Giáo án môn Sinh học Lớp 7 - Tiết 2: Phân biệt động vật với thực vật đặc điểm chung của động vật
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - HS nêu được đặc điểm cơ bản để phân biệt động vật với thực vật.
- Nêu các đặc điểm chung của động vật.
- HS nắm được sơ lược cách phân chia giới động vật, vai trò của chúng trong thiên nhiên và trong đời sống con người.
2. Kỹ năng- Quan sát tranh và hoạt động học tập hợp tác - tham gia trò chơi.
II. CHUẨN BỊ
*GV: - Tranh phóng to H 2.1, 2.2 trong SGK
- Chuẩn bị bảng 1 (trang 9) và bảng 2 (trang 11) ra bảng phụ.
*HS: - Đọc trước bài học, trả lời các câu hỏi và bài tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
*Kiểm tra: Chúng ta phải làm gì để thế giới động vật mãi mãi đa dạng, phong phú ?
*Mở bài: Nếu đem so sánh con gà với cây bàng ta thấy chúng khác nhau hoàn toàn, song chúng đều là cơ thể sống - phân biệt chúng bằng đặc điểm nào?
+ Hoạt động 1:PHÂN BIỆT ĐỘNG VẬT VỚI THỰC VẬT
*Mục tiêu: HS thấy được thực vật và động vật đều là những sinh vật có những đặc điểm chung nhưng chúng khác nhau về một số đặc điểm cơ bản.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- GV yêu câu HS quan sát H.2.1, hoàn thành bảng 1 tr. 9 SGK.
- GV kẻ bảng 1 lên bảng để HS chữa bài.
- GV nhận xét và thông báo kết quả đúng ở bảng phụ.
- Cho HS thảo luận 2 câu hỏi cuối phần1:
+ Động vật giống thực vật ở điểm nào ?
+ Động vật khác thực vật ở điểm nào?
- GV tóm tắt, kết luận. - Cá nhân điền vào bảng 1 ở trang 9 (thực hiện vào vở bài tập).
- HS chữa bài, nhận xét, bổ sung.
- HS khác theo dõi và chữa bài.
- Trao đổi nhóm, trả lời 2 câu hỏi.
- Các nhóm khác bổ sung
TIỂU KẾT:
Tuần 1 NS: Tiết 2 ND: PHÂN BIỆT ĐỘNG VẬT VỚI THỰCVẬT ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG VẬT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - HS nêu được đặc điểm cơ bản để phân biệt động vật với thực vật. - Nêu các đặc điểm chung của động vật. - HS nắm được sơ lược cách phân chia giới động vật, vai trò của chúng trong thiên nhiên và trong đời sống con người. 2. Kỹ năng- Quan sát tranh và hoạt động học tập hợp tác - tham gia trò chơi. II. CHUẨN BỊ *GV: - Tranh phóng to H 2.1, 2.2 trong SGK - Chuẩn bị bảng 1 (trang 9) và bảng 2 (trang 11) ra bảng phụ. *HS: - Đọc trước bài học, trả lời các câu hỏi và bài tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: *Kiểm tra: Chúng ta phải làm gì để thế giới động vật mãi mãi đa dạng, phong phú ? *Mở bài: Nếu đem so sánh con gà với cây bàng ta thấy chúng khác nhau hoàn toàn, song chúng đều là cơ thể sống - phân biệt chúng bằng đặc điểm nào? + Hoạt động 1:PHÂN BIỆT ĐỘNG VẬT VỚI THỰC VẬT *Mục tiêu: HS thấy được thực vật và động vật đều là những sinh vật có những đặc điểm chung nhưng chúng khác nhau về một số đặc điểm cơ bản. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ - GV yêu câu HS quan sát H.2.1, hoàn thành bảng 1 tr. 9 SGK. - GV kẻ bảng 1 lên bảng để HS chữa bài. - GV nhận xét và thông báo kết quả đúng ở bảng phụ. - Cho HS thảo luận 2 câu hỏi cuối phần1: + Động vật giống thực vật ở điểm nào ? + Động vật khác thực vật ở điểm nào? - GV tóm tắt, kết luận. - Cá nhân điền vào bảng 1 ở trang 9 (thực hiện vào vở bài tập). - HS chữa bài, nhận xét, bổ sung. - HS khác theo dõi và chữa bài. - Trao đổi nhóm, trả lời 2 câu hỏi. - Các