Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Tiết 30+31
I. MỤC TIÊU.
- HS nắm được:
+ Những đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng.
+ Các con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng từ ruột tới các cơ quan tế bào.
+ Vai trò đặc biệt của gan trên con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng.
+ Vai trò của ruột già trong quá trình tiêu hoá của cơ thể.
+ Giáo dục ý thức giữ vệ sinh nơi công cộng.Những điều kiện đảm bảo cuộc sống
II. CHUẨN BỊ.
- Tranh phóng to H 29.1; 29.2; 29.3.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày hoạt động tiêu hoá ở ruột non?
- Với khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, nêu các chất dinh dưỡng sau khi tiêu hoá ở ruột non?
3. Bài mới
Hoạt động 1: Hấp thụ chất dinh dưỡng
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, quan sát H 29.1; 29.2 và trả lời câu hỏi:
- Căn cứ vào đâu người ta khẳng định rằng: ruột non là cơ quan chủ yếu của hệ tiêu hoá đảm nhận vai trò hấp thụ?
- GV yêu cầu HS phân tích trên tranh.
- Diện tích bề mặt có liên quan đến hiệu quả hấp thụ như thế nào?
?-Trình bày đặc điểm cấu tạo của ruột non có tác dụng làm tăng diện tích bề mặt hấp thụ? - Cá nhân HS tự nghiên cứu thông tin SGK, quan sát H 29.1; 29.2 và trả lời:
+ Dựa vào thực nghiệm nghiên cứu.
- HS trình bày trên tranh.
- Diện tích bề mặt tăng sẽ làm tăng hiệu quả hấp thụ.
+ Ruột non cấu tạo có nếp gấp, lông ruột, lông cực nhỏ làm tăng diện tích bề mặt hấp thụ.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 30 Bài 29: hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân Vệ sinh tiêu hoá I. mục tiêu. - HS nắm được: + Những đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng. + Các con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng từ ruột tới các cơ quan tế bào. + Vai trò đặc biệt của gan trên con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng. + Vai trò của ruột già trong quá trình tiêu hoá của cơ thể. + Giáo dục ý thức giữ vệ sinh nơi công cộng.Những điều kiện đảm bảo cuộc sống II. chuẩn bị. - Tranh phóng to H 29.1; 29.2; 29.3. III. hoạt động dạy - học. 1. Tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Trình bày hoạt động tiêu hoá ở ruột non? - Với khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, nêu các chất dinh dưỡng sau khi tiêu hoá ở ruột non? 3. Bài mới Hoạt động 1: Hấp thụ chất dinh dưỡng Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, quan sát H 29.1; 29.2 và trả lời câu hỏi: - Căn cứ vào đâu người ta khẳng định rằng: ruột non là cơ quan chủ yếu của hệ tiêu hoá đảm nhận vai trò hấp thụ? - GV yêu cầu HS phân tích trên tranh. - Diện tích bề mặt có liên quan đến hiệu quả hấp thụ như thế nào? ?-Trình bày đặc điểm cấu tạo của ruột non có tác dụng làm tăng diện tích bề mặt hấp thụ? - Cá nhân HS tự nghiên cứu thông tin SGK, quan sát H 29.1; 29.2 và trả lời: + Dựa vào thực nghiệm nghiên cứu. - HS trình bày trên tranh. - Diện tích bề mặt tăng sẽ làm tăng hiệu quả hấp thụ. + Ruột non cấu tạo có nếp gấp, lông ruột, lông cực nhỏ làm tăng diện tích bề mặt hấp thụ. Kết luận: - Sự hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu diễn ra ở ruột non. - Cấu tạo ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ. - Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ có tác dụng tăng diện tích tiếp xúc (tới 500 m2). - Hệ mao mạch máu và mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột. - Ruột dài 2,8 – 3 m; S bề mặt từ 400-500 m2. Hoạt động 2: Tìm hiểu con đường vận chuyển, hấp thụ các chất và vai trò của gan - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục II SGK, quan sát H 29.3 - Có mấy con đường hấp thụ chất dinh dưỡng trong ruột non? - Yêu cầu HS hoàn thành bảng 29 trang 95 trên bảng GV đã kẻ sẵn. - GV giúp HS hoàn thiện bảng. - GV giải thích thêm: các vitamin tan trong dầu có A, D, K, E. còn lại là các vitamin tan trong nước. - Gan đóng vai trò gì trong con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng về tim? - GV lấy VD về bệnh tiểu đường. - Cá nhân HS nghiên cứu thông tin mục II SGK, quan sát tranh và trả lời câu hỏi: + Có 2 con đường hấp thụ là máu và bạch huyết. - HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm