Đề tài Một số suy nghĩ xung quanh việc dạy thực hành môn Sinh 7

 A- Lý do chọn đề tài:

 - Bộ môn sinh học ở trường THCS là một môn khoa học tự nhiên rất gần gũi với đời sống con người, nó có vai trò quan trọng trong nhà trường, góp phần vào mục tiêu đào tạo của xã hội, giúp học sinh biết được giới sinh vật quanh ta, cung cấp và trang bị cho học sinh nhiều kiến thức bổ ích, nhằm hạn chế những tác hại của sinh vật đối với môi trường và đời sống con người.

 - Nhưng thực tế ở trường THCS cho thấy các em chưa quan tâm đầu tư ham hiểu về môn sinh học, chưa thấy được vai trò và tác dụng của bộ môn. Nên chưa nhiệt tình và tích cực trong học tập.

 B- Ý nghĩa:

 - Qua thời gian giảng dạy tôi đã suy nghĩ phải làm gì? Phải dạy như thế nào? Để được sự quan tâm của học sinh. Các em thấy được thực tế gần gũi và hứng thú khi học bộ môn sinh học và thay đổi suy nghĩ xem nhẹ môn sinh học của học sinh. Để giúp cho việc dạy và học môn sinh học ngày càng đạt hiệu quả tốt hơn. Thì trong tiết dạy của giáo viên cần phải chuẩn bị đầy đủ kiến thức và đồ dùng dạy học. Đối với môn sinh học 7, đặc biệt tiết dạy thực hành giáo viên cần phải chuẩn bị trước dụng cụ thực hành, kết hợp mẫu vật, mô hình có được như vậy mới gây được sự hứng thú mê say, năng động tích cực trong tiết học. Ở đây tôi muốn nói về việc chuẩn bị và sử dụng đồ dùng dạy học là biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh và tính chủ động của học sinh, tạo được sự mê say và hứng thú trong học tập. Giúp học sinh có thói quen tư duy, ham học hỏi, yêu thích môn học, phát huy tốt vốn kiến thức đã học. Khi học sinh có hứng thú thì tiết dạy mới sinh động, các em mới tiếp thu kiến thức dễ dàng, sẽ tạo niềm tin cho học sinh về môn học. Từ những yếu tố trên trở thành động lực giúp người giáo viên hăng say phấn khởi khi dạy.

 - Đối với việc giảng dạy khoa học tự nhiên ở cấp 2 dạy lý thuyết kết hợp thực hành, thí nghiệm là việc rất cần thiết. Riêng bộ môn sinh học khi giảng dạy kết hợp với thực hành là việc tất yếu phải thực hiện. Ở môn sinh học nếu dạy lý thuyết thiếu thực hành thì ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả giảng dạy. Ở đây khi dạy sinh học tiết thực hành dạy như lý thuyết, tiết dạy bị khô khan, kém sinh động, không hấp dẫn học sinh chán ngán bộ môn. Ngoài ra còn hạn chế trong việc rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, giải thích hiện tượng, kết luận vấn đề

 - Để có dụng cụ thực hành phù hợp với yêu cầu tiết dạy, khâu chuẩn bị rất quan trọng dung cụ thực hành phải đảm bảo khoa học, mẫu vật phải đầy đủ các bộ phận để cho học sinh quan sát

 C- Mục đích:

 - Qua thời gian thực hiện dạy lý thuyết kết hợp với thực hành tôi đã phát hiện ở học sinh của tôi có tiến bộ về nhiều mặt, học sinh phát huy được tính tích cực, sáng tạo, linh hoạt, hiểu bài khắc sâu kiến thức hơn.

 - Học sinh có kỹ năng quan sát tư duy, so sánh phân tích tổng hợp vấn đề, học sinh yêu thích môn học hơn.

 - Khi dạy thực hành chuẩn bị và sử dụng hợp lý giúp người học phát huy năng lực tiếp thu kiến thức của mình cho sau này, đáp ứng được mục tiêu yêu cầu của xã hội hiện nay.

 

