Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Chương trình học kì II - Năm học 2009-2010

Tiết 48: TRỤ NÃO, TIỂU NÃO, NÃO TRUNG GIAN

I/ Mục tiêu.

- Kiến thức: Khi học xong bài này, HS:

+ Xác định được vị trí và các thành phần của trụ não.

+ Trình bày được chức năng chủ yếu của trụ não.

+ Xác định được vị trí, chức năng của tiểu não.

+ Xác định được vị trí, chức năng chủ yếu của não trung gian.

- Kĩ năng: Phát triển kĩ năng hoạt động nhóm.

- Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ bộ não.

II/ Đồ dùng dạy học:

- Tranh phóng to H 46.1; 46.2; 46.3.

- Mô hình bộ não tháo lắp.

- Bảng 46 kẻ sẵn vào bảng phụ.

III/ TIến trình dạy - học.

1. Tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, nề nếp, trang phục.

2. Kiểm tra bài cũ:

Câu 1: Trình bày cấu tạo và chức năng của dây thần kinh tuỷ? Vì sao nói dây thần kinh tuỷ là dây pha?

Câu 2: Trên 1 con ếch đã mổ, Quang đã vô ý thúc một mũi kéo làm đứt 1 số rễ. Bằng cách nào em có thể xác định được rễ nào còn, rễ nào mất?

Đáp án: Kích thích mạnh lần lượt vào các chi:

 + Nếu chi nào co, rễ cảm giác (rễ sau) chi đó bị đứt.

 + Nếu chi nào không co, rễ vận động (rẽ trước) vẫn còn.

 + Nếu chi đó không co, các chi khác co thì rễ trước chi đó bị đứt.

3. Bài mới:

 

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Mục tiêu: HS nắm được vị trí và các thành phần của não bộ, xác định giới hạn của trụ não, tiểu não.

- Cho HS quan sát mô hình bộ não, đối chiếu với H 46.1 và trả lời câu hỏi:

? Bộ não gồm những thành phần nào?

- HS quan sát kĩ tranh và mô hình, ghi nhớ chú thích.

- 1 HS trả lời, HS khác nhận xét.

- GV nhận xét.

- Yêu cầu HS hoàn thành bài tập điền từ (SGK) mục I.

- HS dựa vào chú thích hình vẽ, tìm hiểu vị trí, thành phần não, hoàn thành bài tập điền từ.

- 1 vài HS đọc kết quả, lớp nhận xét, bổ sung.

- GV kiểm tra bài tập của HS, chính xác hoá lại thông tin.

- GV gọi 1 HS chỉ trên tranh hoặc mô hình các thành phần trên.

Mục tiêu: + HS trình bày được cấu tạo và chức năng chủ yếu của trụ não.

 + So sánh thấy sự giống và khác nhau giữa trụ não và tuỷ sống.

- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin Tr 144 và trả lời câu hỏi:

? Nêu cấu tạo trụ não?

? Chất trắng và chất xám ở trụ não có chức năng gì?

- HS đọc kĩ và xử lí thông tin, trả lời câu hỏi:

- 1 vài HS nhận xét, bổ sung, rút ra kết luận.

- GV hoàn thiện kiến thức, giới thiệu 12 đôi dây thần kinh não (dây cảm giác, dây vận động, dây pha).

- GV phát phiếu học tập, yêu cầu HS trao đổi nhóm, hoàn thành bài tập so sánh cấu tạo, chức năng trụ não và tuỷ sống (Bảng 46).

- HS dựa vào vốn hiểu biết về cấu tạo, chức năng trụ não và tuỷ sống, trao đổi nhóm và hoàn thành bảng.

- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.

- GV kiểm tra kết quả các nhóm.

- GV chính xác hoá kiến thức bằng bảng so sánh.

- Yêu cầu HS chỉ vị trí của não trung gian trên tranh (mô hình).

- 1- 2 HS lên bảng chỉ.

- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin và trả lời:

? Nêu cấu tạo và chức năng của não trung gian?

- HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét bổ sung.

- Yêu cầu HS đọc thông tin mục IV, quan sát H 46.3 và trả lời câu hỏi:

? Nêu vị trí của tiểu não?

? Tiểu não có cấu tạo như thế nào?

- HS nghiên cứu thông tin, hình vẽ và trả lời câu hỏi.

- 1 HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung.

- Rút ra kết luận.

- Yêu cầu HS đọc thí nghiệm SGK () và trả lời:

- Tiểu não có chức năng gì?

- HS đọc thí nghiệm, rút ra chức năng của tiễu não. 1. Vị trí và các thành phần của bộ não

Đáp án:

1 – Não trung gian; 2 – Não giữa

3 – Cầu não; 4 – Não giữa;

5 – Cuống não; 6 – Củ não sinh tư;

7 – Tiểu não.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Cấu tạo và chức năng của trụ não

 

 

- Chất trắng ở ngoài: gồm đường lên (cảm giác) và đường xuống (vận động) liên hệ với tuỷ sống và các phần khác của não.

- Chất xám ở trong, tập trung thành các nhân xám, là nơi xuất phát 12 đôi dây thần kinh não.

+ Chất xám là trung khu điều khiển, điều hoà hoạt động của các cơ quan: tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá (các cơ quan sinh dưỡng).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Não trung gian.

- Não trung gian gồm đồi thị và vùng dưới đồi thị:

+ Chất trắng (ngoài) chuyển tiếp các đường dẫn truyền từ dưới lên não.

+ Chất xám (trong): là các nhân xám điều khiển quá trình trao đổi chất và điều hoà thân nhiệt.

4. Tiểu não.

- Tiểu não nằm sau trụ não, dưới bán cầu não.

- Cấu tạo:

+ Chất xám ở ngoài làm thành vỏ tiểu não.

+ Chất trắng ở trong là các đường dẫn truyền nối 2 vỏ tiểu não với các nhân và các phần khác của hệ thần kinh.

- Chức năng: điều hoà, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cho cơ thể.

 

