Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2011-2012

CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI

 

CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI

I.MỤC TIÊU:

-Học sinh kể được tên và xác định được vị trí các cơ quan trong cơ thể người.

-Giải thích được vai trò của hệ thần kinh và hệ nội tiết trong sự điều hòa hoạt động của các cơ quan.

II. CHUẨN BỊ :

 Tranh vẽ hình 2.1-3, SGK

III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

1)Trình bày những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa cơ thể người và động vật thuộc lớp Thú?

2)Hãy cho biết những lợi ích của việc học tập môn học “Cơ thể người và vệ sinh”.

3. Giảng bài mới:

GV nêu tất cả các hệ cơ quan mà HS sẽ nghiên cứu trong suốt năm học. Để có khái niệm chung, bài hôm nay chỉ giới thiệu một cách khái quát về cơ thể người.

 

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo cơ thể người:

1)Các phần cơ thể:

GV yêu cầu HS quan sát tranh phóng to hình 2.1-2SGK để trả lời các câu hỏi  SGK:

?Cơ thể người được bao bọc bởi cơ quan nào?

?Cơ thể người được chia làm mấy phần?

?Khoang bụng và khoang ngực được ngăn cách bởi cơ quan nào?

?Các cơ quan nằm trong khoang ngực và khoang bụng?

GV nhận xét, bộ sung và chốt lại (nêu đáp án).

2)Các hệ cơ quan:

GV thông báo: Cơ thể người có nhiều hệ cơ quan.

Mỗi hệ cơ quan gồm nhiều cơ quan cùng phối hợp hoạt động để thực hiện một chức năng nhất định. GV nhận xét, chỉnh sửa và chính xác hóa kết quả bảng điền HS thảo luận nhóm và cử đại diện nhóm trình bày câu trả lời, các nhóm khác, nhận xét, bổ sung cho từng câu hỏi.

 

-Cơ thể người được da bao bọc, da có các sản phẩm như: tóc, lông, móng.

-Cơ thể người được chia làm 3 phần: đầu, thân và tay chân.

-Khoang ngực và khoang bụng được ngăn cách bởi cơ hoành.

Khoang ngực chứa tim, phổi; khoang bụng chứa dạ dày, ruột, gan, tụy, thận, bóng đái và các cơ quan sinh dục.

HS đọc thông tin SGK mục I.2 và dựa vào hiểu biết đã có để thực hiện lệnh  SGK.

Một vài HS trình bày\y kết quả điền bảng, các HS khác nhận xét, bổ sung.

Các hệ cơ quan trong cơ thể người. I. Cấu tạo cơ thể :

 

a. Các phần của cơ thể :

 

- Da bao bọc toàn bộ cơ thể

- Cơ thể gồm 03 phần :

+ Đầu

+ Thân

+ Tay chân

- Cơ hoành ngăn cách cơ thể thành 02 khoang:

+ Khoang ngực.

+ Khoang bụng.

 

 

 

 

b. Các hệ cơ quan :

 

 Nội dung bảng bên dưới

 

 

 

 

 