lên điền vào bảng. - HS dựa vào H 29.3 để trả lời: Gan khử các chất độc có hại cho cơ thể và điều hoà nồng độ chất dinh dưỡng trong máu. Kết luận: Bảng 29: Các con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng đã hấp thụ Các chất dinh dưỡng được hấp thụ và vận chuyển theo đường máu Các chất dinh dưỡng được hấp thụ và vận chuyển theo đường bạch huyết - Đường, 30% axit béo và glixêrin, aa, các vitamin tan trong nước, các muối khoáng, nước. - 70% lipit (các giọt mỡ đã được nhũ tương hoá), các vitamin tan trong dầu (A, D, E, K). - Vai trò của gan đối với các chất đã hấp thụ. + Điều hoà nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu được ổn định. + Khử các chất độc bị lọt vào cùng chất dinh dưỡng. Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của ruột già trong quá trình tiêu hoá - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục III SGK và trả lời câu hỏi: - Vai trò chủ yếu của ruột già là gì? - GV nêu 1 số nguyên nhân gây táo bón (do ít vận động , ăn ít chất xơ). Yêu cầu HS trình bày biện pháp chống táo bón. - GV lưu ý HS bệnh trĩ. - Cá nhân HS nghiên cứu thông tin mục III SGK và trả lời câu hỏi: + Ruột già có vai trò hấp thụ nước và muối khoáng, thải phân. - HS nghe, vận dụng kiến thức đã tiếp thu và trả lời. Tiểu kết: - Vai trò của ruột già: + Hấp thụ nước cần thiết cho cơ thể. + Thải phân. 4. Củng cố – Dặn dò. a,Củng cố - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 3 SGK. b, Dặn dò. - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Đọc mục “Em có biết” - Hướng dẫn: Câu 3: Vai trò của gan trong quá trình tiêu hoá: + Tiết dịch mật giúp tiêu hoá lipit. + Khử chất độc lọt vào máu cùng các chất dinh dưỡng. + Điều hoà nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu ổn định. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 31 bài tập CHƯƠNG III,IV,V I.mục tiêu -Giúp HS ôn tập lại kiến thức đã học -Nắm đợc một số dạng bài tập và phơng pháp giả các dạng bài tập đó. -Giáo dục ý thức học tập cho HS -Rèn cho HS cách làm bài kiểm tra, bài thi II.chuẩn bị -Một số bài tập trng vở bài tập -vở bài tập III. Hoạt động dạy học ổn định lớp kiểm tra bài cũ : Kiểm tra trong giờ bài mới Bài tập 1,2,3,4 (tr 89) Câu 1: “ở dạ dày có các hoạt động tiêu hoá sau: tiết dịch vị, biến đổi lí học, hoá học của thức ăn, đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột. Câu 2: Biến đổi lí học ở dạ dày - Thức ăn chạm vào lưỡi và dạ dày kích thích tiết dịch vị (sau 3 giờ có tới 3 lít dịch vị) giúp hoà loãng thức ăn. - Sự phối hợp co của các cơ dạ dày giúp làm nhuyễn và đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị. Câu 3: Biến đổi hoá học ở dạ dày - Lúc đầu một phần tinh bột chịu tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt biến đổi thành đường mantozơ cho đến khi thức ăn thấm đều dịch vị. - Phần Pr chuỗi được enzim pepsin trong dịch vị phân cắt thành các Pr chuỗi ngắn (3 – 10 aa). Câu 4: Với khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, sau khi tiêu hoá ở dạ dày thì các chất trong thức ăn cần tiêu hoá tiếp ở ruột non là: Pr, G, L. Bài tập 4 (tr 92) Câu 5: Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hoá ở ruột non có thể diễn ra như sau: môn vị thiếu tín hiệu đóng nên thức ăn sẽ qua môn vị tới ruột non liên tục và nhanh hơn, thức ăn sẽ không đủ thời gian ngấm đều dịch tiêu hoá ở ruột non dẫn tới hiệu quả tiêu hoá thấp. Bài tập 2, 3, 4 (tr 83) Câu 2: “Nhai kĩ no lâu” là khi nhai càng kĩ thì hiệu suất tiêu hoá càng cao, cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng nên no lâu hơn. Câu 3: Với khẩu phần ăn đầy đủ, sau khi tiêu hoá ở khoang miệng và thực quản thì những chất trong thức ăn vẫn cần tiêu hoá tiếp: G, L, Pr. Câu 4: - Cháo thấm 1 ít nước bọt, 1 phần tinh bột trong cháo bị biến đổi thành đường mantozơ dưới tác dụng của enzim amilaza. - Với sữa thấm 1 ít nước bọt sự tiêu hoá hoá học không diễn ra ở khoang miệng do thành phần hoá học của sữa là Pr và đường đôi hoặc đường đơn. 4. Củng cố – Dặn dò. a,Củng cố Hướng dẫn HS cách giải các bài tập +Bám sát kiến thức bài học b, Dặn dò Ôn tập kiến thức đã học Đọc trược bài “Trao đổi chất”
File đính kèm:
- SINH 8.16.doc