Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Chương trình giảng dạy cả năm

Tiết 2 - Bài 2 CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI

 

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức

 - HS nêu được tên các cơ quan trong cơ thể, xác định vị trí của các hệ cơ quan trong cơ thể.

 - HS giải thích đượcvai trò của hệ thần kinh và hệ nội tiết trong sự điều hòa hoạt động của các cơ quan.

 2. Kĩ năng

 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.

 - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm

 3. Thái độ

 - Yêu thích bộ môn, tích cực tìm hiểu để giải thích hiện tượng thực tế, có ý thức xây dựng bài

 4. Trọng tâm: Các cơ quan trong hệ cơ quan, các ví dụ về sự điều hoà hoạt động của các cơ quan để thấy được vai trò của hệ TK và hệ nội tiết.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - GV: Chuẩn bị mô hình người, bảng phụ

 - HS: kẻ bảng 2 vào vở

III. PHƯƠNG PHÁP:Hoạt động nhóm, đàm thoại, trực quan

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 1.Ôn định

 2. KTBC

 ? Trình bày những đặc điểm giống và khác nhau giữa người và động vật thuộc lớp thú?

 ? Nêu những nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh?

 3. Bài mới

Mở bài: ? Kể tên các hệ cơ quan của động vật thuộc lớp Thú

Con người có những hệ cơ quan giống như Thú không? Bài học .

 

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

* HĐ1: Tìm hiểu về cấu tạo cơ thể người

 

* VĐ 1: Tìm hiểu các phần cơ thể

- GV yêu cầu HS quan sát H2.1, H2.2 và mô hình người kết hợp với tự tìm hiểu bản thân, thảo luận các câu hỏi mục :

? Cơ thể người gồm mấy phần? Kể tên các phần đó?

? Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ quan nào?

? Những cơ quan nào nằm trong khoang ngực?

? Những cơ quan nào nằm trong khoang bụng?

- HS: Quan sát, thảo luận, lần lượt các HS trả lời lời câu hỏi, HS khác nhận xét

- GV: Chốt kiến thức cho HS trên tranh, mô hình:

+ Cơ hoành, vị trí các cơ quan trong cơ thể người giống với thú → chứng tỏ người có nguồn gốc từ động vật

+ Không tác động mạnh vào một số cơ quan: tim, phổi

*VĐ 2 Tìm hiểu các hệ cơ quan

 - GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận để trả lời câu hỏi

? Hệ cơ quan là gì

- HS: đọc mục 1 HS trả lời, 1HS khác nhận xét

- GV: yêu cầu HS q/s mô hình người và hoàn thành bảng 2 SGK/9.

- HS: thảo luận hoàn thành bảng trong vở BT

- GV: Treo bảng phụ kẻ bảng 2 lên và yêu cầu HS lên bảng điền

- HS: 1HS lên điền bảng,1HS nhận xét, bổ sung

- GV: Nhận xét, chốt lại bảng và nêu câu hỏi:

? Ngoài những hệ cơ quan trên còn có những hệ cơ quan nào?

-HS nêu được: hệ sinh dục và hệ nội tiết

- GV: Chốt kiến thức và ghi bảng

 

 

 

 

 

* HĐ2: Tìm hiểu về sự phối hợp hoạt động của các hệ cơ quan

- GV: Yêu cầu HS đọc mục trong SGK, thảo luận phân tích một hoạt động của cơ thể đó là chạy.

 - HS: thảo luận sau khi đọc thông tin và nêu được:

+ Khi chạy cơ và xương hoạt động, tim đập nhanh hơn, mạch máu dãn, thở nhanh và sâu, mồ hôi tiết ra nhiều

 HS trình bày, nhận xét, bổ sung rồi tự rút ra kết luận

- GV: Treo tranh vẽ H2.3, yêu cầu HS giải thích sau đó trình bày, nhận xét và bổ sung

- HS: 1HS giảI thích sơ đồ

- GV: Chốt lại và hoàn thiện kiến thức cho HS:

+ Điều hòa hoạt động đều là phản xạ

+ Kích thích từ môi trường ngoài hay trong cơ thể tác động đến cơ quan thụ cảm TWTK Cơ quan phản ứng

+ Kích thích từ môi trường Cơ quan thụ cảm tuyến nội tiết tiết ra hooc môn cơ quan để tăng cường hay giảm hoạt động

 I. Cấu tạo

 

 1. Các phần cơ thể

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Da bao bọc toàn bộ cơ thể

 - Cơ thể gồm 3 phần: Đầu , thân, tay chân

 - Cơ hoành ngăn cách khoang ngực và khoang bụng

 

 

 

2. Các hệ cơ quan

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Có 8 hệ cơ quan: Tiêu hóa - Hô hấp - Tuần hoàn - Bài tiết - Sinh sản - Nội tiết – Vận động – Thần Kinh

 - Mỗi hệ cơ quan thực hiện một chức năng nhất định.