doc171 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIÊU
 - Hệ thống hóa kiến thức học kì I.
 - Nắm chắc các kiến thức đã học.
 - Vận dụng kiến thức, khái quát theo chủ đề.
 - Hoạt động nhóm.
 - Nghiêm túc học tập bộ môn.
II/. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
 1. Ổn định lớp: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Tíen hành thi : 
	GV phát đề thi – HS làm bài thi theo nội dung đề thi của Phòng Giáo Dục 
	Thu bài làm của HS – HS làm theo hướng dẫn của GV 
IV/. KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ
V/. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ : 
	- Xem trước bài mới 
Ngày soạn: 	Tuần : 18 
Ngày dạy:	Tiết : 36
Bài 33: THÂN NHIỆT
I/. MỤC TIÊU:
 - Trình bày được khái niệm thân nhiệt và cơ chế điều hòa thân nhiệt.
 - Giải thích được cơ sở khoa học và vận dụng được vào đời sống các biện pháp chông nóng lạnh, đề phòng cảm nóng, cảm lạnh.
 - Hoạt đông nhóm.
 - Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn.
 - Tư duy tổng hợp, khái quát.
 - Giáo duc ý thức tự bảo vệ cơ thể, đặc biệt khi môi trường thay đổi.
II/. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
 	- Tư liệu về sự trao đổi chất, thân nhiệt, tranh môi trường.
III/.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 ? Chuyển hóa vật chất và năng lượng gồm những quá trình nào ? Nêu những quá trình đó ?
 3. Bài mới: Em đã tự cặp nhiệt độ bằng nhiệt kế chưa, và được bao nhiêu độ ? Đó chính là thân nhiệt.
Hoạt động 1
TÌM HIỂU THÂN NHIỆT LÀ GÌ
 Mục tiêu: HS nêu được khái niệm thân thiệt, thân nhiệt luôn ổn định ở 37 C.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
? Thân nhiệt là gì ?
? Ở người khỏe mạnh thân nhiệt thay đổi như thế nào khi trời nóng hay lạnh ? ( GV gợi ý: vận dụng kiến thức bài 31; 32 ).
- GV nhận xét kết quả của nhóm.
- GV giảng giải thêm: ở người khỏe mạnh không phụ thuộc môi trường do cơ thể điều hòa.
- GV lưu ý: HS hỏi tại sao khi sốt nhiệt độ tăng và không tăng quá 42C ? ( GV vận dunjg thông tin bổ sung tư liệu và kiến thức bài 14 để giải thích cho HS hiểu ).
- GV giúp HS hoàn thiện kiến thức.
- GV chuyển ý: Cân bằng giữa sinh nhiệt và tỏa nhiệt là cơ chế tự điều hòa thân nhiệt.
- Cá nhân tự nghiên cứu SGK tr.105.
- Trao đổi nhóm thống nhất kiến thức trả lời câu hỏi.
- Yêu cầu HS nêu được:
 + Thân nhiệt là nhiệt là nhiệt độ của cơ thể.
 + Thân nhiệt ổn định do cơ chế điều hòa.
 + Quá trình chuyển hóa sinh ra nhiệt.
- Đại diện nhóm trình bày à nhóm khác bổ sung.
-HS tự bổ sung kiến thức.
I. Thân nhiệt là gì ?
* Kết luận:
- Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể.
- Thân nhiệt luôn ổn định 37C là do sự cân bằng giữa sinh nhiệt và tỏa nhiệt.
Hoạt động 2
TÌM HIỂU CÁC CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA THÂN NHIỆT
Mục tiêu: HS chỉ rõ cơ chế điều hòa thân nhiệt trong đó vai trò của da vệ sinh hệ thần kinh đống vai trò quan trọng.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi: 
 + Bộ phận nào của cơ thể tham gia vào điều hòa thân nhiệt ?
 + Sự điều hòa than nhiệt dựa vào cơ chế nào ?
- GV gợi ý bằng câu hỏi nhỏ:
 + Nhiệt do hoạt động của cơ thể sinh ra đã đi đâu và để làm gì ?
 + Khi lao động năng cơ thể có những phương thức tỏa nhiệt nào?
 + Vì sao vào mùa hè da người ta hồng hào, còn vào mùa đông ( trời rét ) da tái hay sởn gai ốc ?
 + Khi trời nóng độ ẩm không khí cao, không thoáng gió ( oi bức ) cơ thể có phản ứng gì và có cảm giác như thế nào ?
- GV ghi tóm tắt ý kiến của các nhóm lên bảng.