doc63 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 469 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Chương trình học kì II - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oá thành các từ, các khái niệm. Nhờ vậy khi nói tới từ hoặc khái niệm đó, con người hiểu và tưởng tượng ra.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK.
? Nói tới gà, trâu, chó... chúng có đặc điểm chung gì?
? Vậy con vịt có phải là động vật không?
- Yêu cầu HS lấy VD khác về sự hình thành khái niệm.
- HS tự lấy VD khác.
? Từ các khái niệm đã rút ra được qua VD từ “động vật” được hình thành như thế nào?
Đó là tư duy trừu tượng. Vậy:
? Tư duy trừu tượng là gì?
- HS: Từ những điểm chung của sự vật hiện tượng, con người biết khái quát hoá thành những khái niệm, được diễn đạt bằng các từ.
1. Sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện ở người
- PXKĐK được hình thành ở trẻ mới sinh từ rất sớm.
- ức chế PXCĐK xảy ra nếu PXCĐK đó không cần thiết đối với đời sống.
- Sự hình thành và ức chế PXCĐK là 2 quá trình thuận nghịch, quan hệ mật thiết với nhau làm cơ thể thích nghi với điều kiện sống luôn thay đổi.
- ở người: Học tập, rèn luyện các thói quen, các tập quán tốt, nếp sống văn hoá chính là kết quả của sự hình thành và ức chế PXCĐK.
+ Giống về quá trình thành lập và những điều kiện được hình thành và ức chế PXCĐK và ý nghĩa của chúng với đời sống.
+ Khác về số lượng và mức độ phức tạp của PXCĐK.
2. Vai trò của tiếng nói và chữ viết
a. Tiếng nói và chữ viết là tín hiệu gây ra các phản xạ có điều kiện cấp cao.
- Tiếng nói và chữ viết giúp mô tả sự vật, hiện tượng. Khi con người đọc, nghe có thể tưởng tượng ra.
- Tiếng nói và chữ viết là kết quả của quá trình học tập (đó là các PXCĐK).
b. Tiếng nói và chữ viết là phương tiện để con người giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm với nhau.
- GV mở rộng: ở người PXCĐK còn được thành lập thông qua tiếng nói và chữ viết đại diện cho các sự vật và hiện tượng cụ thể- là tín hiệu gián tiếp để hình thành PXCĐK.
Tiếng nói và chữ viết biểu đạt các sự việc, hiện tượng cụ thể( kể cả các hiện tượng tâm lí) dưới dạng các khái niệm mà khái niệm là cơ sở của tư duy trừu tượng kể cả tư suy rất sáng tạo ở người.
3. Tư duy trừu tượng
+ Chúng được xếp chung là động vật.
+ Có.
- Nhờ có tiếng nói và chữ viết con người có khả năng tư duy trừu tượng.
- Từ những thuộc tính chung của sự vật hiện tượng, con người biết khái quát hoá thành những khái niệm, được diễn đạt bằng các từ.
- Khả năng khái quát hoá và trừu tượng hoá là cơ sở của tư duy trừu tượng, chỉ có ở con người.
IV/ Tổng kết:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài.
- GV đánh giá giờ.
- HS trả lời câu 2 SGK.
- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK.
Câu 1: Đảm bảo sự thích nghi đối với môi trường và điều kiện sống luôn luôn thay đổi để tồn tại và phát triển.
Câu 2: Tiếng nói và chữ viết là kết quả cử sự khái quát và trừu tượng hoá các sự vật và hiện tượng cụ thể, thuộc hệ thống tín hiệu thứ 2. Tiếng nói và chữ viết là phương tiện giao tiếp, trao đổi, truyền đạt kinh nghiệm cho nhau và cho thế hệ sau.
- Đọc trước bài 54: Vệ sinh hệ thần kinh.
.....................................................o0o.........................................................
Tuần 30: 	Ngày soạn: 22/3/2010
	Ngày giảng: 1/ 4/2010.
Tiết 57: Vệ sinh hệ thần kinh.
I/ Mục tiêu.
- Kiến thức: Khi học xong bài này, HS phải:
+ Hiểu rõ ý nghĩa sinh học của giấc ngủ đối với sức khoẻ.
+ Phân tích ý nghĩa của lao động và nghỉ ngơi hợp lí, tránh ảnh hưởng xấu tới hệ thần kinh.