 

II. Sự phối hợp hoạt động của hệ các cơ quan

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động tạo nên thể thống nhất dưới sự điều khiển của hệ thần kinh và hệ nội tiết( Cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch)

Củng cố

- GV yêu cầu HS đọc kết luận chung

 

doc198 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Chương trình giảng dạy cả năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ường tạo thành; 1 ống B2 có màu nâu đỏ chứng tỏ có đường tạo thành và enzim tham gia
* Kết luận: 
 + Enzim trong nước bọt biến đổi tinh bột thành đường 
 + Enzim hoạt động trong điều kiện nhiệt độ cơ thể và môi trường kiềm
Kiểm tra đánh giá
 - GV nhận xét giờ thực hành, cho điểm những nhóm làm tốt
HDVN
 - Học bài, hoàn thiện bài thu hoạch 
 - Soạn bài mới, ôn lại 1 số kiến thức để tiết sau làm BT
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Tiết 31 Bài tập
I- Mục tiêu
1. Kiến thức: Qua 1 số BT, HS khái quát được các kiến thức, củng cố và hoàn thiện kiến thức của chương IV và chương V
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng suy luận, phân tích để làm 1 số BT sinh học, kĩ năng vận dụng kiến thức vào BT
3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập tích cực
4. Trọng tâm: Làm 1 số BT củng cố kiến thức cơ bản của chương IV,V
II- Phương pháp 
- Vấn đáp, hoạt động nhóm
III- Phương tiện dạy học
GV: Bảng phụ
HS: Ôn lại kiến thức của 2 chương
IV- Bài mới
1. KTBC: Kết hợp trong bài
2. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu dạng BT củng cố và hoàn thiện kiến thức
-GV: Cho HS làm 1 số BT sau:
BT1: Trình bày tóm tắt quá trình hô hấp ở cơ thể người:
- HS: Suy nghĩ, 1HS trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét
- GV: Chốt lại
BT2: Khi lao động, chơi thể thao, nhu cầu TĐK của cơ thể tăng cao, hoạt động hô hấp của cơ thể thay đổi như thế nào để đáp ứng nhu cầu đó?
- HS: 1 HS đọc đề bài sau đó GV yêu cầu lớp trả lời câu hỏi vào vở, 1 HS trả lời, HS khác nhận xét
- GV: Chốt lại
BT3: Thực chất quá trình biến đổi thức ăn trong khoang miệng là gì?
BT4: Nêu cấu tạo của ruột non để đảm nhiệm chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng
- GV: Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức cũ để trả lời , 2 HS lần lượt trả lời câu hỏi, HS khác làm vào vở để nhận xét
- HS: Trao đổi , 2HS trả lời câu hỏi, 2 HS khác nhận xét
- GV: Chốt lại
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số BT nâng cao
BT5: Vì sao nói TĐK ở TB là nguyên nhân bên trong của sự TĐK ở phổi và sự TĐK ở phổi tạo điều kiện cho sự TĐK ở TB?
- GV: Yêu cầu 1HS đọc đề bài, GV gợi ý để HS trả lời được câu hỏi
? TĐK ở TB là gì? Có ý nghĩa như thế nào với TĐK ở phổi
? TĐK ở phổi là gì? Có ý nghĩa gì với TĐK ở TB?
HS: Thảo luận, làm câu hỏi vào vở, đại diện nhóm trả lời câu hỏi, nhóm khác nhận xét
- GV: Chốt lại đáp án
BT6: Nêu rõ chức năng của ruột non? Ruột non có cấu tạo phù hợp với chức năng đó như thế nào? Vì sao nói rằng màng ruột là màng thấm có chọn lọc? 
I- Bài tập củng cố hoàn thiện kiến thức
BT1: ( Phần ghi nhớ SGK- 70)
BT2: Khi lao động chơi thể thao nhu cầu TĐK ở cơ thể tăng cao, hoạt động hô hấp của cơ thể có thể biến đổi theo hướng vừa tăng nhịp hô hấp( thở nhanh hơn, vừa tăng dung tích hô hấp( thở sâu hơn)
BT3: - Biến đổi lí học: Sự cắt nhỏ, nghiền thức ăn cho mềm, nhuyễn và đảo trộn thức ăn cho thức ăn thấm nước bọt
- Biến đổi hoá học:Thức ăn( tinh bột chín) thấm nước bọt, 1 phần nhỏ tinh bột chín bị enzimAmilaza biến đổi thành đường Mantôzơ
BT4: - Ruột dài 2,8 đến 3m
- Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp làm tăng diện tích bề mặt đạt 400 đến 500m2