doc12 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 413 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số suy nghĩ xung quanh việc dạy thực hành môn Sinh 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 do giáo viên thực hiện.
c. Khi học được quan sát mẫu vật.
d. Khi học chỉ nghe lời giảng giải lưu lót của giáo viên.
 Qua khảo sát kết quả như sau:
	28 học sinh thích học phương án “a”.
	9 học sinh thích học theo phương án “b”.
	3 học sinh thích học theo phương án “c”.
	Không có học sinh nào thích học theo phương án “d”.
	Từ kết quả trên cho thấy tầm quan trọng của thực hành, sự cuốn hút chú ý học tập của học sinh. Thực tế dạy ở các trường hiện nay khi sử dụng thí nghiệm thực hành dạy học chủ yếu mới quan tâm tới việc làm thế nào để tiến hành thực hành thành công, chỉ cho học sinh thấy kết quả thực hành phù hợp với kiến thức cần dạy trong bài khi tiến hành các thí nghiệm thực hành biểu diễn của giáo viên là tiến hành từ đầu đến cuối, vì vậy ngay cả mục đích của thực hành cũng không đạt, phát biểu rõ ràng, đối với các thí nghiệm thực hành định tính câu hỏi thường là học sinh quan sát cấu tạo ngoài, trong như thế nào và chức năng gì? Sau đó dù học sinh có phát hiện bộ phận mới của động vật hay không thì giáo viên cũng là người phân tích để đưa ra kết luận với việc sử dụng các tiết thực hành như thế thì hiểu quả thực hành cũng không đem lại kết quả cao và chưa phát huy được tối đa tính tích cực, tự học sáng tạo, tìm kiến thức mới của học sinh. Vì thế để góp phần tăng hiệu quả của thực hành cũng như góp phần giúp học sinh tự học tự tiếp thu kiến thức mới thông qua thực hành, đề tài này thấy rằng khi sử dụng các thí nghiệm thực hành cần phải thực hiện các bước sau:
 Bước 1: nêu rõ mục đích thực hành: có thể bắt đầu từ vấn đề đặt ra của bài học từ những hiện tượng quan sát được từ kết quả thực hành của bài trước.
 Bước 2: Thiết kế giáo án thực hành giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận đưa ra phương án thực hành.
 Bước 3: Lựa chọn dụng cụ thực hành bố trí thực hành, giáo viên giới thiệu dụng cụ, sử dụng để tiến hành nếu là thí nghiệm thực hành của giáo viên hoặc giao cho các nhóm tiến hành theo một phương án mà các nhóm đã đề xuất.
 Bước 4: Tiến hành thực hành, nếu thực do giáo viên thì học sinh có nhiệm vụ quan sát hoặc tham gia vào công việc quan sát, đọc kết quả khi quan sát được. Nếu là thực hành của học sinh thì học sinh phải tự tiến hành theo nhóm để quan sát, theo phương án đã xác định ở trên.
 Bước 5: Xử lý kết quả thực hành và rút ra kết luận: dù thực hành của giáo viên hay của học sinh thì giáo viên cũng giao nhiệm vụ cho học sinh. Xử lý thực hành trong chương trình sinh học 7, tiến hành thực hành nghiệm lại ngành giun đốt. 
Bài 16 trang 53 sinh học 7.
 Bước 1: Nêu rõ mục đích thực hành từ kết quả thực hành của bài 16: “Giun đất” hình dạng ngoài, cấu tạo trong của giun đất tiến hóa hơn các động vật trước vùng hầu có vai trò như tim. Trước khi tiến hành thực hành giáo viên đặt câu hỏi:
	- Để quan sát giun đất ta xử lý mẫu như thế nào?
	- Học sinh: phải trả lời được là: rữa bằng nước trước sau đó xử lý bằng cồn loãng 900 hoặc ete. Có đúng hay không nghĩa là để quan sát cấu tạo ngoài ta phải xử lý đúng theo yêu cầu sau đó mới quan sát:
	- Giáo viên để khẳng định điều này là cần phải đưa ra một phương án thực hành khác.
 Bước 2: Thiết kế giáo án thực hành căn cứ vào mục đích thực hành, giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm khoảng 4 phút đề xuất phương án thực hành sau đó giáo viên tổ chức hoạt động toàn lớp, để các nhóm đề xuất phương án của mình. Nếu không có phương án nào khả thi thì giáo viên hướng dẫn để học sinh đi đến phương án hoàn chỉnh như giáo viên đặt ra một số câu hỏi nhỏ.
	- Bằng cách nào để quan sát được cấu tạo trong của giun đất? (mổ giun đất sau đó quan sát xem các bộ phận bên trong, phần quan trọng là hạch não và vùng hầu, đó chính là bộ phận mới xuất hiện ở giun đất).
	- Làm sao để quan sát được các bộ phận đó? Thực hiện bằng phương pháp dùng dụng cụ thực hành.
	- Làm sao để quan sát được các bộ phận đó? Dùng kính lúp để quan sát.
 Bước 3: Lựa chọn dụng cụ thực hành và bố trí thực hành theo phương án thực hành, giáo viên giới thiệu dụng cụ cần phải có kính lúp để thực hành, dao, kéo,kim, mũi mát, ghim, chậu nước, khăn laugiáo viên thực hiện thao tác mổ để học sinh quan sát.
 Bước 4: Tiến hành thực hành: Giáo viên yêu cầu các nhóm thực hành quan sát, hướng dẫn học sinh làm thực hành. Yêu cầu các nhóm lấy kết quả quan sát được ghi vào báo cáo.
