Giáo án môn Sinh học Lớp 9 - Tiết 24, Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Tiết:24 Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

1. Mục tiêu.

a. Kiến thức:

+ Biết: - Học sinh nắm được các biến đổi số lượng thường thấy ở một cặp NST, cơ chế hình thành thể (2n + 1) và thể (2n – 1).

+Hiểu: - Nêu được hậu quả của biến đổi số lượng ở từng cặp NST.

b. Kỹ năng: - Phát triễn kĩ năng quan sát và phân tích kenh hình .

c. Thái độ.- Giáo dục lòng yêu thích môn học và lòng ham muốn nghiên cứu khoa học

2. Chuẩn bị của GV & HS.

a. GV:

- Tranh phóng to hình 23.1; 23.2 SGK; H 29.1; 29.2 SGK.

b. HS:

- Nghiên cứu kỹ bài trước khi lên lớp

 

doc5 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 414 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học Lớp 9 - Tiết 24, Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:24 	Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
1. Mục tiêu.
a. Kiến thức:
+ Biết: - Học sinh nắm được các biến đổi số lượng thường thấy ở một cặp NST, cơ chế hình thành thể (2n + 1) và thể (2n – 1).
+Hiểu: - Nêu được hậu quả của biến đổi số lượng ở từng cặp NST.
b. Kỹ năng: - Phát triễn kĩ năng quan sát và phân tích kenh hình.
c. Thái độ.- Giáo dục lòng yêu thích môn học và lòng ham muốn nghiên cứu khoa học
2. Chuẩn bị của GV & HS.
a. GV:
- Tranh phóng to hình 23.1; 23.2 SGK; H 29.1; 29.2 SGK.
b. HS: 
- Nghiên cứu kỹ bài trước khi lên lớp
3. Tiến trình dạy học.
a. Kiểm tra bài cũ bài cũ (5’)
Câu hỏi
Đáp án
-?: Đột biến cấu trúc NST là gì? Có mấy loại? Nguyên nhân nào dẫn đến đột biến cấu trúc NST?
- Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST gồm các dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.
- Nguyên nhân đột biến cấu trúc NST chủ yếu do tác nhân lí học, hoá học trong ngoại cảnh làm phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng, xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người.
b. Giảng bài mới
 * Mở bài: GV giới thiệu khái niệm đột biến số lượng NST như SGK: đột biến số lượng NST là những biến đổi số lượng xảy ra ở một hoặc một số cặp NST hoặc tất cả bộ NST.
Hoạt động 1: Hiện tượng dị bội (19’) 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV kiểm tra kiến thức cũ của HS về: 
- Thế nào là cặp NST tương đồng?
- Bộ NST lưỡng bội, đơn bội?
-?: Hiện tượng dị bội thể là gì ?
-?: Có các dạng dị bội thể nào?
-?: Các dạng dị bội thể trên gây ra hậu quả gì?
- GV cho HS quan sát H 29.1 và 29.2 SGK, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- Qua 2 hình trên, hãy cho biết ở người, cặp NST thứ mấy đã bị thay đổi và thay đổi như thế nào so với các cặp NST khác?
- Cho HS quan sát H 23.1 và nghiên cứu mục I để trả lời câu hỏi:
- ở chi cà độc dược, cặp NST nào bị thay đổi và thay đổi như thế nào?
- Quả của 12 kiểu cây dị bội khác nhau về kích thước, hình dạng và khác với quả của cây lưỡng bội bình thường như thế nào?
- 1 vài HS nhắc lại các khái niệm cũ.
-HS:TL
-HS:TL
- HS quan sát hình vẽ và nêu được:
-HS:TL
+ Hình 29.1 cho biết ở người bị bệnh Đao, cặp NST 21 có 3 NST, các cặp khác chỉ có 2 NST.
+ Hình 29.2 cho biết người bị bệnh Tơcnơ, cặp NST 23 (cặp NST giới tính) chỉ có 1 NST, các cặp khác có 2 NST.
- HS quan sát hình 23.2 và nêu được:
+ Cà độc dược có 12 cặp NST người ta phát hiện được 12 thể dị bội ở cả 12 cặp NST cho 12 dạng quả khác nhau về hình dạng, kích thước và số
 lượng gai.
I. Hiện tượng dị bội
- Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có 1 hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng.
- Các dạng:
+ Thêm 1 NST ở 1 cặp nào đó (2n + 1).
+ Mất 1 NST ở 1 cặp nào đó (2n -1)
+ Mất 1 cặp NST tương đồng (2n – 2)....
- Hậu quả: Thể đột biến (2n + 1) và (2n -1) có thể gây ra những biến đổi về hình thái (hình dạng, kích thước, màu sắc) ở thực vật hoặc gây bệnh ở người như bệnh Đao, bệnh Tơcnơ.
Hoạt động 2: Sự phát sinh thể dị bội (16’)
	Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV cho HS quan sát H 23.2
- Sự phân li NST trong quá trình giảm phân ở 2 trường hợp trên có gì khác nhau?
- Các giao tử nói trên tham gia thụ tinh tạo thành hợp tử có số lượng như thế nào?
- GV treo H 23.2 yêu cầu 1 HS lên bảng trình bày cơ chế phát sinh thể dị bội.
- GV chốt lại kiến thức.
- Cho HS quan sát H 29.2 và thử giải thích trường hợp hình thành bệnh Tơcnơ (OX) có thể cho HS viết sơ đồ lai minh hoạ.
- Các nhóm quan sát kĩ hình, thảo luận và nêu được:
+ Một bên bố (mẹ) NST phân li bình thường, mỗi giao tử có 1 NST của mỗi cặp.
+ Một bên bố (mẹ) NST phân li không bình thường, 1 giao tử có 2 NST của 1 cặp, giao tử kia không có NST nào.
+ Hợp tử có 3 NST hoặc có 1 NST trong cặp tương đồng.
- 1 HS lên bảng trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS quan sát hình và giải thích.
II. Sự phát sinh thể dị bội
Cơ chế phát sinh thể dị bội:
- Trong giảm phân sự không phân li của 1 cặp NST tương đồng nào đó tạo thành 1 giao tử mang 2 NST trong 1 cặp và 1 giao tử không mang NST nào của cặp đó.
- Sự thụ tinh của các giao tử bất thường này với các giao tử bình thường sẽ tạo ra các thể dị bội (2n +1 ) và (2n – 1) NST.
c. Củng cố - Luyện tập (4’)
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK.
- Bài tập trắc nghiệm
	Sự không phân li của 1 cặp NST tương đồng xảy ra ở các tế bào sinh dục của cơ thể 2n sẽ cho loại giao tử nào?
	a. n, 2n	c. n + 1, n – 1
	b. 2n + 1, 2n -1	d. n, n + 1, n – 1.
d. Hướng dẫn học ở nhà (1’)
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2,3 SGK.
- Đọc trước bài 24.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_sinh_hoc_lop_9_tiet_24_bai_23_dot_bien_so_luong.doc