- Có mao mạch máu và bạch huyết dày đặc phân bố tới từng lông ruột 
II- Bài tập nâng cao
BT5: Tiếng khóc chào đời của đứa trẻ sau khi sinh ra là do có sự phát động của các cư thở gây nên cử động hô hấp đầu tiên. Đó là VD cho thấy rõ hoạt động sống của TB cần năng lượng cho sự ôxi hoá các chất dinh dưỡng đồng thời loại thải khí CO2 là sản phẩm của quá trình dị hoá.
- Sau khi đứa trẻ lọt lòng, cắt đứt mối liên hệ với mẹ qua nhau thai( đã cắt rốn) lượng CO2 sản rado hoạt động của các cơ quan trong cơ thể đứa trẻ tích lũy mỗi lúc 1 nhiều trong máu sẽ kích thích trung khu hô hấp làm co các cơ thở gây nên tiếng khóc( hô hấp được phát động). Nhơ vậy TB chính là nơi sử dụng trực tiếp ôxi và cũng là nơi tạo ra CO2 và sợ TĐK ở TB là nguyên nhân bên trong của sự TĐK ở phổi
- Ngược lại sự TĐK ở phổi cung cấp ôxi cho hoạt động sống của TB và thải CO2 do quá trình dị hoá TB tạo ra nên ta nói TĐK ở phổi tạo điều kiệncho sự TĐK ở TB
BT6: Ruột non có 2 chức năng chính:
- Hoàn thành quá trình tiêu hóa thức ăn trong cơ quan tiêu hoá
- Hấp thụ thức ăn và chất dinh dưỡng
( HS xem lại kiến thức đã học)
- Màng ruột là màng thấm có chọn lọc: Chỉ cho đi qua máu những chất cần thiết cho CT
+/ Quá trình vận chuyển các chất qua màng ruột tiến hành 1 cách chủ động, tích cực kể cả khi nồng độ các chất cần thiết cho cơ thể thấp hơn nồng độ trong máu vì màng ruột là màng sống khác với 1 màng thấm lí học đơn thuần
Củng cố
? Quá trình hô hấp ở cơ thể người diễn ra như thế nào?
? Quá trình tieu hoá ở cơ thể người diễn ra như thế nào?
HDVN
- Hoàn thiện các BT vào vở
- Xem trước nội dung bài: TĐC
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Chương vi. 
Tiết 32 Trao đổi chất
I. Mục tiêu: Sau bài học này, học sinh cần đạt
 1. Kiến thức:
 - HS phân biệt được sự TĐC giữa cơ thể và môi trường với sự TĐC ở tế bào
 - HS trình bày được mối quan hệ giữa TĐC của cơ thể với TĐC của tế bào
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh.
 - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm
 3. Thái độ:
 - Có ý thức rèn luyện bảo vệ cơ thể.
 4. Trọng tâm: Phân biệt được quá trình TĐC ở 2 cấp độ TB và cơ thể. Mối liên quan giữa TĐC ở 2 cấp độ.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: - Bảng phụ
 - HS: kẻ phiếu học tập vào vở
Iii. Phương pháp
Trực quan, hoạt động nhóm
IV. Tiến trình dạy học
 1. ổn định
 2. KTBC
 - Môi trường trong cơ thể gồm những thành phần nào? Vai trò của môi trường trong cơ thể?
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài
- GV: Yêu cầu HS quan sát H31.1, thảo luận:
 ? Sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài biểu hiện như thế nào?
 ? Hoàn thành phiếu học tập: “Vai trò của các hệ cơ quan trong sự TĐC”
- HS: Quan sát , thảo luận sau đó 2 HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhận xét và yêu cầu HS rút ra kết luận
? Sự TĐC ở cấp độ cơ thể có ý nghĩa gì với sự tồn tại và phát triển của cơ thể?
- HS: 1 HS trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét
- GV: Hoàn thiện kiến thức cho HS: Vật vô sinh không có quá trình TĐC thì bị phân hủy còn sinh vật nhờ quá trình TĐC mà tồn tại, phát triển
* Hoạt động 2: Tìm hiểu trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong
- GV: Yêu cầu HS đọc thông tin và thảo luận hoàn thành BT sau:
BT: Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng:
1- Máu và nước mô cung cấp những chất gì cho tế bào?
a. Chất dinh dưỡng và ôxi
b. Khí ôxi và muối khoáng
c. P,G, các chất thải
2- Hoạt động sống của tế bào tạo ra những sản phẩm gì?
a. Ôxi, chất dinh dưỡng
b. Năng lượng, CO2, chất thải
c. Chất dinh dưỡng, CO2