- GV lưu ý nội dung này liên quan thực tế nhiều à Vậy phải hướng dẫn HS từ hiện tượng thực tế ( trời rét vận động người nóng lên...) để đưa về phạm vi kiến thức. Ví dụ: Mùa nóng 
( nhiệt độ cao ) mạch máu giản, máu qua da nhiều à mặt hồng lên và mùa rét ( nhiệt độ thấp ) ngược lại. 
- GV giải thích một chút về cấu tạo lông mao liên quan đến hiện tượng sởn gai ốc.
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
 + Tại sao khi tức giận mặt đổ nóng lên ?
- Cá nhân nghiên cứu thông tin SGK tr.105 Vận dụng kiến thức bài 32, kiến thức thực tế à trao đổi nhóm thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi. 
- Yêu cầu nêu được:
 + Da và hệ thần kinh có vai trò quan trọng trong điều hòa thân nhiệt.
 + Do cơ thể sinh ra phải thoát ra ngoài.
+ Lao động nặng – toát mồ hôi, mặt đỏ, da hồng.
+ Mạch máu co, dãn khi nóng lạnh.
+ Ngày oi bức khó toát mồ hôi, bức bối.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến nhóm khác bổ sung à thảo luận toàn lớp.
- HS tự lĩnh hội kiến thức qua thảo luận và giảng giải của GV để rút ra kết luận cho vấn đề mà GV đặt ra lúc trước.
- Đại diện nhóm trình bày. Nhóm còn theo dõi, bổ sung.
- HS rút ra kết luận.
- HS vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi.
II. Sự điều hòa thân nhiệt.
* Kết luận:
- Da và hệ thần kinh có vai trò quan trọng trong điều hòa thân nhiệt:
- Cơ chế:
 + Khi trời nóng, lao động nặng mao mạch máu ở da dãn à tỏa nhiệt, tăng tiết mồ hôi.
 + Khi trời rét: mao mạch máu ở da co lại à cơ chân lông co giảm sự tỏa nhiệt, tăng sinh nhiệt.
- Mọi hoạt động điều hòa thân nhiệt đều là phản xạ dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
Hoạt động 3
TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG NÓNG VÀ LẠNH
 Mục tiêu: HS biết cách phòng chống nóng và lạnh trên cơ sở khoa học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
- GV nêu câu hỏi:
+ Chế độ ăn uống vào mùa hè và mùa đông khác nhau như thế nào ?
+ Chúng ta phải làm gì để chông nóng và chống rét ?
+Vì sao rèn luyện thân thể cũng lầ biện pháp chống nóng, chống rét?
+ Việc xây nhà, công sở... cần lưu ý những yếu tố nào góp phần chống nóng lạnh ?
+ Trồng cây xanh có phải là biện pháp chống nóng không ?
- GV nhận xét ý kiến của các nhóm. Sau khi thảo luận yêu cầu HS nêu rõ các biện pháp chống nóng lạnh cụ thể ?
- GV hỏi: Em đã có hình thức rèn luyện nào đẻ tăng sức chịu đựng của cơ thể ?
- GV hỏi thêm: Giải thích câu: “Mùa nóng chống khát, trời mát chống đói” ?
+ Tại sao mùa rét càng đói càng thấy rét ?
( Nếu HS không trả lời đúng, đủ. GV gợi ý để qui về kiến thức rồi giải thích ).
- Cá nhân nghiên cứu thông tin SGK tr.106 kết hợp kiến thức thực tế à trao đổi nhóm thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi.
- Yêu cầu:
+ Ăn uống phù hợp từng mùa.
+ Quần áo, phương tiện phù hợp.
+ Nhà thoáng mát mùa hè, ấm cúng mùa đông.
+ Trồng nhiều cây xanh à tăng bóng mát, ôxi.
- Đại diện nhóm trình bày đáp án à nhóm khác bổ sung.
- Thảo luận tòa lớp.
- HS tự hoàn thiện kiến thức.
- HS vận dụng kiến thức trả lời.
III. Các phương pháp phòng chống nóng lạnh:
* Kết luận:
- Rèn luyện thân thể ( rèn luyện da) tăng khả năng chịu đựng của cơ thể.
- Nơi ở và nơi làm việc phải phù hợp cho mùa nóng và lạnh.
- Mùa hè: Đội mũ nón khi đi đường, lao động ngoài trời.
- Mùa đông: Giữ ấm chân, cổ, ngực. Thức ăn nóng, nhiều mỡ.
- Trồng nhiều cây xanh quanh nhà và nơi công cộng.
IV/.KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ
 - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
 + Thân nhiệt là gì ? Tại sao thân nhiệt luôn ổn định ?