+ Nêu được tác hại của ma tuý và các chất gây nghiện đối với sức khoẻ và hệ thần kinh.
+ Xây dựng cho bản thân một kế hoạch học tập và nghỉ ngơi hợp lí, đảm bảo sức khoẻ.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tư duy, liên hệ thực tế.
- Thái độ: Có ý thức vệ sinh, giữ gìn sức khoẻ, tránh xa ma tuý.
II/ Đồ dùng dạy học.
- Tranh ảnh thông tin tuyên truyền về tác hại của các chất gây nghiện: rượu, thuốc lá, ma tuý ....
- Bảng phụ ghi nội dung bảng 54.
III/ Tiến trình dạy - học.
1. Tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, nề nếp, trang phục.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: ý nghĩa của sự thành lập và ức chế các pơhản xạ có điều kiện trong đời sống con người?
Câu 2: Tiếng nói và chữ viết có vai trò gì trong đời sống con người?
3. Bài mới
	Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều công việc đôi khi làm ta mệt mỏi. Sự mệt mỏi này bắt nguồn từ hệ thần kinh sau đó tới các cơ quan khác. Vậy để có hệ thần kinh khoẻ mạnh, hoạt động của cơ thể hợp lí chúng ta cần làm gì? Đó là nội dung của bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV cung cấp thông tin: Chó có thể nhịn ăn 20 ngày vẫn có thể nuôi béo trở lại nhưng mất ngủ 10 – 12 ngày là chết.
- Đặt câu hỏi cho HS thảo luận:
? Vì sao nói ngủ là 1 nhu cầu sinh lí của cơ thể?
? Ngủ là gì? Khi ngủ sự hoạt độngcủa các cơ quan như thế nào?
? Giấc ngủ có ý nghĩa như thế nào đối với sức khoẻ?
- Cá nhân HS tự thu nhận thông tin, dựa vào hiểu biết của bản thân, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
- GV đưa ra số liệu về nhu cầu ngủ ở các lứa tuổi khác nhau.
? Muốn có giấc ngủ tốt cần những điều kiện gì? Nêu những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến giấc ngủ?
- GV: Không chỉ ngủ mới phục hồi sức làm việc của hệ thần kinh mà còn phải lao động, học tập xen kẽ nghỉ ngơi hoạp lí tránh căng thẳng, mệt mỏi cho hệ thần kinh.
? Tại sao không nên làm việc quá sức, thức quá khuya?
? Lao động và nghỉ ngơi như thế nào là hợp lí?
- GV cho HS liên hệ: quy định thời gian làm việc, nghỉ ngơi đối với những người làm công việc khác nhau. Với HS: xây dựng thời gian biểu hợp lí.
? Muốn bảo vệ hệ thần kinh ta phải làm gì?
Từ các kiến thức trên cùng với thông tin SGK, HS trả lời câu hỏi.
Mục tiêu: HS nắm được chỉ có ở con người, các sự vật hiện tượng được khái quả hoá thành các từ, các khái niệm. Nhờ vậy khi nói tới từ hoặc khái niệm đó, con người hiểu và tưởng tượng ra.
- GV cho HS quan sát tranh hậu quả của nghiện ma tuý, nghiện rượu, thuốc lá...
- HS quan sát.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập bảng 54 SGK.
- HS thảo luận nhóm. thống nhất ý kiến và hoàn thành bảng 54. Đại diện nhóm lên bảng trình bày, các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
- GV yêu cầu HS lên bảng chữa bài tập.
- GV nhận xét, đưa ra kết quả nếu cần.
1. ý nghĩa của giấc ngủ đối với sức khoẻ
Ngủ là một nhu cầu sinh lí của cơ thể và ngủ là 1 đòi hỏi tự nhiên của cơ thể, cần hơn ăn.
- Bản chất của giấc ngủ là quá trình ức chế tự nhiên để bảo vệ và phục hồi khả năng hoạt động của hệ thần kinh sau 1 ngày học tập và lao động mệt mỏi.. Khi ngủ các cơ quan giảm hoạt động, có tác dụng phục hồi hoạt động của hệ thần kinh và các hệ cơ quan khác.
- Để đảm bảo giấc ngủ tốt cần:
+ Ngủ đúng giờ.
+ Chỗ ngủ thuận lợi.
+ Không dùng chất kích thích: cà phê, chè đặc, thuốc lá.
+ Không ăn quá no, hạn chế kích thích ảnh hưởng tới vỏ não gây hưng phấn.
2. Lao động và nghỉ ngơi hợp lí