 Bước 5: Kết quả thực hành sau khi học sinh đã quan sát được như: hình dạng ngoài có vòng tơ (chi bên), cấu tạo trong (hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh). Từ đó nhận xét và kết luận về cấu tạo trong của giun đất tiến hóa hơn giun tròn và giun dẹp. Giáo viên thống nhất vùng hầu có vai trò như tim, khi cuốc phải giun đất có chất dịch màu đỏ đó là máu của giun.
	Khi giảng dạy giáo viên thực hiện đầy đủ các bước trên thì trên 90% các nhóm sẽ thực hành dễ dàng và rút ra được kết quả rất chính xác. Học sinh hứng thú và tích cực học tập, làm thực hành, nhưng để thực hiện được điều này cần lưu ý một số vấn đề.
	- Giáo viên phải nghiên cứu trước nội dung thực hành, nên làm thực hành biểu diễn hay học sinh tự làm.
	- Phải làm trước các bước thực hành khó để tìm thấy vướng mắc, lưu ý trong thực hành.
	- Phải sử dụng và khai thác triệt để những dụng cụ và thiết bị sẳn có, kết hợp với dụng cụ tự làm. Thí dụ: Trong bài cấu tạo trong của cá chép (trang 32 sinh học 7). Giáo viên tự làm thí nghiệm hình 33.4 với dụng cụ rất đơn giản là 2 bình thủy tinh, hai con cá chép, thước đo độ, khi học sinh quan sát thí nghiệm này sẽ rất thích, ngỡ ngàng và thắc mắc.
	- Dù thí nghiệm cá chìm hay nổi đơn giản hay phức tạp, giáo viên cần làm thao tác mẫu để học sinh quan sát và học sinh có thể về nhà tự làm được.
Phải quy định thời gian cụ thể cho từng thí nghiệm thực hành để tránh trường hợp các em lơ là, chậm chạp trong thực hành.
	- Đi vòng lớp để hướng dẫn các nhóm, phê bình những học sinh không làm việc một cách kịp thời, phải có nhận xét về tinh thần thái độ của các nhóm sau khi đã hoàn thành. Thực hành trước:
	- Nếu không hội tụ những điều kiện trong tiết thực hành khá thành công sẽ gây tác dụng ngược lại trong học sinh.
 3/ Tăng cường tổ chức cho học sinh học tập cá nhân tại lớp.
	Hiện nay cho thấy trong giảng dạy giáo viên thường quan tâm nhiều đến kết quả của các phương pháp học tập cá nhân. Nhưng thực tế hình thức học tập cá nhân là hình thức cơ bản nhất và chiếm tỉ lệ cao trong tiết học, nó tạo điều kiện cho mỗi học sinh trong lớp bộc lộ khả năng tự học của mình như được tự suy nghĩ, được tự làm việ và nó là điều kiện để học sinh tự bột lộ, chứng minh khả năng của mình với giáo viên, với các thành viên trong lớp. Hình thức học tập cá nhân phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh Trung Học Cơ Sở là muốn thể hiện mình trước tập thể cho nên để học sinh phát huy tính tích cực trong học tập tốt, kiến thức cũng như hiệu quả học tập thì nhất định phải tăng cường hoạt động cá nhân. Qua thực tế giảng dạy đề tài này tôi thấy rằng để tổ chức hoạt động cá nhân có hiệu quả thì có thể thực hiện theo các bước sau:
 Bước1: làm việc chung với cảlớp: Giáo viên nêu vấn đề, nêu câu hỏi xác định nhiệm vụ nhận thức và hướng dẫn,gởi ý học sinh làm việc
 Bước 2: làm việc cá nhân: Nhắc học sinh ghi kết quả vào vở, vào phiếu học tốt, suy nghĩ trả lời câu hỏi, đọc sách giáo khoa thu thập thông tin.
 Bước 3: làm việc chung với cả lớp: Giáo viên chỉ định một vài học sinh báo cáo kết quả, trả lời câu hỏi, học sinh khác nhận xét, theo dõi, bổ sung.
 Tôi xin nêu ra ví dụ cụ thể:
 Khi dạy bài 28:" thực hành xem băng hình về tập tín sâu bọ"( trang 94 SGK sinh học 7).
 Giáo viên yêu cầu cá nhân học sinh suy nghĩ để trả lời câu hỏi 1, 2, 3 ở phần nội dung.
 Bước 1: làm việc chung với cả lớp: giáo viên nhấn mạnh do đâu mà sâu bọ có tập tính. Các em suy nghĩ một phút để tìm câu trả lời.
 Bước 2: làm việc cá nhân, cá nhân học sinh tự suy nghĩ trong một phút để tìm câu trả lời.
 Bước 3: làm việc chung với cả lớp, hết thời gian giáo viên yêu cầu 1 đến 3 học sinh trả lời, gọi học sinh khác nhận xét, trả lời bổ sung nếu cần.
 Giáo viên đi đến thống nhất chung là: do hệ thần kinh phát triển nên sâu bọ có nhiều tập tính.
 Qua thực tế giảng dạy thấy rằng yếu tố quyết định đến kết quả học tập cá nhân phụ thuộc vào hệ thống câu hỏi và kỹ thuật khi hỏi của giáo viên. Tuy nhiên hệ thống câu hỏi sinh học 7 đã được trình bày khá rõ ở trong SGK, cho nên còn phụ thuộc vào kĩ thuật hỏi của giáo viên. Sau đây là một số ý kiến đóng góp khi hỏi. Đây là bước làm việc cá nhân của học sinh nó rất cần thiết cho học sinh suy nghĩ, tìm tòi câu trả lời, hình thành lập luận. Thường là sợ mất thời gian trong một tiết dạy nên giáo viên hay bỏ qua bước n

File đính kèm:

  • docDe tai sinh hoc 7.doc