhiễm môi trường và do rối lọan quá trình trao đổi chất trong tế bào đã gây ra các tật và bệnh di truyền, có khoảng 5000 bệnh, tật di truyền
HỌAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BÀI
HĐ 1: Tìm hiểu vài bệnh, tật di truyền ở người
Mục tiêu: nhận biết được bệnh nhân Đao và bệnh nhân Tơcnơ qua các đặc điểm hình thái. Trình bày được đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh và 1 số tật di truyền ở người.
 -GV phân biệt khái niệm bệnh, tật di truyền
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát hình 29.1 và 29.2--> hoàn thành phiếu học tập.
Tên bệnh
Đặc điểm
di truyền
Biểu hiện
bên ngoài
Bệnh Đao 
Bệnh Tơc nơ
Bệnh Bạch tạng
B. câm điếc bẩm sinh 
-Gọi vài nhóm trình bày
- GV chốt lại kiến thức.
- GV yêu cầu HS quan sát H 29.3.
H. Trình bày các đặc điểm của một số dị tật ở người?
-GV giới thiệu thêm tật mất sọ não, bàn tay nhiều ngón
- GV chốt lại kiến thức.
Vận dụng kiến thức môn giáo dục công dân đã học, để giải thích câu hỏi sau
Nguyên nhân gây nên bệnh đao? Những đứa trẻ bị bệnh này thường gặp ở những bà mẹ ở độ tuổi nào?
Giới thiệu độ tuổi bà mẹ sinh dễ mắc bệnh đao
Tuổi các bà mẹ
Tỉ lệ trẻ sơ sinh
20 – 24
25 – 29
30 – 34
35 – 39
40 và cao hơn
0.02 – 0.04
0.04 – 0.08
0.11 – 0.13
0.33 – 0.42
0.8 – 1.88
Trong luật KHHGĐ được xem như quốc sách. KHHGĐ đặt ra một số tiêu chí như
-Không sinh con quá sớm hoặc quá muộn
-Các lần sinh con không nên quá gần nhau
-Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên dừng ở một đến hai con
HĐ2: Tìm hiểu nguyên nhân , biện pháp hạn chế bệnh tật di truyền
Mục tiêu: Nêu được nguyên nhân của các tật, bệnh di truyền và đề xuất được một số biện pháp hạn chế phát sinh chúng.
- GV yêu cầu HS thảo luận.
H. Các bệnh và tật di truyền phát sinh do những nguyên nhân nào?
H. Đề xuất các biện pháp hạn chế sự phát sinh các bệnh, tật di truyền.
- Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung, hoàn chỉnh kiến thức.
Trong luật hôn nhân và gia đình của nước ta chỉ rõ hậu quả của việc kết hôn gần làm cho các đột biến gen lặn có hại được biểu hiện ở cơ thể đồng hợp. Người ta thấy 20-30% số con của các cặp hôn nhân có họ hàng thân thuộc bị chết non hoặc mang các tật di truyền bẩm sinh
H.Bản thân em sẽ làm gì để góp phần hạn chế phát sinh các bệnh, tật di truyền?
I. Một vài bệnh, tật di truyền ở người:
1. Một vài bệnh di truyền ở người:
- Bệnh Đao 
- Bệnh Tơc nơ
- Bệnh Bạch tạng
- Bệnh câm điếc bẩm sinh 
2. Một số tật di truyền ở người:
-Khe hở môi hàm, mất sọ não, bàn tay mất 1 số ngón: Do đột biến NST
-Xương chi ngắn, bàn chân nhiều ngón: Đột biến gen trội.
II. Các biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền:
1. Nguyên nhân:
+ Do các tác nhân vật lí, hoá học trong tự nhiên.
+ Do ô nhiễm môi trường.
+ Do rối loạn trao đổi chất nội bào.
2. Biện pháp hạn chế:
+ Hạn chế các HĐ gây ô nhiễm môi trường.
+ Sử dụng hợp lí các thuốc báo vệ thực vật.
+ Đấu tranh chống sản xuất, sử dụng vũ khí hoá học, vũ khí hạt nhân.
+ Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây bệnh, bệnh di truyền. 
4. KTĐG
 -HS làm bài tập đánh giá vào phiếu
5. Dặn dò 
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục em có biết. Tìm hiểu di truyền học với con người
	IV.RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docgiao an word lien mon sinh 14 15.doc