Giáo án môn Sinh học Lớp 7 - Tiết 59: Cây phát sinh động vật

I.Mục tiêu

 + Giúp học sinh nêu được bằng chứng chứng minh mối quan hệ giữa các nhóm động vật qua các di tích hoá thạch.Học sinh đọc được vị trí quan hệ họ hàng của các nhóm động vật trên cây phát sinh động vật

 + Học sinh trình bày được ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh động vật

 + Rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích

 + Giáo dục học sinh ý thức yêu thích môn học

II.Đồ dùng dạy học

 GV: chuẩn bị tranh vẽ hình 56.1; 56.2; 56.3

III. Tiến trình dạy học.

1.Kiểm tra bài củ:

 + Giải thích sự tiến hoá về hình thức sinh sản hữu tính ? cho ví dụ ?

2.Các hoạt động:

Hoạt động 1

Tìm hiểu bằng chứng về các mối quan hệ giữa các nhóm động vật

+Mục tiêu:

 Học sinh thấy được mối quan hệ giữa các nhóm động vật qua các di tích hoá thạch

+Tiến hành hoạt động:

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 341 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học Lớp 7 - Tiết 59: Cây phát sinh động vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần .: Ngày soạn:
Tiết .: Bài CÂY PHÁT SINH ĐỘNG VẬT Ngày dạy: 
I.Mục tiêu
 + Giúp học sinh nêu được bằng chứng chứng minh mối quan hệ giữa các nhóm động vật qua các di tích hoá thạch.Học sinh đọc được vị trí quan hệ họ hàng của các nhóm động vật trên cây phát sinh động vật
 + Học sinh trình bày được ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh động vật
 + Rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích
 + Giáo dục học sinh ý thức yêu thích môn học
II.Đồ dùng dạy học 
 GV: chuẩn bị tranh vẽ hình 56.1; 56.2; 56.3
III. Tiến trình dạy học. 
1.Kiểm tra bài củ:
 + Giải thích sự tiến hoá về hình thức sinh sản hữu tính ? cho ví dụ ?
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1
Tìm hiểu bằng chứng về các mối quan hệ giữa các nhóm động vật
+Mục tiêu: 
 Học sinh thấy được mối quan hệ giữa các nhóm động vật qua các di tích hoá thạch
+Tiến hành hoạt động: 
Hoạt động giáo viên 
Hoạt động học sinh 
GV: Yêu cầu học sinh tham khảo thông tin phần I trang 182 SGK kết hợp quan sát hình vẽ 56.1; 56.2 
GV: Treo tranh vẽ hình 56.2a, yêu cầu học sinh quan sát và thực hiện theo yêu cầu sau:
 + Gạch chân 1 nét những đặc điểm của lưỡng cư cổ giống cá vây cổ, gạch chân 2 nét những đặc điểm của lưỡng cư cổ giống lưỡng cư ngày nay.
GV: giảng giải thêm
GV: tiếp tục treo tranh vẽ hình 56.2b, yêu cầu học sinh gạch chân những đặc điểm của chim cổ giống với bò sát ngày nay
GV: Đặt câu hỏi:
+ Từ những thông tin vừa tìm hiểu được, những đặc điểm giống nhau và khác nhau đó nói lên điều gì về mối quan hệ họ hàng giữa lưỡng cư cổ và cá vây chân cổ, chim cổ và bò sát cổ ?
HS: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
HS: Tham gia lên bảng thực hiện theo yêu cầu của giáo viên, các học sinh còn lại theo dõi nhận xét chọn ý kiến đúng nhất. Yêu cầu học sinh thực hiện được: 
 + Lưỡng cư cổ giống cá vây cổ: có vảy, vây đuôi, nắp mang 
 + Lưỡng cư cổ giống lưỡng cư ngày nay: có 4 chi, chi có 5 ngón
HS: chú ý lắng nghe
HS: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên, Yêu cầu học sinh thực hiện được: 
 + Chim cổ giống với bò sát ngày nay: có răng, có vuốt, đuôi dài có nhiều đốt
HS: Tham gia trả lời, yêu cầu học sinh nêu được: 
 + Cá vây chân cổ có thể là tổ tiên của lưỡng cư cổ, còn bò sát có thể là tổ tiên của chim cổ ® Nguồn gốc chung của giới động vật
+Tiểu kết:
 - Di tích hóa thạch của các động vật cổ có nhiều đặc điểm giống động vật ngày nay
 - Những loài động vật mới được hình thành có đặc điểm giống tổ tiên của chúng
Hoạt động 2
Tìm hiểu cây phát sinh giới động vật
+ Mục tiêu:
 Nêu được vị trí của các ngành động vật và mối quan hệ họ hàng của các ngành động vật
+ Tiến hành hoạt động: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
GV: Thông báo thông tin: Những cơ thể có tổ chức càng giống nhau phản ánh quan hệ nguồn gốc gần giống nhau
GV: Yêu cầu học sinh tiến hành hoạt động nhóm, đọc thông tin phần II trang 183 SGK, kết hợp quan sát hình vẽ 56.3 tìm các thông tin để trả lời câu hỏi sau: 
+Ngành chân khớp có quan hệ họ hàng gần với ngành thân mềm hơn hay gần với động vật có xương sống hơn ?
GV: tiếp tục đặt câu hỏi
+Ngành thân mềm có quan hệ họ hàng gần với ngành Ruột khoang hơn hay gần với ngành Giun đốt hơn ?
GV: giảng giải
GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ 56.3, hãy cho biết:
+Cây phát sinh động vật biểu thị điều gì?
+ Mức độ quan hệ họ hàng thể hiện trên cây phát sinh động vật như thế nào ?
GV: giảng giải ® chốt kiến thức
HS: chú ý lắng nghe 
HS: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên, tiến hành thảo luận nhóm đại diện nhóm tham gia trả lời các nhómm khác theo dõi bổ sung. Yêu cầu học sinh nêu được: 
+Ngành chân khớp có quan hệ họ hàng gần với ngành thân mềm hơn 
HS: nêu được:
+Ngành thân mềm có quan hệ họ hàng gần với ngành Giun đốt hơn 
HS: chú ý lắng nghe 
HS: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên và tham gia trả lời trên tranh vẽ. Yêu cầu học sinh nêu được: 
+ Cây phát sinh động vật cho biết mức độ quan hệ họ hàng giữa các nhóm động vật
+ Trên cây phát sinh động vật nhóm động vật nào có vị trí gần nhau, cùng nguồn gốc thì có quan hệ họ hàng gần nhau hơn.
HS: chú ý lắng nghe 
+Tiểu kết:
 Cây phát sinh động vật phản ánh mức độ quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật
VI. Kiểm tra đánh giá. 
 1.Trình bày ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới động vật ?
 2.Cá voi có có quan hệ họ hàng gần với Hươu sao hơn hay gần với Cá chép hơn ?
V. Dăn dò.
 1. Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi SGK
 2. Đọc mục “Em có biết”
 3. Soạn bài mới theo các câu hỏi SGK và câu hỏi Ñ màu xanh
----------------------------cd----------------------------

File đính kèm:

  • docTIET59-SH7.doc