 + Trình bày cơ chế điều hòa thân nhiệt khi trời nóng lạnh ?
V/ .HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ : 
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “ Em có biết ”.
- GV hướng dẫn HS xem bài trước ở nhà.
 + Tìm hiểu các loại vitamin và khoáng trong thức ăn.
 + Xem trước nội dung và đánh dấu vào các câu đúng SGK.
Ngày soạn: 	Tuần : 20 
Ngày dạy:	Tiết : 37
Bài 34 VITAMIN VÀ MUỐI KHOÁNG
I/. MỤC TIÊU
- Trình bày được vai trò của vitamin và muối khoáng.
- Rèn kỹ năng phân tích, quan sát, kỹ năng vận dụng kiến thức vào đời sống.
- Giáo dục ý thức vệ sinh thực phẩm. Biết cách phối hợp, chế biến thức ăn khoa học.
II/. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
 - Tranh ảnh một số nhóm thức ăn chứa vitami9n và muối khoáng.
 - Tranh trẻ em bị còi xương do thiếu vitamin D, bướu cổ do thiếu iốt.
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới: GV đưa thông tin lịch sử tìm ra vitamin và muối khoáng, giải thích ý nghĩa của vitamin và muối khoáng.
Hoạt động 1: TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA VITAMIN ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG
Mục tiêu: Hiểu được vai trò của từng loại vitamin đối với đời sốngvà nguồn cung cấp chúng. Từ đó xây dựng được khẩu phần ăn hợp lí.
Hoạt động dạy
Hoạt đông học
Nội dung
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin<1 à hoàn thành bài tập mục6.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu tiếp thông tin <2 và bảng 31.1 à trả lời câu hỏi:
? Em hiểu vitamin là gì ?
? Vitamin có vai trò gì đối voiứ cơ thể ? 
? Thực đơn trong bữa ăn cần phối hợp như thế nào để cung cấp vitamin cho cơ thể?
- GV tổng kết lại nội dung dẫn thảo luận.
+ Lưu ý thông tin vitamin xếp vào 2 nhóm:
- Tan trong dầu mỡ.
- Tan trong nước.
à Chế biến thức ăn cho phù hợp.
- HS đọc thật ký nội dung <, dựa vào hiểu các nhân để làm bài tập.
- Một HS đọc kết quả bài tập, lớp bổ sung dể có đáp án đúng ( 1, 3, 5, 6 ) .
- HS đọc tiếp phần thông tin< và bảng tóm tắt vai trò của vitamin, thảo luận để tìm câu trả lời. 
- Yêu cầu nêu được:
+ Vitamin là hợp chất hóa học đơn giản.
+ Tham gia cấu trúc nhiều thế hệ enzim, thiếu vitamin dẫn đến rối loạn hoạt động cơ thể.
+ Thực đơn cần phối hợp thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật.
- HS quan sát tranh ảnh: Nhóm thức ăn chứa vitamin, trẻ em bị còi xương do thiếu vitamin
I. Vitamin
* Kết luận:
- Vitamin là hợp chất hóa học đơn giản, là thành cấu trúc của nhiề enzim à đảm bảo sự hoạt đốnginh lí bình thường của cơ thể.
- Con người không tự tổng hợp được nhiều vitamin mà phải lấy từ thức ăn.
- Cần phối hợp cân đối các loại thưc ăn để cung cấp đủ vitamin cho cơ thể.
Hoạt động 2
TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA MUỐI KHOÁNG ĐỐI VỚI CƠ THỂ
Mục tiêu: Hiểu được vai trò của muối khoáng đối với cơ thể. Biết xây dựng khẩu phần ăn hợp lí, bảo vệ sức khỏe.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK tr. 109, và bảng 34.2 trả lời câu hỏi:
 ? Vì sao thiếu vitamin D sẽ mắc bệnh còi xương ?
 ? Vì sao nhà nước lại vận động sử dụng muối iốt ?
 ? Trong khẩu phần ăn mỗi ngày cần làm như thế nào để đủ vitamin và muối khoáng ?
- GV nhận xét phần trả lời của HS, chốt lại kiến thức, mở rộng, liên hệ thực tế.
 ? Các em hiểu như thế nào về vai trò của muối khoáng ?
- Cá nhân tự nghiên cứu thông tin, tóm tắt vai trò của một số muối khoáng.
- Thảo luận nhóm, thống nhất câu trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm còn lại theo dỗi bổ 

File đính kèm:

  • docbai mo dau.doc