3-Các sản phẩm từ tế bào thải ra được đưa tới đâu?
a. Nước mô, máu, cơ quan bài tiết
b. Nước mô c. Máu d- gồm b và c
-HS đọc thông tin và thảo luận sau đó đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét và yêu cầu HS tự rút ra kết luận
? Sự TĐC giữa tế bào và môi trường trong cơ thể biểu hiện như thế nào?
? ý nghĩa sự TĐC ở cấp độ TB với hoạt động các cơ quan là gì?
- HS: 2 HS trả lời, 2 HS khác nhận xét
- GV: Chốt lại
* Hoạt động 3: Tìm hiểu mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào 
- GV: Yêu cầu HS quan sát H31.2, thảo luận:
 ? TĐC ở cấp độ tế bào được thực hiện như thế nào? Nó cuang cấp gì cho TĐC ở cơ thể?
 ? TĐC ở cấp độ cơ thể được thực hiện như thế nào? Nó cung cấp gì cho TĐC ở TB?
 ? Nếu TĐC ở một cấp độ bị ngừng lại sẽ dẫn đến hậu quả gì?
-HS: Quan sát, thảo luận sau đó lần lượt 3 HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhận xét và yêu cầu HS rút ra kết luận
I. Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài
1- Đặc điểm 
 - Cơ thể có sự trao đổi chất với môi trường ngoài biểu hiện: cơ thể lấy chất cần thiết (thức ăn, nước, muối khoáng, oxi) từ môi trường ngoài và thải CO2, chất cặn bã ra môi trường 
2- ý nghĩa
- TĐC ở cấp độ cơ thể tồn tại và phát triển. TĐC giữa cơ thể và môi trường là đặc trưng cơ bản của sự sống
II. Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong
- Sự TĐC giữa tế bào và môi trường biểu hiện:
 + Chất dinh dưỡng và ôxi được đưa tới tế bào sử dụng cho các hoạt động sống đồng thời sản phẩm phân hủy đưa đến cơ quan bài tiết thải ra ngoài
 - Sự TĐC ở tế bào thông qua môi trường trong cơ thể
* ý nghĩa: TĐC ở cấp độ TB tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động
Của TB 
III. Mối quan hệ giữa TĐC ở cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào
* Sơ đồ:
 ôxi, chất dinh dưỡng 
 NL
TĐC ở cấp độ CT TĐC ở cấp độ TB
 CO2, chất thải
- TĐC ở hai cấp độ có mối quan hệ mật thiết với nhau, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển
Củng cố
- GV yêu cầu HS đọc kết luận chung
? TĐC ở cơ thể người diễn ra ở mấy cấp độ? Nêu biểu hiện của từng cấp độ
? Trình bày mối quan hệ giữa TĐC ở cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào?
Kiểm tra đánh giá
BT: Điền từ vào chỗ trống
* TĐC ở cấp độ CT: - Lấy..............từ.................cho...............
- Thải..............từ...............ra...................
- Cung cấp................Cho TĐC ở cấp độ TB
* TĐC ở cấp độ TB: - Lấy............từ..................cho
- Thải...............từ..................ra..................
- Cung cấp.................cho các cơ quan hoạt động thực hiện TĐC ở CT
Dặn dò
 - Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài
 - Đọc trước bài mới: Chuyển hoá
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Tiết 33 chuyển hóa
I. Mục tiêu: Sau bài học này, học sinh cần đạt
 1. Kiến thức:
 - HS xác định được sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào gồm 2 quá trình đồng hóa và dị hóa
 - HS trình bày được mối quan hệ giữa TĐC với chuyển hóa vật chất năng lượng
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh.
 - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm
 3. Thái độ:
 - Có ý thức học tập bộ môn
 4. Trọng tâm: Xác định được đồng hoá và dị hoá là 2 quá trình của chuyển hoá vật chất và năng lượng. Mối quan hệ giữa TĐC với chuyển hoá vật chất và năng lượng
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: - Bảng phụ
Iii. Phương pháp
Đàm thoại, hoạt động nhóm,trực quan
IV. Tiến trình dạy học
 1. ổn định
 2. KTBC
 - Trình bày sự trao đổi 

File đính kèm:

  • docSInhhoc8chuan20112012.doc
Giáo án liên quan