nhóm khác bổ sung TIỂU KẾT: - Động vật giống thực vật ở chỗ: có cấu tạo từ tế bào, có khả năng sinh trưởng và phát triển. - Động vật khác thực vật ở chỗ: màng xenlulôzơ, chỉ sử dụng được các chất hữu cơ có sẵn để nuôi cơ thể, có cơ quan di chuyển, hệ thần kinh và giác quan. * Hoạt động 2:ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG VẬT + Mục tiêu:Dựa vào kiến thức của phần I, HS phải đánh dấu đúng vào các ô chỉ đặc điểm chung của ĐV. +Cách tiến hành: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ Yêu cầu HS làm bài tập ở mục II tr.10 SGK - GV thông báo kết quả đúng: 1,3,4. - GV yêu cầu HS rút ra kết luận. - HS chọn 3 đặc điểm cơ bản của động vật. - Vài HS trả lời - HS khác bổ sung. - HS tự theo dõi và chữa bài. TIỂU KẾT: Động vật có những đậc điểm phân biệt với thực vật: + Có khả năng di chuyển. + Có hệ thần kinh và giác quan. + Chủ yếu dị dưỡng. * Hoạt động 3: SƠ LƯỢC PHÂN CHIA GIỚI ĐỘNG VẬT +Mục tiêu: - Giới thiệu sơ lược về cách phân chia và sắp xếp giới động vật. -Nắm được các ngành động vật chính sẽ học trong chương trình sinh học 7 +Cách tiến hành: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ -GV giới thiệu: Giới động vật được chia thành 20 ngành, thể hiện ở H.2.2 trong SGK. + Chương trình Sinh học 7 chỉ học 8 ngành cơ bản. HS nghe và nhớ kiến thức. TIỂU KẾT: Động vật được phân chia thành: - Động vật không xương sống: 7 ngành - Động vật có xương sống:1 ngành. * Hoạt động 4: VAI TRÒ CỦA ĐỘNG VẬT + Mục tiêu: HS liên hệ thực tế tốt để thấy động vật không những có vai trò quan trọng trong thiên nhiên mà còn cả với đời sống con người. +Cách tiến hành: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ -GV yêu cầu HS nêu vai trò của động vật đối với đời sống của con người. - GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 2: Động vật đối với đời sống con người. - GV chuẩn bị phiếu ghi tên các động vật được gợi ý và chuẩn bị bảng 2 ra bảng phụ. - Cho HS tham gia trò chơi chọn phiếu tên các động vật để gắn vào đúng vị trí . - GV nhận xét, kết luận . -VàI HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến - Các nhóm trao đổi - Hoàn thành bảng 2. - Mỗi nhóm cử 1 đại diện lên để tham gia trò chơi. - Các nhóm nhận xét, bổ sung *Yêu cầu:- HS phải gắn được vào bảng 2 kết quả sau: STT Các mặt lợi hại Tên động vật đại diện 1 ĐV cung cấp nguyên liệu cho con người: - Thực phẩm - Lông - Da - Tôm, cá, chim bồ câu, lợn, bò. - Vịt, chồn, cừu. - Trâu, bò, lợn, cừu, rắn, cá sấu. 2 Động vật dùng làm thí nghiệm cho: - Học tập và nghiên cứu khoa học - Thử nghiệm thuốc - Trùng biến hình, thủy tức, giun đất, cá cảnh, thỏ, ếch, chó, chuột - Chuột bạch, khỉ 3 Động vật hỗ trợ người trong: - Lao động - Giải trí - Thể thao - Bảo vệ an ninh - Trâu, bò, lừa, voi... - Cá heo, hổ, báo, sư tử, voi, ngựa, khỉ... - Ngựa, trâu chọi, gà chọi. - Chó nghiệp vụ, chim đưa thư v.v... *Kết luận chung: HS đọc kết luận cuối bài. IV.KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ - Cho HS trả lời câu hỏi 1, 3 tr. 12 SGK. V. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ - Học bài theo các câu hỏi SGK. - Đọc mục “Em có biết?” - Chuẩn bị bài sau: + Tìm hiểu đời sống động vật xung quanh. + Ngâm rơm cỏ khô vào bình nước trước 5 ngày. + Váng nước ao hồ, rễ bèo Nhật Bản.
File đính kèm:
- T2.doc