Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Tiết 50: Hệ thần kinh sinh dưỡng - Năm học 2006-2007
1. MỤC TIÊU :
- HS phân biệt được phản xạ sinh dưỡng và phản xạ vận động
- Phân biệt được bộ phận giao cảm và đối gia cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng về cấu tạo và chức năng.
- Y thức vệ sinh, bảo vệ hệ thần kinh.
2. CHUẨN BỊ :
Giáo viên : Tranh phóng to hình 48.1 - 47.3/sgk/151,152
Học sinh : Kẻ bảng học tập
3. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Kiểm tra bài cũ :
- Trình bày cấu tạo ngoài của đại não và sự phân vùng chức năng của đại não dựa trên tranh vẽ .
- Đặc điểm tiến hóa của người so với các động vật khác trong lớp thú ?
HOẠT ĐỘNG 1 :
Mục tiêu: Phân biệt được cung phản xạ dinh dưỡng với cung phản xạ vận động
GV :Cho HS quan sát hình 48.1 và thực hiện lệnh /151
? Hãy mô tả đường đi của xung thần kinh trong cung phản xạ của hình A và B
HS : Quan sát tranh và trao đổi thảo lụân để thực hiện lệnh.
GV : Yêu cầu HS hoàn thành vào bảng học tập sau :
I. Cung phản xạ sinh dưỡng :
Ngày soạn : 01/03/2007 Ngày dạy : 03/03/2007 Tuần : 25 Tiết 50 :Bài 48: HỆ THẦN KINH SINH DƯỠNG MỤC TIÊU : HS phân biệt được phản xạ sinh dưỡng và phản xạ vận động Phân biệt được bộ phận giao cảm và đối gia cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng về cấu tạo và chức năng. Yù thức vệ sinh, bảo vệ hệ thần kinh. CHUẨN BỊ : Giáo viên : Tranh phóng to hình 48.1 - 47.3/sgk/151,152 Học sinh : Kẻ bảng học tập HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : Hoạt động của GV và HS Nội dung Kiểm tra bài cũ : Trình bày cấu tạo ngoài của đại não và sự phân vùng chức năng của đại não dựa trên tranh vẽ . Đặc điểm tiến hóa của người so với các động vật khác trong lớp thú ? HOẠT ĐỘNG 1 : Mục tiêu: Phân biệt được cung phản xạ dinh dưỡng với cung phản xạ vận động GV :Cho HS quan sát hình 48.1 và thực hiện lệnh p /151 ? Hãy mô tả đường đi của xung thần kinh trong cung phản xạ của hình A và B HS : Quan sát tranh và trao đổi thảo lụân để thực hiện lệnh. GV : Yêu cầu HS hoàn thành vào bảng học tập sau : I. Cung phản xạ sinh dưỡng : Đặc điểm Cung phản xạ vận động Cung phản xạ sinh dưỡng Cấu tạo Trung ương - Chất xám : Đại não và tủy sống - Không có - Từ cơ quan thụ cảm đến trung ương - Đến thẳng cơ quan phản ứng - Chất xám : Trụ não và sừng bên tủy sống - Có - Từ cơ quan thụ cảm đến trung ương - Qua sợi trước hạch và sợi sau hạch (chuyển giao ở hạch thần kinh) Chức năng Điều khiển hoạt động cơ vân (có ý thức) Điều khiển hoạt độngnội quan. (vô thức) HOẠT ĐỘNG 2 : Mục tiêu: Nắm được cấu tạo hệ thần kinh dinh dưỡng So sánh cấu tạo phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm Gv : Cho HS đọc thông tin SGK và quan sát hình 48.3/SGK. ? Cấu tạo của hệ thần kinh sinh duỡng ? HS : Đọc thông tin, quan sát tranh để trả lời GV :Yêu cầu HS đọc bảng thông tin 48.1/152 HOẠT ĐỘNG 3: Mục tiêu: Nắm được chức năng của hệ thần kinh dinh dưỡng GV : Cho hS quan sát hình 48.3-SGK và thực hiện lệnh p /153 ? Nhận xét chức năng của phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm ? HS :Quan sát tranh, trao đổi , thảo luận để thuc hiện lệnh GV : Hệ thần kinh sinh dưỡng có vai trò như thế nào trong đời sống ? HS : Đại diện nhóm trả lời. GV : Hoàn thiện lại kiến thức. II. Cấu tạo của hệ thần kinh sinh dưỡng : Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm : trung ương, ngoại biên có các dây thần kinh và hạch thần kinh. Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm 2 phân hệ : Phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm. (xem bảng 48.1/152-SGK) III. Chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng. Phân hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm có tác dụng đối lập nhau đối với các hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng. Nhờ tác dụng đối lập đó mà hệ thần kinh sinh dưỡng điều hòa được hoạt động của các cơ quan nội tạng. IV. CỦNG CỐ Trình bày phản xạ điều hòa hoạt động của tim lúc huyết áp tăng cao ? Chức năng của hệ thần kinhsinh dưỡng ? V. DẶN DÒ Học bài, làm bài tập 1, 2 /154/SGK Đọc mục “Em có biết”/150
File đính kèm:
- T52_he than kinh sinh duong.doc