+ Để tránh căng thẳng và mệt mỏi cho hệ thần kinh.
+ Lao động , học tập xen kẽ với nghỉ ngơi, tránh đơn điệu dễ nhàm chán.
- Để bảo vệ hệ thần kinh cần:
+ Đảm bảo giấc ngủ hàng ngày.
+ Giữ cho tâm hồn thanh thản.
+ Xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí.
3. Tránh lạm dụng các chất kích thích và ức chế đối với hệ thần kinh
Loại chất
Tên chất
Tác hại
Chất kích thích
- Rượu
- Nước chè đặc, cà phê
- Hoạt độngnão bị rối loạn, trí nhớ kém.
- Kích thích hệ thần kinh, gây mất ngủ.
Chất gây nghiện
- Thuốc lá
- Ma tuý
- Cơ thể suy yếu, dễ mắc bệnh ung thư.
- Suy yếu nòi giống, cạn kiệt kinh tế, lây nhiễm HIV, mất nhân cách...
IV/ Tổng kết:
? Muốn đảm bảo giấc ngủ tốt, cần những điều kiện gì?
? Trong vệ sinh đối với hệ thần kinh cần quan tâm tới những vấn đề gì? Vì sao?
- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK.
- Xây dựng cho mình thời gian biểu hợp lí vào vở bài tập và thực hiện nghiêm túc theo thời gian biểu đó.
- Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết.
Câu hỏi ôn tập:
Câu 1: Nêu cấu tạo và chức năng của trụ não, tiểu não, não trung gian?
Câu 2: Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu đầu trong cơ thể người?
Câu 3: Nêu 1 số tác nhân có hại cho hệ bài tiết, hệ thần kinh?
Câu 4: Trình bày cấu tạo và chứcc năng của da?
Câu 5: Nêu các biện pháp phòng chống các bệnh ngoài da? 
Câu 6: Nêu các bộ phận của hệ thần kinh?
Câu 7: Nêu các biện pháp bảo vệ hệ thần kinh khỏi các tác nhân có hại?
Câu 8: Trên 1 con ếch đã mổ để nghiên cứu rễ tuỷ, Trang đã vô ý thúc mũi kéo làm đứt 1 số rễ. Bằng cách nào em có thể phát hiện được rễ nào còn, rễ nào mất?
Câu 9: Hệ thần kinh sinh dưỡng có vai trò gì?
Câu 10: Đặt bút bi Thiên Long có màu trước mắt cách mắt 25cm em có đọc được chữ trên bút bi không? Nếu chuyển bút sang trái nhưng mắt vẫn hướng về trước thì em có thấy rõ màu và chữ trên bút nữa không? Hãy giải thích vì sao?
Câu 11: Tại sao không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng hoặc trên tàu xe bị xốc nhiều?
Câu 12: Thế nào là phản xạ có điều kiện? Phản xạ không điều kiện?
Câu 13: Muốn đảm bảo giấc ngủ tốt cần những điều kiện gì?
	Kí giáo án đầu tuần 30:
	Tổ trưởng chuyên môn:
	Nguyễn Văn Liệu.
Tuần 31: 	Ngày soạn: 30/3/2010.
	Ngày giảng: 6/4/2010.
Tiết 57: Kiểm tra một tiết
I/ Mục tiêu:
- Kiểm tra kiến thức trong chương trình học kì I, đánh giá năng lực nhận thức của HS, thấy được những mặt tốt, những mặt yếu kém của HS giúp GV uốn nắn kịp thời, điều chỉnh quá trình dạy và họcđể giúp HS đạt kết quả tốt.
- Phát huy tính tự giác của HS trong quá trình làm bài.
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: Bài kiểm tra đã chuẩn bị
- HS: Ôn tập kiến thức đã học chuẩn bị kiểm tra. Nghiêm túc, tự giác trong khi làm bài.
III/ Tiến trình bài dạy:
Tổ chức lớp học: Kiểm tra sĩ số, nề nếp, trang phục.
2.Kiểm tra bài củ: GV nhắc nhở HS cất toàn bộ tài liệu có lien quan đến môn học vào cặp sách.
3.Bài mới: GV phát đề kiểm tra.
Đề 1:
Câu 1: Nêu những đặc điểm cấu tạo của hệ bài tiết phù hợp với chức năng( 3 điểm)
Câu 2: Vì sao nói nơron là đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh?( 2 điểm)
Câu 3: Phản xạ có điều kiện có những tính chất cơ bản nào?( 3 điểm)
Câu 4: Vì sao người già phải đeo kính lão?( 2 điểm)
Đề 2:
Câu 1: Nêu đặc điểm cấu tạo của da phù hợp với chức năng( 3 điểm)
Câu 2: Vì sao nói nơron là đơn vị chức năng của hệ thần kinh?( 2 điểm)
Câu 3: Phản xạ không điều kiện có những tính chất cơ bản nào?( 3 điểm)
Câu 4:

File đính kèm:

  • docGiao an sinh 8 ki II cua Tram.doc
Giáo án liên quan